Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2012
Nghệ thuật Bonsai (1 )
Bonsai (tiếng Nhật: 盆栽; Hán-Việt: bồn tài, nghĩa là "cây con trồng trong chậu") là loại cây cảnh nhỏ có dáng cổ thụ trồng trong chậu cảnh
Lịch sử : Bonsai được lưu truyền từ Trung Quốc vào Nhật Bản từ thời nhà Đường (thế kỷ thứ 7) cho tới Edo và Minh Trị (từ thế kỷ thứ 16 đến thế kỷ thứ thế kỷ thứ 19), trong vòng hơn 300 năm, Bonsai dần phát triển và trở nghệ thuật cây cảnh, thú vui tao nhã của các gia đình quí tộc Nhật Bản. Do việc trồng và chăm sóc Bonsai rất vất vả nên có một thời kỳ dài, đặc biệt trong chiến tranh thế giới thứ hai, thú chơi cây cảnh Bonsai bị thu hẹp, tạo ra hiệp hội những người Nhật cao tuổi thích chơi cây cảnh.
Ý nghĩa : Là một cây cảnh đẹp để trong nhà hoặc ngoài sân, nhưng ý nghĩa sâu xa và là cái thú của người chơi là động viên con người phải sống mạnh mẽ giống như cây bonsai đã sống.
Các nghệ nhân Bonsai của Nhật Bản thường nói, nếu nghệ thuật làm vườn đi tìm vẻ đẹp bên ngoài của cây lá thì nghệ thuật Bonsai lại hướng tới vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong.
Dáng cây cơ bản
Trên thế giới, người ta chia bonsai thành bốn nhóm:
Cây dưới 15 cm là loại bonsai rất nhỏ
Cây cao từ 16 đến 30 cm là loại bonsai nhỏ Cây cao từ 31 đến 60 cm là loại bonsai trung bình
Cây cao trên 60 cm là loại bonsai lớn Loại dưới 15 cm là "mini bonsai", thường được trồng trong chậu nhỏ và trưng bày trong nhà. Còn loại trên 60 cm là cậy trồng trong chậu đặt ở sân vườn hoặc trước hàng hiên nhà.
Ban đầu, chỉ có 5 thế bonsai cơ bản là: thẳng đứng (Chokkan), thẳng đứng phóng khoáng (Moyogi), nghiêng (Shakan), thác đổ (Kengai) và nửa thác đổ (Han Kengai ). Về sau, người ta phát triển thành nhiều thế khác như: rễ phủ trên đá (Sekijoju), rễ trong đá (Ishizuke), chổi (Hokidachi ), bạt phong (windswept), song thụ và tam thụ (Ikadabuki), thế lùm (clump style), văn nhân (bunjin-gi), thế cành rủ (weeping style), thế gỗ mục (dead wood) và nhóm cây hay rừng (Yose Uye)...
- Để có những cây bonsai giá trị, người ta thường dựa vào các yếu tố sau:
Cây phải trổ nhiều hoa và hoa phải có màu sắc đẹp
Lá xanh mướt, bóng; lá càng nhỏ càng tốt
Thân cây phát triển kiểu "đầu voi đuôi chuột" (phần góc lớn hơn phần ngọn). Một cây có thân suôn đuột, đường kính gốc và phần ngọn không chênh lệch nhau nhiều thì không thể làm thành cây bonsai
Cành, nhánh phải phân chi rõ ràng, phù hợp với một loại dáng thế nào đó đã định trước. Cành, nhánh phải mọc được những chồi non tốt
Vỏ cây phải thu hút được cái nhìn của người thưởng ngoạn (càng sần sùi, lộ vẻ già nua càng tốt)
Bộ rễ dày, to, gân guốc nằm lộ khoảng 1/3 trên mặt chậu Những yếu tố nêu trên kết hợp hài hòa với nhau sẽ tạo ra một cây bonsai lý tưởng (nếu có dáng thế phù hợp).
( vietcaycanh.com )
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét