Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012

Ba yếu tố Chủ – Môn – Táo trong phong thủy học

Tương tự như nhiều môn khoa học khác, Phong thủy học cũng có một hệ thống những quy luật, những nguyên tắc bất biến qua bao thời gian vẫn còn nguyên giá trị.
Phong thủy không phải là cái gì đó cũ kỹ và cứng nhắc như nhiều người vẫn lầm tưởng. Trải qua hàng nghìn năm với nhiều bước thăng trầm, Phong thủy đã có nhiều biến đổi để phù hợp với hoàn cảnh sống của con người.
Trong Phong thủy học, ba yếu tố là Chủ – Môn – Táo ( phòng chủ nhà, bếp, cửa ra vào) luôn là yếu tố đặc biệt cần coi trọng. Những yếu tố này không chỉ đựoc thừa nhận như những yếu tố tiên quyết trong trường phái Dương Trạch Tam Yếu mà trong Huyền không học hay Bát trạch Phong thủy đều dựa vào và coi đó là yếu tố then chốt để luận đoán cát hung trong một căn nhà, hay một đối tuợng xem xét của Khoa Phong thủy. Trong kiến trúc hiện đại, Chủ – Môn- Táo đã có nhiều thay đổi khác trước. Vì vậy mà những quan niệm về Chủ- Môn-Táo trong Phong thủy xưa cũng nên  nhìn nhận thấu đáo hơn trước khi ứng dụng cụ thể vào thực tiễn cuộc sống. Bài viết sau đây sẽ xem xét các yếu tố PHÒNG NGỦ, BẾP VÀ HƯỚNG NHÀ trong cái nhìn so sánh giữa Phong thủy cổ truyền và Kiến trúc hiện đại cùng với những biến đổi của Phong thủy trong sự thích nghi với xã hội hiện đại.

Phòng ngủ

chu mon tao phong thuy Ba yếu tố Chủ   Môn   Táo trong phong thủy học
Có tới một phần ba cuộc đời con người trôi qua trong giấc ngủ. Giấc ngủ giúp chúng ta nghỉ ngơi, thư giãn và tái tạo lại nguồn năng lượng sau những giờ làm việc căng thẳng, mệt nhọc. Không chỉ vậy, chiếc giường ngủ trong phòng còn là nơi gắn bó tình cảm vợ chồng nồng ấm, nơi khởi nguồn những giấc mơ nuôi dưỡng tâm hồn mỗi thành viên trong gia đình. Chính vì vậy, cùng với lịch sử của môn Phong thủy từ hơn hai ngàn năm trước, và cho đến cả những năm đầu của thế kỉ thứ 21 vai trò và ý nghĩa của phòng ngủ không hề thay đổi. Nó được coi là yếu tố có quan hệ mật thiết tới sức khỏe của chủ nhân, thậm chí theo các phong thủy gia, nó còn có vai trò nhất định tới hưng, suy, thành, bại của con người. Do vậy việc sắp đặt không gian phòng ngủ luôn được coi trọng là thế để tạo nên một môi trường hoàn hảo cho sự thư giãn tối ưu nhất.

Hướng giường ngủ với khoa học hiện đại

Trong thuật Phong thủy, hướng và vị trí là hai yếu tố quan trọng hàng đầu. Phòng ngủ là không gian cần sự yên lành tất yếu phải tuân theo nguyên tắc bố trí ở những cung tốt và huớng tốt so với bản mệnh của gia chủ hay còn gọi là “tọa cát hướng cát”. Đối với hướng giường ngủ thì hiện nay có hai ý kiến khá khá mâu thuẫn người lấy hướng chân để tính Phong thủy, người chọn hướng đầu để tính cát, tính hung. Tuy nhiên, nếu xem xét toàn bộ cơ thể con người ta thấy rõ ràng ở đầu con ngưới ta luôn tập trung nhiều cơ quan quan trọng. Có thể kể ra như trung khu thần kinh, bách hội huyệt đều là những cơ quan trọng yếu của cơ thể và hệ thần kinh thì ảnh hưởng lớn thế nào đối với giấc ngủ. Do đó, việc nhìn nhận hướng giường trong Phong thủy với phương án tính hướng đầu giường sẽ hợp lý hơn cả.

Bếp

Trong một ngôi nhà, gian bếp có vai trò rất đáng kể, đó không chỉ nơi diễn ra các hoạt động liên quan đến ăn uống, không gian bếp còn là nơi giao lưu, gặp mặt của các thành viên trong gia đình. Dưới góc độ Phong thuỷ, gian bếp tượng trưng cho tài lộc và cũng là nơi mang dưỡng khí cho gia đình, cổ nhân xưa có câu “Hoạ tòng khẩu xuất, bệnh tòng khẩu nhập” nên chuyện ăn uống hay khâu chế biến, nấu nướng mà cụ thể là tổng thể của một gian bếp toàn diện phải được coi trọng dẫu là thời kì nào, chế độ nào đều không đổi. Bếp quan trọng vậy do đó hướng bếp và vị trí bếp là những yếu tố then chốt để cấu thành nên tính của một gian bếp là cát hay hung vậy!

Hướng bếp – muôn hình vạn trạng cách hiểu

Xã hội hiện đại phát triển, những tri thức mới và công nghệ mới kéo theo nhiều kiểu bếp ra đời. Thơi xa xưa thầy Phong thủy với phuơng thức bếp than bếp củi, họ vẫn tính hướng bếp theo hướng của đường đưa nhiên liệu vào bếp. Có vẻ như tri thức của khoa Phong thủy vẫn chưa theo kịp tiến trình này của xã hội tân tiến. Những lý thuyết về đường đưa nhiên liệu thật khó có thể tìm ra hướng bếp đối với những trường hợp đường dẫn năng lượng là dây ga, nếu đường có uốn éo thì việc xác định đúng là nhiệm vụ bất khả thi. Từ đó khiến cho người muốn tìm hiểu về phong thủy cảm thấy rất lúng túng để tìm ra một hướng bếp đúng đắn cho mình. Một số quan niệm khuyên tính hướng bếp là hướng của nút vặn công tắc ga. Nhưng khi gặp trường hợp nút điều khiển nằm ngay trên mặt bếp hướng thẳng lên trời thì lại chưa tìm được lời giải thích hợp lý.
Để có được lời giải, trước hết chúng ta nên hiểu sự vận hành chính là quá trình nạp khí cho bếp. Trong Phong thủy, sự tương tác vận động, hay giao tiếp giữa con người với khu bếp tạo nên khí, bếp được nạp khí chính là do con người. con người như vật thể sống truyền năng lượng cho căn bếp vậy. Vì vậy có thể coi hướng bếp là hướng nhận thao tác của người nấu, tức là hướng ngược lại với mặt người nấu. Nói cách khác, hướng bếp là hướng lưng của người nấu. Khi đã nắm bắt rõ khái niệm hướng bếp thì cho dù bếp thay đổi đến đâu, có hiện đại đến thế nào, ta vẫn có thể tìm ra hướng một cách dễ dàng.

Tọa cát hay tọa hung?

Trong sách Bát trạch minh cảnh- một tác phẩm kinh điển và coi là sách gối đầu giường của các Thày Phong thủy cho rằng bếp nên “tọa hung hướng cát”, nghĩa là phải đặt ở vị trí xấu và nhìn ra hướng tốt. Tuy nhiên, quan niệm này hiện nay cần phải có những điểu chỉnh cho phù hợp với thời đại.
Từ xa xưa, con người ta thường sử dụng các nhiên liệu như rơm rạ, than, củi để đun nên khu bếp thường là không gian nhiều khói bụi, ô nhiễm. Điều này khiến cho bếp thường được đặt ở những vị trí xấu. Vì lẽ đó lý thuyết phong thủy cho rằng những thứ gì xấu, ô nhiễm nên đặt ở vị trí xấu đối với gia chủ để  lấy xấu để chế ngự xấu hay còn gọi là “dĩ độc trị độc”!
Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại công nghệ hiện đại và cả thói quen sống nữa khiến cho tính chất khu bếp đã thay đổi không còn như xưa nữa. Khoa học hiện đại và công nghệ tiên tiến đã khiến gian bếp trở nên sạch sẽ, gọn gàng và không còn ô nhiễm như xưa. Chính vì vậy, mà ngày nay bếp nên được đặt ở những phương vị tốt để nghênh đón điều lành sẽ hợp lý hơn, tức là bếp luôn phải “tọa cát hướng cát”. Ngoài ra có thể sử lí đường thoát mùi hay ống thông hơi cho nhà bếp khi thoát ra phía ngoài đặt tại những phương vị xấu hay cuối hướng gió để trừ khử cái xấu.

Cửa

Khí là một khái niệm đặc thù trong khoa Phong thủy hay những bộ môn khác của nền Văn hóa Phương đông. Phong thủy của một quốc gia người ta đề cập tới khí sông khí núi, phong thủy của một thành phố đặc biệt quan trọng bởi các con đường bởi nó là yếu tố then chốt làm nên cấu trúc của một thành phố cũng như vai trò dẫn khí phân bổ tới từng khu vực trong nội đô, tới ngôi nhà hay từng công trình. Đối với một đối tượng nghiên cứu cụ thể như một ngôi nhà, cửa chính hay còn gọi là Đại môn là không gian giao tiếp đầu tiên, đó là nơi liên hệ giữa hai yếu tố nội và ngoại, ngoài ra nó còn là vai trò then chốt trong việc nạp khí cho ngôi nhà. Ngoài cửa chính các hành lang cầu thang và các cửa phòng, cửa hậu chính là những nơi có nhiệm vụ giúp điều tiết luồng năng lượng trong căn nhà của chúng ta. Vì thế, không thể bàn cãi vai trò cực kì quan trọng của cửa trong một ngôi nhà. Ngoài ra, cửa là một trong những yếu tố giúp định vị hướng nhà một yếu tố tối quan trọng theo Phong thủy cổ truyền.

Hướng nhà chung cư – những ngộ nhận chưa đúng

Kiến trúc hiện đại phát triển lên tầm cao cùng với đó là xu huớng tất yếu của đô thị hóa và loại hình nhà chung cư. Việc xác định hướng cho một ngôi nhà nói chung và căn hộ chung cư nói riêng là một việc cần làm và có ý nghĩa quan trọng theo Phong thủy. Nhiều người cho rằng, hướng của căn hộ chính là hướng cửa sổ, cửa ra ban công nơi có nhiều nắng, gió do khoảng không gian tiếp xúc trực tiếp ngoại cảnh. Qua thực tế và kinh nghiệm cá nhân, cách tính này không chính xác. Những quan niệm trên đã nhầm lẫn khi coi những yếu tố về nắng về gió hay không khí là yếu tố tạo nên “khí” trong Phong thủy. Thực tế không phải vậy. “Khí” được tạo thành bởi sự vận động và tương tác của con người với căn nhà. Một giả định đơn giản cũng chỉ rõ điều này. Nếu chúng ta bịt tất cả cửa sổ, sử dụng cửa chính thì vẫn có thể sinh hoạt được, dù thật bất tiện, khó khăn. Nhưng nếu chúng ta bịt cửa chính thì chắc chắn căn hộ đó không thể vận hành được. Vì vậy, hướng của căn hộ phải được tính bởi hướng cửa ra vào của căn hộ. Phong thủy xưa có câu “Khai môn lập huớng” chính là nói về ý này.
Bên cạnh việc xác định phương vị, thì việc xác định số đo hướng của căn hộ chung cư bằng la bàn là điều mà thực tế khác nhiều so với lý thuyết, đôi khi sử dụng la bàn để đo hướng đối với nhà chung cư lại cho ra những kết quả không dùng được! Nhà chung cư với những đặc thù do kết cấu thường rất nhiều lõi cốt thép với từ tính cao hơn các nhà biệt thự hoặc đất phân nền gấp nhiều lần, do vậy dễ làm sai lệch kim la bàn dẫn đến việc xác định hướng không chính xác. Kinh nghiệm là không chỉ đo ở nhiều vị trí khác nhau, cả ở trong lẫn bên ngoài căn hộ và toà nhà mà những công cụ như bản đồ vệ tinh là những công cụ không thể bỏ qua để quyết xác một thông số đầu vào chính xác.

Hướng cửa xấu có nên ở hay không ?

Trong suy nghĩ của phần đông những người có nhu cầu chọn đất làm nhà hay mua nhà xây sẵn, thường vẫn muốn biết hướng của miếng đất hay căn nhà ấy có hợp với tuổi của mình hay không và đôi khi bỏ qua những yếu tố khác. Với Phong thủy học chân chính đây là một quan niệm khá cứng nhắc. Hướng nhà chỉ là một trong rất nhiều yếu tố cần được quan tâm, xem xét. Bởi lẽ, hướng nhà có tốt nhưng không hay về cấu trúc bên trong, ngoại cảnh hay thời vận không tốt thì căn nhà đó cũng không phải đã chuẩn theo Phong thủy học. Bên cạnh đó, đối với căn nhà hướng nhà xấu thuật Phong thủy luôn có những phương án để hóa giải những bất lợi đó. Chẳng hạn như có thể sắp đặt được hướng bếp, hướng ban thờ, hướng giường ngủ tốt sẽ khắc chế được hướng nhà xấu. Hướng cửa chỉ là một trong ba yếu tố làm nên cái gọi là CHỦ-MÔN-TÁO là những yếu tố cần thiết và tối quan trọng trong Phong thủy. Xấu một thứ ta dùng các thứ khác để hóa giải. Phong thủy gọi là “đa cát chế thiểu hung” hay nói theo nghĩa hiện đại một người xấu chơi với một tập thể tốt… cũng sẽ thành tiến bộ! Rõ ràng trong quá trình chọn lựa nơi định cư không nên vì lý do “không hợp hướng” để rồi kén chọn quá đà mà bỏ lỡ những cơ hội để có một nơi an cư lạc nghiệp.
21 21 Ba yếu tố Chủ   Môn   Táo trong phong thủy học
Dưới ánh sáng của khoa học hiện đại, môn Phong thủy ngày càng gần gũi và cụ thể hơn với cuộc sống con người. Tuy nhiên, chúng ta không chỉ ứng dụng mà phải biết kế thừa và phát triển bộ môn khoa học cổ xưa này. Những yếu tố cũ kỹ và lạc hậu cần phải loại bỏ đồng thời cần phải tiếp tục nghiên cứu, bổ sung những kiến thức mới để nâng cao tính ứng dụng của Phong thủy cũng như hoàn thiện hơn cho phù hợp với công nghệ, với thời đại. Phong thủy là một khoa duợc sinh ra trong lòng cuộc sống và vị cuộc sống nên nó cũng biến hóa và phải biến hóa sao cho phù hợp với xã hội. Đó chính tiêu chí lấy bất biến ứng vạn biến của khoa Phong thủy nói riêng và Dịch học nói chung.

Cửa sổ theo phong thủy và những điều cấm kỵ

Nhà quá nhiều sẽ khiến dương khí trong nhà thái quá. Ngược lại thì gia chủ thiếu hụt khí. ở phòng khách và phòng ngủ quá nhiều, kích thước lớn dễ khiến cha con bất hòa.
Cửa sổ được xem là điểm chung chuyển của các dòng khí. Do đó, không nên quá nhiều. Điều quan trọng là nó đủ để không khí có thể tự do lưu thông từ ngoài vào trong và ngược lại.
Loại cửa sổ trượt chỉ mở được một nửa làm hạn chế lượng khí có thể vào phòng. Loại cửa 2 lớp cũng có công năng sử dụng và tác dụng tương tự.
Hãy cẩn thận với loại cửa sổ pano 2 lớp cố định chỉ mở được 1 ô nhỏ bên trên. Loại cửa sổ này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng khi xảy ra hỏa hoạn. Chúng thường được gắn bằng kính dày, chịu được lực mạnh nên sẽ rất khó khăn để đập vỡ cửa trong trường hợp thoát hiểm khẩn cấp. Tốt nhất là các cửa sổ đều có thể mở hết cả 2 cánh và hướng ra ngoài.
cua so theo phong thuy Cửa sổ theo phong thủy và những điều cấm kỵ
Điểm cao nhất của cửa sổ phải ngang tầm với thành viên cao nhất trong gia đình. Cửa sổ phải đảm bảo cho mọi thành viên đều có thể quan sát được khung cảnh bên ngoài. Nếu ban ngày mành cửa luôn che kín, người ở có nguy cơ trầm cảm.
Bạn có thể đặt chậu cây cảnh hoặc dùng kính màu hay dán đề-can phía bên trong cửa sổ. Bằng cách này, người trong nhà vẫn có thể quan sát phía ngoài dễ dàng.
Nhà quá nhiều cửa sổ sẽ khiến dương khí trong nhà thái quá. Ngược lại thì gia chủ thiếu hụt khí. Cửa sổ ở phòng khách và phòng ngủ quá nhiều, kích thước lớn dễ khiến cha con bất hòa.
Cửa sổ quá gần sàn ở tầng sát mái sẽ tạo cảm giác bất ổn. Do đó, cần đặt trước nó 1 vật vững chắc hoặc cái bàn thấp.
Không nên trổ nhiều cửa sổ trong phòng ăn. Vì phòng ăn đại diện cho sự sung túc của gia đình. Nếu có nhiều cửa sổ, vượng khí khó tụ.

Thủy Khí đối với nội ngoại thất, yếu tố không thể xem thường

Theo mô hình không gian ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ), hành Thủy được quy định về phương Bắc, màu chủ đạo là đen và xanh dương, thời tiết thuộc về mùa đông. Hình dáng đặc trưng của hành này là những đường uốn khúc, lượn sóng và đa diện cong.
Có quan niệm cho rằng hễ nhà ở càng nhiều gió và nước thì càng tốt về phong thủy.

Cách lý giải này khiến nhiều người khi chọn đất xây nhà thường thích gần vùng sông nước, hoặc cố gắng đưa yếu tố nước vào nhà mà quên rằng nước cũng có nhiều dạng.
 Thủy Khí đối với nội ngoại thất, yếu tố không thể xem thườngDòng nước được coi là tốt khi có sự luân chuyển
Tuy nhiên, cần khéo chọn lọc khu vực định cư và kỹ thuật xây dựng phù hợp. Đặc biệt, với điều kiện khí hậu nước ta vốn nóng ẩm, lại thường xuyên có mùa mưa và nhiều vùng lũ lụt, độ ẩm cao sẽ dễ gây hư hại công trình và ảnh hưởng đến sức khoẻ người cư ngụ. Những khu vực có bố trí mặt nước mà để tù đọng chính là nguyên nhân gây ra ô nhiễm, bất lợi cho môi trường sống. chỉ tốt khi dòng nước có sự luân chuyển và trong lành; sinh vật, hoa lá tươi tốt xung quanh.
Đối với nhà nhìn ra mặt trước có sông – hồ – ao tức là đã được một Thủy Minh Đường tốt (khoảng rộng thoáng đãng đón nhận ánh sáng và sinh khí). Nhưng vì dòng nước luôn chuyển động nên cần có một Thổ Minh Đường để đảm bảo khoảng cách nhất định (Giới Thủy – căn cứ theo dòng chảy mạnh hay nhẹ, sông rộng hay hẹp). Trên khoảng Thổ Minh Đường này cần trồng thêm cây xanh vừa có tác dụng bám rễ giữ đất vừa tạo cảnh quan.
 Thủy Khí đối với nội ngoại thất, yếu tố không thể xem thườngThác nước ngũ hành tốt về mặt phong thủy
Gió và nước là hai yếu tố quan trọng và cần điều tiết cần bằng. Để tạo Thủy khí tốt, nhà ở thường sử dụng các dạng vật chất cụ thể hoặc ẩn dụ đặc trưng của hành Thủy. Ví dụ cuộc đất xây dựng thường hay có hình vuông hoặc hình ống, khi tạo lối đi từ ngoài vào nhà nên tuân theo quy luật Thủy Đáo Cục – thế nước chảy đến uốn khúc mềm mại – tức là cách tiếp cận không trực tiếp mà thông qua đường uốn lượn. Tại điểm nút giao thông như sân, tiền sảnh và cửa chính, có thể bố trí các tiểu đảo trồng cây, non bộ hoặc hồ bán nguyệt (dạng Kim Thủy liên hoàn) để vừa giảm Trực Xung Đối Môn, vừa tạo khoảng đệm cần thiết trước khi khách bước chân vào nhà.
Đối với nội thất, Thủy khí biểu hiện qua cách dùng vật liệu thủy tinh (gương, kính) nhằm giúp ngăn cách, tạo sự kết nối không gian các phòng. Có thể sử dụng vách ngăn bẳng kính trong hoặc mờ, kính kết hợp thác nước nhân tạo, hoặc dùng gương phản chiếu để nới rộng không gian và tăng tầm quan sát tại các vị trí khuất như đầu cầu thang, cuối hành lang hoặc góc phòng.
 Thủy Khí đối với nội ngoại thất, yếu tố không thể xem thường 
Chậu nước nhỏ cũng giúp tăng Thủy khí
Thủy khí còn khá phù hợp khi đưa vào không gian phòng ngủ, phòng trẻ em hoặc nơi thư giãn (những không gian tĩnh, thuộc Mộc) để Thủy dưỡng Mộc. Có thể thực hiện điều này bằng cách tạo các vật dụng dạng uốn lượn mềm mại (bàn ghế dạng Thủy trang trí hoa văn trên tường, đóng trần uốn khúc, lát gạch họa tiết mềm mại hoặc bông sắt dạng gợn sóng).
Đôi khi, trong không gian sinh hoạt chung chỉ cần 1 chậu thủy tinh nhỏ đổ nước thả hoa tươi cũng đủ để tăng sự mềm mại và gần gũi thiên nhiên. Tất nhiên xét về ngũ hành, phong thủy luôn đòi hỏi sự hài hòa, cân bằng, tránh thiên lệch bất cứ hành nào.

Cao ốc có phong thủy ‘hung hãn’ nhất thế giới

Tòa nhà 72 tầng, trụ sở của Ngân hàng Trung Quốc chi nhánh tại Hong Kong, bị giới phong thủy coi là khu cao ốc “hung hãn” nhất thế giới. Nổi bật trên bầu trời, tòa nhà 288 mét này được tạo thành từ 4 khối hình tam giác cao thấp khác nhau.
Được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng người Mỹ gốc Hoa I.M. Pei, Ngân hàng Trung Quốc hoàn thành năm 1989 và chính thức khai trương năm 1990. Pei gửi gắm vào đây hình ảnh búp tre đang mọc, biểu tượng của sự tăng trưởng, lớn mạnh và phồn thịnh. Trong thời gian xây dựng tòa nhà, ông không tham khảo ý kiến của chyên gia phong thủy.
01 DOOL 110925 HT3 1 Cao ốc có phong thủy hung hãn nhất thế giớiNgân hàng Trung Quốc tại Hong Kong.
Những ý kiến phản đối cho rằng, các cấu trúc hình tam giác của Ngân hàng Trung Quốc khiến người ta liên tưởng tới “kim tự tháp”, cụm từ này đồng âm với cụm từ chỉ “tiểu đựng hài cốt” trong tiếng Quảng Đông. Hai “chiếc đũa” trên nóc tòa nhà chĩa thẳng lên trời trông chẳng khác gì hai nén hương được thắp để tưởng nhớ người quá cố. Hơn nữa, các cạnh nhọn của tòa nhà trông giống như những chiếc dao găm: một số chĩa vào bên trong, một chiếc chĩa vào Tòa nhà Hội đồng Lập pháp Hong Kong, và một chĩa thẳng vào Tòa nhà Chính phủ.
01 DOOL 110925 HT3 2 Cao ốc có phong thủy hung hãn nhất thế giới‘Sát khí’ từ các cạnh nhọn của tòa nhà ảnh hưởng tới các công trình kế cận.
Người ta cho rằng Ngân hàng Trung Quốc đã ảnh hưởng rất xấu tới Tòa nhà Chính phủ (theo đồn đại thì trước đó đã được cố vấn về mặt phong thủy để có vị trí đẹp). Chẳng bao lâu sau khi cao ốc Ngân hàng Trung Quốc hoàn thành, chủ nhân của Tòa nhà Chính phủ, Thống đốc Hong Kong người Anh qua đời. Ngài Thống đốc kế nhiệm bị sa thải. Và rồi ông Thống đốc của nhiệm kỳ tiếp theo cũng gặp rất nhiều rắc rối. Năm 1997, khi Anh chuyển giao chính quyền cho Trung Quốc, Trưởng đặc khu đầu tiên của Hong Kong, ông Đổng Kiến Hoa, đã cương quyết từ chối vào sống trong khu nhà này.
Ngay sau khi được công bố, thiết kế của tòa nhà Ngân hàng Trung Quốc đã bị chỉ trích nặng nề. Để hóa giải ảnh hưởng xấu của các góc nhọn, biểu tượng của hành “hỏa”, kiến trúc sư Pei quyết định bổ sung sự hiện diện của hành “thủy” xung quanh tòa nhà. Rất không may, một số đài phun nước lại bị đặt sai vị trí. Việc đặt chúng ở cung Tây và cung Tây Bắc (thuộc hành kim) làm cho phong thủy của tòa nhà xấu thêm. Theo nguyên tắc ngũ hành, thủy làm suy yếu kim, cung Tây Bắc (chủ về người đàn ông, ông chủ của tập đoàn) đã bị nước làm suy yếu.
01 DOOL 110925 HT3 3 Cao ốc có phong thủy hung hãn nhất thế giới 
Sau này, rất nhiều chuyên gia phong thủy đã hiến kế cải thiện tình hình. Để giúp điều hòa khí và mang năng lượng vũ trụ vào tòa nhà, người ta đã trồng thêm nhiều cây xanh, cắm thêm các cột cờ ở phía trước tòa nhà. Các thác nước đặt hai bên tòa nhà giúp khí tụ vào phần cửa chính.
Trở lại với Tòa nhà Chính phủ, người ta có thể thắc mắc tại sao đương kim Trưởng đặc khu Tăng Âm Quyền, chủ nhân của tòa nhà này, lại tại vị lâu thế. Câu trả lời là sát khí của Ngân hàng Trung Quốc đã bị hóa giải bởi một bể cá được xây ngay cạnh Tòa nhà Chính phủ. Thủy làm suy yếu kim, bể cá này đã hấp thu “sát khí” từ các góc nhọn của tòa nhà Ngân hàng Trung Quốc.
Theo Ngoisao

Phong thủy nhà ở với cách chọn vật liệu xây dựng

Hỏi: Tôi đang chuẩn bị hoàn thiện nhà và bắt đầu tìm kiếm vật liệu ốp lát, đóng tủ bếp… Nghe nói gia chủ mạng gì thì nên dùng vật liệu tương ứng với mạng đó cho hợp phong thuỷ. Nhưng tôi không hiểu người mạng thuỷ thì dùng vật liệu gì là hợp, và có nhất thiết cứ phải tuân theo ngũ hành của mạng mình không?
Trả lời:
Thời điểm tháng 6 bắt đầu mùa mưa là lúc nhiều ngôi nhà đang xây dựng đi vào giai đoạn hoàn thiện. Nhiều gia chủ thắc mắc rằng không biết nên chọn vật liệu sao cho không những đẹp, bền mà còn hợp với nhà mình, bản thân mình về mặt phong thuỷ. Nếu hiểu thêm về đặc tính ngũ hành của vật liệu thì sẽ thuận lợi trong quá trình chọn lựa và bố trí nội thất phù hợp.
Chon-vat-lieu-theo-ngu-hanh1 Phong thủy nhà ở với cách chọn vật liệu xây dựng
Trong sử dụng vật liệu xây dựng nhà cửa, ngũ hành biểu hiện chủ yếu ở cách thức chọn lựa vật liệu và kỹ thuật tương ứng để khai thác hiệu quả các tính năng của vật liệu ấy. Thực tế không có ngôi nhà nào chỉ thuần tuý một hành mà luôn có sự phối hợp nhiều hành trong quá trình chế tác, tạo nên bề mặt và hoàn thiện. Có thể xem xét một số vật liệu cơ bản theo ngũ hành như sau:
- Gỗ, vải, mây tre: thuộc mộc, là vật liệu đặc tính mềm mại và gần gũi, phổ biến trước đây khi làm nhà, nhất là ở Việt Nam ta từ ngôi nhà tranh tre bình dân đến cung điện sang trọng. Gỗ được chuộng nhiều cho môi trường ở bởi cảm giác ấm áp, sang trọng và gần gũi thiên nhiên. Vật liệu thuộc mộc dùng nhiều ở các phòng có tính mộc như phòng ngủ, thư giãn, sinh hoạt gia đình. Vật liệu thuộc mộc sẽ hợp với gia chủ mạng mộc (bình hoà), hoả (tương sinh), khắc với người mạng thổ và vượng bởi người mạng thuỷ.
- Gạch, đá, gốm: những nơi cư trú đầu tiên của loài người là các hang đá, và nhóm vật liệu thuộc thổ này luôn đem lại cảm giác vững bền, ổn định, nguyên sơ. Đây cũng là vật liệu chủ yếu trong xây dựng hiện nay với nhiều khả năng biến đổi, phối ghép sinh động và dùng hầu hết trong các không gian nội ngoại thất bởi tính trung dung, dễ phối kết với các chất liệu khác. Vật liệu thuộc thổ sẽ hợp với gia chủ mạng thổ (bình hoà), kim (tương sinh), khắc với người mạng thuỷ và vượng bởi người mạng hoả.
- Thép và các kim loại khác: thuộc kim và gắn liền với các kỹ thuật hiện đại, đem lại tính năng động và mới mẻ. Các vật liệu màu trắng, sơn phủ ánh bạc và đồng cũng được xem là hành kim. Phòng làm việc, garage, mặt tiền công ty… là những không gian hợp với hành kim. Vật liệu thuộc hành kim sẽ hợp với gia chủ mạng kim (bình hoà), thuỷ (tương sinh), khắc với người mạng mộc và vượng bởi người mạng thổ. Thép và kính phối hợp nhau tạo nên bề mặt hiện đại và có tính lạnh vì là kim phối với thuỷ.
Chon-vat-lieu-theo-ngu-hanh2 Phong thủy nhà ở với cách chọn vật liệu xây dựng
- Thuỷ tinh, kính các loại: đây là vật liệu vừa có đặc tính sáng bóng, sắc bén của hành kim, vừa có sự lung linh dẫn truyền ánh sáng của hành thuỷ. Với cát là nguyên liệu chính chế tạo và đặc tính mặt phẳng nên thuỷ tinh cũng thuộc hành thổ nữa. Không gian vệ sinh, giải trí, phòng trẻ em… có tính thuỷ cao. Vật liệu thuộc hành thuỷ sẽ hợp với gia chủ mạng thuỷ (bình hoà), mộc (tương sinh), khắc với người mạng hoả và vượng bởi người mạng kim.
- Đa số các vật liệu xây dựng (gạch, ximăng, sứ, kính…) đều qua quá trình gia nhiệt khi sản xuất, vì vậy không thể thiếu yếu tố hoả, nhất là vật liệu tổng hợp như nhựa, chất dẻo. Mặt khác, khả năng lưu nhiệt và giãn nở do nhiệt của bề mặt vật liệu cũng là thước đo tính hoả nhiều hay ít của vật liệu đó. Bề mặt vật liệu có màu đỏ, cam cũng được xem là hành hoả. ví dụ một bức tường sơn màu đỏ hay lan can sơn đỏ thì tính hoả là trên bề mặt, tính thổ hoặc kim nằm trong kết cấu, có tác động đến thị giác, tâm lý người sử dụng. Vật liệu thuộc hành hoả sẽ hợp với gia chủ mạng hoả (bình hoà), thổ (tương sinh), khắc với người mạng kim và vượng bởi người mạng mộc.
Như vậy, có thể thấy mỗi gia chủ với một tính chất theo ngũ hành của mình sẽ có rất nhiều khả năng phối kết, gia giảm các chủng loại vật liệu khác nhau, chứ không chỉ đơn điệu vài loại nào đó. Cụ thể người mạng thuỷ có thể dùng vật liệu thuộc nhóm kim, thuỷ và mộc là bộ ba tương sinh với thuỷ ở giữa. Còn hai hành tương khắc với thuỷ là thổ và hoả thì dùng hạn chế, nhấn nhá và phối hợp trong sự ảnh hưởng của ba hành tương sinh đã nêu.
(Theo SGTT)

Nhà phạm “xung môn sát”

Phạm vào “Môn xung sát” (hai cửa đối diện sẽ gây tranh cãi), thường gây ra sự bất hòa trong gia đình. Đa số mọi người gọi tình huống này là phạm vào “Môn xung sát”.
mon-xung-sat Nhà phạm xung môn sát
Phạm “Môn xung sát”
Chịu ảnh hưởng trực tiếp sẽ là người trong gia đình, gặp nhiều chuyện thị phi, mọi người rất dễ vì những chuyện nhỏ mà phát sinh tranh chấp, mâu thuẫn.
Nghiêm trọng hơn là nảy sinh những mối bất hòa với những người khác trong công việc, mâu thuẫn với đồng nghiệp, với cấp trên…
Sẽ nghiêm trọng hơn, khi cửa chính vốn đã bị xung với một hành lang thẳng và dài, cộng thêm cửa đối diện cửa. Ví dụ cửa phòng ngủ đối diện với cửa chính.
Phạm vào «môn xung sát» đồng thời cửa mở theo các hướng Đông, Đông-bắc, Tây-bắc và hướng Bắc thì người đàn ông trong gia đình sẽ gặp chuyện thị phi.
Nếu phạm vào môn xung sát đồng thời cửa mở theo các hướng Đông-nam, Nam, Tây -nam và hướng Tây thì những người nữ trong gia đình dễ gặp chuyện thị phi.
Nếu phương vị của quẻ bát quái thuộc nam giới, phạm môn xung sát thì người đàn ông sẽ gặp bất lợi, nếu phương vị quẻ bát quái thuộc nữ giới phạm vào môn xung sát thì người nữ sẽ gặp bất lợi.
Quẻ bát quái của nam giới là Càn (Tây-bắc), Khảm (Bắc), Cấn (Đông-bắc), Chấn (Đông).
Quẻ bát quái của nữ giới là Tốn (Đông-nam), Ly (Nam), Khôn (Tây-nam), Đoài (Tây).
Cách hóa giải: Hảy chuyển cửa không cho đối diện là ổn.

Kiến trúc kinh thành Huế và những điều thú vị về địa thế phong thủy

Việc chọn đất định đô xét về mặt phong thủy, là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự ổn định và hưng thịnh cho cả triều đại và quốc gia. Kiến trúc kinh thành Huế chính là một trong những mẫu mực của việc áp dụng .
Tổng thể kinh thành Huế được đặt trong khung cảnh rộng, núi cao thế đẹp, minh đường lớn và có sông uốn khúc rộng.
Núi Ngự Bình cao hơn 100m, đỉnh bằng phẳng, dáng đẹp, tọa lạc giữa vùng đồng bằng. Hai bên là cồn Hến và cồn Dã Viên ở vào thế tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ – là một thế đất lý tưởng theo tiêu chuẩn của phong thủy. Minh đường thủy tụ là khúc sông Hương rộng nằm dài giữa hai cồn cong như một cánh cung mang lại sinh khí cho đô thành.
3 Kiến trúc kinh thành Huế và những điều thú vị về địa thế phong thủy
Toàn cảnh Đại Nội trong kinh thành Huế
Do quan niệm “Thánh nhân Nam diện nhi thính thiên hạ” (Thiên tử phải quay mặt về hướng Nam để cai trị thiên hạ) nhưng đồng thời phải tận dụng được thế đất đẹp nên kinh thành và các công trình trong đó được bố trí đối xứng qua trục dũng đạo, quay mặt hơi chếch về hướng Đông – Nam một góc nhỏ nhưng vẫn giữ được tư tưởng chính của . Đây là cách sáng tạo và linh hoạt của người quy hoạch trong việc vận dụng .
Mặt khác, để tạo phong thủy tốt, các nhà quy hoạch không chỉ xem hướng công trình mà cần xem xét ảnh hưởng của bố trí nội thất, các bộ phận và kế cấu trong công trình như chiều dài, rộng, cao, các cột, cửa… Ví dụ: Các bộ phận của Ngọ Môn đều dựa vào những con số theo nguyên tắc của dịch học như số 5, số 9, số 100.
Năm lối đi vào Ngọ Môn tượng trưng cho Ngũ Hành, trong đó lối vua đi thuộc hành Thổ, màu vàng. Chính bộ mái của lầu Ngũ Phụng biểu hiện con số 5 và 9 trong hào Cửu Ngũ ở Kinh Dịch, ứng với mạng thiên tử.
2 Kiến trúc kinh thành Huế và những điều thú vị về địa thế phong thủy
Một trăm cột là tổng của các con số Hà Đồ (55) và Lạc Thư (45)… Các con số này ta lại gặp ở sân Đại Triều Nghi với 9 bậc cấp ở phần sân dưới và 5 bậc cấp ở phần sân trên.
Trên mỗi mái của điện Thái Hòa đều được đắp nổi 9 con rồng trong các tư thế khác nhau và trong nội thất cũng tương tự (chín con rồng trong Long sinh cửu phẩm ).
Về vị trí và phong thủy của kinh thành Huế, các sử quan triều Nguyễn đã nhận xét: “Kinh sư là nơi miền núi miền biển đều hợp về, đứng giữa miền Nam miền Bắc, đất đai cao ráo, non sông phẳng lặng; đường thủy thì có cửa Thuận An, cửa Tư Hiền sâu hiểm, đường bộ thì có Hoành Sơn, ải Hải Vân ngăn chặn; sông lớn giữ phía trước, núi cao giữ phía sau, rồng cuốn hổ ngồi, hình thể vững chãi, ấy là do trời đất xếp đặt, thật là thượng đô của nhà vua”.
Nguồn: Phong Thuy – Thế Giới Phong Thuy


Thứ Năm, 1 tháng 11, 2012

Gà viên xào vải

Chuẩn bị những nguyên liệu sau:
  
- 300gr thịt ức gà
- 200gr quả vải
- 1 quả trứng gà
- 1 quả ớt chuông đỏ và vàng
- Hành lá
- Muối, dầu hào, hạt tiêu, nước dùng


Đến phần hành động này: >:D<
Bước 1:
- Băm nhỏ thịt gà rồi ướp với các loại gia vị, trứng và dầu hào nhé! Với vải mình sẽ bóc vỏ và bỏ hạt sao cho phần thịt quả không bị nát là được.



 
Bước 2:
- Viên thịt lại thành từng miếng vừa ăn rùi bỏ vào rán vàng.
Bước 3:
- Tiếp theo là cắt nhỏ hành và ớt chuông nè.

Bước 4:
- Sau đó, cho dầu hào vào chảo và xào rau, ớt nào.

Bước 5:
- Cho tiếp vải vào cùng nữa hen.

Bước 6:
- Sau đó cho thịt gà vào xào chung và thêm cả một chút nước dùng nữa.

Bước 7:
- Cuối cùng, xào với lửa to khoảng 2'. Các bạn nhớ nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng nhé!
Vậy là chúng mình đã hoàn thành món gà xào vải rùi nè! 
Món ăn mang vị hơi ngọt ngọt và hương thơm đặc trưng của quả vải các bạn ạ!