Lăng Tự Đức
Lăng Tự Đức: Bức tranh sơn thủy hữu tình
Lăng Ðồng Khánh hay Tư Lăng là một di tích trong quần thể di tích cố đô Huế đây là nơi an táng vua Đồng Khánh, lăng tọa lạc giữa một vùng quê thuộc làng Cư Sĩ, xã Dương Xuân ngày trước (nay là thôn Thượng Hai, xã Thủy Xuân, thành phố Huế).
Ông vua vắn số này yên nghỉ giữa một vị thế nồng ấm tình cảm gia đình. Chung quanh ông là lăng mộ của bà con quyến thuộc: lăng Tự Ðức (bác ruột và là cha nuôi), lăng Kiên Thái Vương (cha ruột), lăng bà Từ Cung (con dâu), lăng bà Thánh Cung (vợ). Xa hơn là lăng Tá Thiên Nhân Hoàng hậu (bà cố nội), lăng Thiệu Trị (ông nội)... Âu đó cũng là sự bù đắp cho vị vua kém may mắn này.
Đồng Khánh tên là Nguyễn Phúc Ưng Ðường, con trai cả của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai (1845-1876), người sinh thành 3 vị vua: Kiến Phúc (1883-1884), Hàm Nghi (1884-1885) và Ðồng Khánh (1886-1888). Ca dao Huế từng nói về vương nghiệp của ba ông vua này:
Một nhà sinh đặng ba vua Vua còn, vua mất, vua thua chạy dài. Ðồng Khánh là anh cả nhưng lại được đưa lên ngai vàng sau cùng. Bấy giờ, khi vua Hiệp Hòa bị giết (1883), Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường lập Hoàng tử Ưng Ðăng (con nuôi vua Tự Ðức, em thứ hai của Ưng Ðường) lên làm vua, lấy niên hiệu là Kiến Phúc. Ở ngôi được 8 tháng thì Kiến Phúc qua đời, em trai là Ưng Lịch được kế vị, đặt niên hiệu Hàm Nghi. Hàm Nghi trị vì được một năm thì kinh đô thất thủ (5-7-1885), phải rời ngai vàng theo Tôn Thất Thuyết ra Sơn phòng Tân Sở, phát chiếu Cần Vương kháng Pháp. Triều thần và chính phủ bảo hộ đưa anh trai Hàm Nghi vào ngai vàng đang để trống, đó là Ðồng Khánh. Ðồng Khánh làm vua được 3 năm thì qua đời vào giữa tuổi 25. Nhà vua không ngờ mình chết sớm như vậy nên chưa hề lo nghĩ đến sinh phần mai sau của mình. Lăng Ðồng Khánh hiện hữu, thực chất là nơi vua Ðồng Khánh tá túc vĩnh viễn trong điện thờ thân phụ của ông. Sự ra đời của khu lăng tẩm này khá nhiều trắc trở.
Sau khi lên ngôi, Ðồng Khánh thấy lăng mộ của cha mình ở Cư Sĩ chưa có điện thờ nên sai Bộ Công dựng điện Truy Tư cạnh đó để thờ cha. Ðiện Truy Tư khởi công vào tháng 2 năm 1888, đến tháng 10 năm đó hoàn tất về căn bản. Ðồng Khánh rước bài vị của Kiên Thái Vương về thờ trong điện, đồng thời tiếp tục hoàn chỉnh công trình. Thế nhưng, trong khi công việc kiến trúc đang tiếp tục thì Ðồng Khánh mắc bệnh và đột ngột qua đời. Vua Thành Thái (1889-1907) kế vị trong bối cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn, kinh tế suy kiệt nên không thể xây cất lăng tẩm quy củ cho vua tiền nhiệm, đành lấy điện Truy Tư đổi làm Ngưng Hy để thờ vua Ðồng Khánh. Thi hài nhà vua cũng được an táng đơn giản trên quả đồi có tên là Hộ Thuận Sơn, cách điện Ngưng Hy 30m về phía Tây. Toàn bộ khu lăng tẩm được gọi tên là Tư Lăng.
Tháng 8 năm 1916, sau khi lên ngôi được 3 tháng, vua Khải Ðịnh (1916-1925), con trai vua Ðồng Khánh đã tu sửa điện thờ và xây cất lăng mộ cho cha mình. Toàn bộ khu lăng mộ từ Bái Ðình, Bi Ðình đến Bửu Thành và Huyền Cung đều được kiến thiết dưới thời Khải Ðịnh, đến tháng 7-1917 mới hoàn thành. Riêng điện Ngưng Hy cùng Tả Hữu Tùng Viện; Tả Hữu Tùng Tự tiếp tục được tu sửa cho đến năm 1923.
Ra đời trong quá trình dài như thế, lăng Ðồng Khánh mang dấu ấn hai trường phái kiến trúc của hai thời điểm lịch sử khác nhau. Nếu phong cách cổ truyền thực sự dừng chân trong kiến trúc lăng Tự Ðức và phong cách hiện đại được thể hiện rõ nét trong kiến trúc lăng Khải Ðịnh sau này thì lăng Ðồng Khánh là một bước trung chuyển. Sự tồn tại khá biệt lập của hai khu vực lăng và tẩm càng làm rõ thêm điều này. Ở khu vực tẩm điện, nhìn tổng thể, các công trình vẫn mang dáng xưa: lối kiến trúc trùng thiềm điệp ốc ở chính điện và các nhà cửa phụ thuộc, vẫn những hàng cột sơn son thếp vàng lộng lẫy với đồ án trang trí tứ linh, tứ quý... quen thuộc. Ðáng chú ý là điện Ngưng Hy, một công trình vốn được coi là nơi bảo lưu bậc nhất nghệ thuật sơn son thếp vàng, nghệ thuật sơn mài nổi tiếng của Việt Nam. Trên các đố bản ở nội thất là hàng loạt các ô hộc trang trí các đề tài mai điểu, tùng lộc, liên áp, trúc tước... bằng sơn mài, ghép khảm và chạm nổi. Ðặc biệt trong chính điện còn có 24 đố bản vẽ các bức tranh trong điển tích Nhị thập tứ hiếu kể về những tấm gương hiếu thảo ở Trung Hoa.
Công việc xây dựng lăng tẩm vua Đồng Khánh đã được bắt đầu từ năm cuối đời vua (1888: khu vực điên Truy Tư sau đổi tên thành điện Ngưng Hy), làm thêm từ năm đầu thời Thành Thái (1889: khu vực lăng mộ) rồi sửa chữa và mở rộng quy mô dưới thời Khải Định (các năm 1915,1917,1921,1923).
Trên thực tế, công việc kiến trúc lăng Đồng Khánh đã diễn ra nhiều đợt trong một giai đoạn lịch sử dài ngót 35 năm (1888-1923) qua 4 thời vua Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân và Khải Định.
Về mô thức kiến trúc, lăng Đồng Khánh có khoảng 20 công trình kiến trúc lớn nhỏ với mật độ tương đối dày. Khu vực tẩm quay về hướng đông nam, ngay trước mắt có đào hồ bán nguyên để làm yấu tố “minh đường” và ngọn đồi Thiên An cách đó khoảng 3 kim được dùng làm tiền án. Khu vực lăng mộ lại quay về hướng đông-đông nam, tiền án của nó là núi Thiên Thai...Nếu tượng các quan viên ở lăng Tự Đức được tạc bằng đá với cỡ người quá thấp, thì ngược lại, tượng các quan viên ở lăng Đồng Khánh chỉ được đắp bằng voi gạch với dáng cao ngưng gầy
Công trình kiến trúc nổi bật về mặt mỹ thuật ở lăng Đồng Khánh là điện Ngưng Hy, là một toà nhà kép làm theo kiểu thức chung của loại cung điện Huế, nhưng ở phần sau lại được gia tăng thêm một toà nhà thứ ba nữa (nhà hậu). Thành ra ở đây có đến 3 hệ thống vì kéo được ghép lại với nhau theo hình chữ “tam” với hai hệ thống máng xối ở giữa. Mặt bằng thực tế của toà nhà rất rộng, nhưng trông vẫn gọn gàng xinh xắn, có lẽ nhờ cách trang trí ở nội ngoài thất.
Vật liệu trang trí trên các bờ nóc, bờ quyết, cổ diềm, đầu hồi, đều làm bằng pháp lam ngũ sắc hoặc đất nung tráng men màu. Được phân khoản trong từng ô hộc, hàng trăm hình ảnh và câu thơ xen kẽ nhau chạy quanh trên cả toà nhà. Ở đó người xưa đã diễn tả rất nhiều sinh hoạt cổ truyền và cảnh vật dân gian như ngư tiều canh mục, cầm kỳ thi tửu, ngư ông đắc lợi...con gà, con rắn, cắc kè, voi, ngựa, các thứ động vật và cây cỏ thông thường khác. Có giá trị đặc biệt nhất ở đây là loại đất nung tráng men màu. Loại này được phát triển mạnh ở điện Ngưng Hy để sau đó ít thấy dùng trong trang trí cung điện và lăng tẩm. Đây là một loại hình tạo tác thủ công mỹ nghệ đặc sắc và quý hiếm của địa phương.
Bên trong điện, các nghệ nhân đầu thế kỷ đã tạo ra được một không gian nội thất vàng son lộng lẫy. Hàng trăm hình ảnh và câu thơ được chạm khắc hoặc viết vẽ lên các panô và hệ thống kiên ba đồ bản. Hệ thống cột kèo tiền điện cũng sơn son thép vàng. Màu sắc mọi hình ảnh trang trí đều còn đậm đà, chói lọi. Một loại hình ảnh trang trí độc đáo ở nôi thất Ngưng Hy là vẻ cảnh sinh hoạt của 24 câu chuyện trong “Nhị thập tứ hiếu”.
Lăng Ðồng Khánh được xây dựng trong buổi giao thời của lịch sử Việt Nam nên kiếm trúc lăng đan xem giữa kiến trúc cung đình, kiến trúc dân gian và kiến trúc mới du nhập. Trong một chừng mực nhất định, kiến trúc lăng đã thành công trong việc thể nghiệm cái mới, đưa yếu tố dân dã vào trong cung đình khiến lăng Ðồng Khánh hòa hợp với phong cảnh thôn dã trong vùng.
Một đoạn tường ngoài lăng Đồng Khánh xuống cấp, mới chỉ gia cố tạm. Nơi đây và toàn lăng hạn chế tham quan
tên chữ An Lăng là một di tích trong quần thể di tích cố đô Huế, là nơi an táng vua Dục Ðức, vị vua thứ 5 của triều đại nhà Nguyễn. Lăng tọa lạc tại thôn Tây Nhất, làng An Cựu, xưa thuộc huyện Hương Thủy, nay thuộc phường An Cựu, thành phố Huế, cách trung tâm thành phố chưa đầy 2km.
Khái niệm khu lăng Dục Ðức thường dùng hiện nay là để chỉ toàn bộ quần thể kiến trúc nằm trong một khu vực rộng gần 6 ha, bao gồm lăng vua Dục Ðức, hoàng hậu và 42 tẩm mộ ông hoàng bà chúa cùng 121 ngôi mộ đất của những người thuộc Ðệ Tứ Chánh phái Nguyễn Phước tộc (hệ phái của vua Dục Ðức).
An Lăng nằm ở khu vực trung tâm, diện tích khoảng 1ha. Lăng gồm 2 khu vực: khu lăng mộ và khu tẩm thờ đặt song song với nhau. Cả hai khu đều có tường thành bao bọc. Lăng quay mặt về phía tây bắc, lấy đồi Phước Quả làm tiền án, núi Tam Thai sau lưng làm hậu chẩm và dòng khe chảy vòng qua trước mặt làm minh đường tụ thuỷ
Sau khi vua Tự Đức (1847 - 1883) qua đời, ngai vàng triều Nguyễn đã được 3 đời vua là Dục Đức (1883), Hiệp Hòa (1883) và Kiến Phúc (1883 - 1884) thừa kế liên tục chỉ trong vòng 4 tháng, sử gọi là “Tứ nguyệt tam vương”, rồi tiếp tục được chuyển cho 4 đời vua nữa trong vòng thời gian ngắn là Hàm Nghi (1884 - 1885), Đồng Khánh (1885 - 1889), Thành Thái (1889 - 1907) và Duy Tân (1907 - 1916).
Vua Dục Đức tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Ái, sinh năm 1852, khi lên 2 tuổi, được vua Tự Đức chọn làm con nuôi và làm Dục Đức Đường trong kinh thành cho ở. Năm 17 tuổi ông được đổi tên thành Ưng Chân. Khi vua Tự Đức qua đời, vị hoàng trưởng tử 32 tuổi lên nối ngôi, nhưng chỉ sau 3 ngày thì bị phế (23-7-1883) và bị quản thúc tại Thái Y Viện, cuối cùng chết đói ở nhà ngục Thừa Thiên sau 7 ngày không cho ăn uống (6-10-1883); để lại 8 bà vợ, 11 người con trai và 8 người con gái. Mộ chôn tạm tại khe cồn Phước Quả, gần chùa Tường Quang. Mấy hôm sau triều đình mới cho người vợ chính là bà Từ Minh được phép lên thăm mộ và làm lễ chịu tang ở chùa Tường Quang. Con trai của vua Dục Đức là Nguyễn Phúc Bửu Lân được đưa lên ngôi vua vào năm 1889, với niên hiệu Thành Thái. Sau khi lên ngôi vua, Thành Thái liền cho xây lăng mộ của vua cha đàng hoàng và đặt tên là An Lăng. Nơi thờ thì có chùa Tường Quang cách 200 mét. Năm 1891, triều đình vua Thành Thái cho xây dựng một ngôi miếu ở phường Thuận Cát, gần bên phải Hoàng thành để thờ vua Dục Đức, đặt tên là Tân Miếu (Năm 1897, đổi tên là Cung Tôn Miếu). Năm 1892, bà Từ Minh Hoàng Thái Hậu - mẹ vua Thành Thái xuất tiền đúc tượng Phật và mở rộng nhà tăng của ngôi chùa Tường Quang, năm sau vua Thành Thái cho đổi tên thành chùa Kim Quang và ban cho chùa tấm hoành phi đề 5 chữ “Sắc Tứ Kim Quang Tự”.
Đến tháng 7 năm Thành Thái thứ 11 (8-1899), nhà vua cho xây dựng điện Long Ân gần khu vực lăng mộ vua Dục Đức để thờ cha. Trong khuôn viên này có xây dựng thêm một số nhà của phụ thuộc như Tả, Hữu phối đường, Tả Hữu tòng viện dành cho 7 bà vợ thứ của vua Dục Đức ăn ở để lo hương khói phụng thờ. Năm 1906, bà Từ Minh tạ thế, triều đình cho quy hoạch lại khu vực lăng mộ vua Dục Đức, làm thành một khu lăng kép, xây mộ bà gần mộ ông theo kiểu “song táng”, “càn khôn hiệp đức”. Cuối năm 1945, ngay sau khi vua Duy Tân tử nạn máy bay ở châu Phi, một cuộc lễ truy điệu nhà vua được tổ chức tại điện Long Ân và thờ chung vua tại đây. Năm 1954, khi vua Thành Thái mất, thi hài được đưa về chôn tại địa điểm hiện nay trong khu vực An Lăng và được thờ ở ngôi điện Long Ân. Năm 1987, hài cốt vua Duy Tân được đưa về an táng cạnh lăng Thành Thái. Gần hai bên lăng vùa Thành Thái và Duy Tân còn có lăng mộ của 3 bà vợ vua Thành Thái. Và năm 1994, hài cốt bà Mai Thị Vàng (mất năm 1980), vợ vua Duy Tân được đưa vể chôn gần lăng mộ của vua Duy Tân.
Ngoài ra, trong khu vực lăng Dục Đức hiện nay còn có 39 lăng mộ các ông hoàng bà chúa và 121 ngôi mộ đất thuộc Đệ tứ Chánh hệ.
Theo địa bộ cũ, lăng Dục Đức chiếm một vùng đất rộng 56.144 m2, trong đó có khoảng 20 công trình kiến trúc lớn nhỏ; chia ra làm hai khu vực: lăng và tẩm, nằm cách xa nhau khoảng hơn 50 mét. Cả hai khu vực kiến trúc đều xây thành bao bọc chung quanh. Lăng quay mặt về hướng tây bắc, dùng một ngọn đồi thấp, thường gọi là cồn Phước Quả làm tiền án; lấy dòng khe chảy ngang trước mặt làm yếu tố "minh đường" và dùng ngọn núi Tam Thai ở đằng sau làm "hậu chẩm".
Đi vào khu lăng mộ - diện tích 3.445m2 bằng một cửa tam quan khá lớn xây bằng gạch, trên làm mái giả. Sau cửa là Bái đình, không có tượng đá như các lăng khác, mà chỉ xây lan can bằng vôi gạch để trang trí. Trung tâm của lăng mộ nằm ngay sau cửa tam quan thứ hai, có ngôi nhà Huỳnh Ốc được xây dựng trên một nền hình vuông mỗi cạch 8 mét. Nhà xây như một phương đình với dạng cổ lầu, mái lợp ngói hoàng lưu ly. Bờ nóc bờ quyết chắp hình rồng và phụng, nội thất trang hoàng đơn giản.
Các công trình kiến trúc nằm trong khu tẩm điện với diện tích mặt bằng 6.245m2. Công trình chính là điện Long Ân là một tòa nhà kép làm theo kiểu cung điện Huế, với 6 bộ vì kèo nóc ở 5 gian nhà trước được kết cấu theo lối “chồng rường giả thủ”, trang trí mặt hổ phù rất tinh xảo. Đây là một công trình kiến trúc gỗ có giá trị nghệ thuật trong hệ thống công trình kiến trúc cung đình triều Nguyễn ở Huế.
Khu lăng mộ có diện tích gần 3.500 m², la thành chu vi 136 m, cao 3,7 m, dày 0,5 m. Mặt trước la thành trổ 1 cửa vòm xây gạch, trên có 2 tầng mái giả ngói (trước kia có 2 cửa hông nhưng đã bị xây bít). Sau cửa là sân Bái đình lát gạch. Hai bên sân không có tượng đá như ở lăng mộ các vua khác. Tiếp đến là 1 cửa tam quan đồ sộ 3 tầng, hình thức như cửa Trường An ở cung Trường Sanh trong Hoàng thành. Ðây là cửa chính của vòng tường thành thứ hai, chu vi 142m, cao 2m, dày 0,5m. Bên trong lại có vòng tường thứ ba, chu vi 106m, cao 1,5m, dày 0,4m bao bọc lấy mộ vua, mộ hoàng hậu và nhà Huỳnh ốc. Ở vị trí trung tâm trong vòng tường thứ 3 là nhà Huỳnh ốc làm theo lối phương đình, mái lợp ngói lưu ly vàng, đặt trên 1 bệ hình vuông, mỗi cạnh dài 7m. Trong nhà có sập thờ, án thờ đều làm bằng đá dùng để trần thiết các đồ thờ cúng. Hai bên ngôi nhà này là hai ngôi mộ của vua Dục Ðức và Hoàng hậu Từ Minh nằm đối xứng với nhau. Mộ đều xây bằng đá Thanh, theo kiểu 5 hình khối chữ nhật chồng lên nhau, tổng chiều cao mộ là 0,85m. Trước 2 mộ đều có bình phong đắp nổi hình chữ Thọ, chữ Song Hỷ. Bên ngoài khu mộ, ở hai bên có 2 trụ biểu xây gạch, trên đắp hình hoa sen, xa hơn nữa có các trụ cấm để giới hạn khu vực lăng mộ.
Khu tẩm điện cách khu lăng mộ khoảng 50m, diện tích rộng 6.245m², có vòng la thành chu vi 260m, cao 2,3m, dày 0,5m bao bọc. Ở cả 4 mặt la thành đều trổ 1 cửa, cửa sau thông với một vòng tường thành hình thang vuông giới hạn khu vực ăn ở của các cung phi và gia nhân.
Cổng chính phía trước làm theo lối tam quan, trên đắp 4 tầng mái ximăng giả ngói ống, thân cổng chia làm nhiều ô hộc để trang trí. Các cổng bên và cổng sau đều làm theo lối cửa vòm, trên có 2 tầng mái giả ngói.
Sau cổng chính là bình phong, rồi đến sân chầu lát gạch Bát Tràng
. Trung tâm của khu tẩm thờ là điện Long An, một tòa nhà kép trùng thiềm điệp ốc đặt trên một mặt nền kích thước 24,2m x 22,2m. Chính điện 3 gian 2 chái kép, tiền điện 5 gian 2 chái đơn mái lợp ngói lưu li vàng. Trong điện có 3 khám thờ: khám giữa thờ bài vị vua Dục Ðức và bà Từ Minh Huệ Hoàng hậu, khám bên trái thờ bài vị vua Thành Thái, khám bên phải thờ bài vị vua Duy Tân.
So với lăng tẩm khác của các vua nhà Nguyễn, lăng Dục Đức có kiến trúc đơn giản và khiêm tốn hơn. Lăng gồm hai khu vực: điện Long Ân và lăng mộ vua cùng Hoàng hậu, đều lấy cồn Phước Quả ở đàng trước làm tiền án, khe Mụ Niệm chảy qua trước mặt làm yếu tố minh đường và dùng ngọn núi Tam Thai ở đằng sau làm hậu tẩm.
Khu vực lăng mộ hình chữ nhật, có diện tích 3.445m², bên trong không có Bi Đình và tượng đá như các lăng vua khác. Muốn vào lăng phải đi qua hai cổng tam quan, có mái giả bằng xi măng. Chính giữa Bửu Thành có một nhà Huỳnh Ốc dạng phương đình, thay thế cho nhà bia. Bên trong nhà Huỳnh Ốc không có bi ký, thay vào đó là một sập đá và kỷ đá dùng để bày hương án và hào soạn mỗi khi cúng giỗ nhà vua. Điện Long Ân ở trung tâm khu vực tẩm là một công trình được xây cất theo khuôn mẫu của các ngôi điện có ở Huế. Bên trong hiện có 3 án thờ thờ bài vị của các vua: Dục Đức và vợ (ở giữa), Thành Thái (bên trái) và Duy Tân (bên phải).
Phía sau điện Long Ân ngày xưa là chốn hậu cung của các bà vợ vua, giờ đây được mở rộng và chỉnh trang thêm. Đó cũng là nơi yên nghỉ của hai ông vua Thành Thái và Duy Tân. Trong khu vực này còn có mộ của các bà vợ vua Thành Thái: mộ bà Hoàng Quý Phi Nguyễn Gia Thị Anh, bà Nguyễn Thị Định (mẹ vua Duy Tân) và bà Khoan Phi Hồ Thị Phương; mộ công chúa Lương Linh (em vua Duy Tân), mộ bà Mai Thị Vàng (cải táng) vợ vua Duy Tân và một số lăng mộ của các hoàng thân anh em với vua Duy Tân. Khu vực An Lăng còn có 39 lăng mộ các ông hoàng, bà chúa và 121 ngôi mộ đất thuộc Đệ tứ Chánh hệ (Nguyễn Phúc Tộc)
Lăng Khải Định
Lăng Khải Định (còn gọi là Ứng Lăng) là lăng mộ của vua Khải Định (1885-1925), vị vua thứ 12 của triều Nguyễn, toạ lạc trên triền núi Châu Chữ (còn gọi là Châu Ê) bên ngoài kinh thành Huế.
Khải Định lên ngôi năm 1916 ở tuổi 31. Ngay sau khi lên ngôi, ông đã cho xây dựng nhiều cung điện, dinh thự, lăng tẩm cho bản thân và hoàng tộc như điện Kiến Trung, cung An Định, cửa Trường An, cửa Hiển Nhơn, cửa Chương Đức, đặc biệt là Ứng Lăng.
Để xây dựng sinh phần cho mình, Khải Định đã tham khảo nhiều tấu trình của các thầy địa lý cuối cùng đã chọn triền núi Châu Chữ làm vị trí để xây cất lăng mộ. Ở vị trí này, lăng Khải Định lấy một quả đồi thấp ở phía trước làm tiền án; lấy núi Chóp Vung và Kim Sơn chầu trước mặt làm “Tả thanh long” và “Hữu bạch hổ”; có khe Châu Ê chảy từ trái qua phải làm “thủy tụ”, gọi là “minh đường”. Nhà vua đổi tên núi Châu Chữ - vừa là hậu chẩm, vừa là “mặt bằng” của lăng - thành Ứng Sơn và gọi tên lăng theo tên núi là Ứng Lăng.
Lăng khởi công ngày 4 tháng 9 năm 1920 do Tiền quân Đô thống phủ Lê Văn Bá là người chỉ huy và kéo dài suốt 11 năm mới hoàn tất. Tham gia xây dựng lăng có rất nhiều thợ nghề và nghệ nhân nổi tiếng khắp cả nước như Phan Văn Tánh, Nguyễn Văn Khả, Ký Duyệt, Cửu Sừng... Để có kinh phí xây dựng lăng, vua Khải Định đã xin chính phủ bảo hộ cho phép ông tăng thuế điền 30% trên cả nước và lấy số tiền đó để làm lăng. Hành động này của Khải Định đã bị lịch sử lên án gay gắt.
So với lăng của các vua tiền nhiệm, lăng Khải Định có diện tích rất khiêm tốn hơn: 117 m × 48,5 m nhưng cực kỳ công phu và tốn nhiều thời gian. Để xây lăng, Khải Định cho người sang Pháp mua sắt, thép, xi măng, ngói Ardoise..., cho thuyền sang Trung Hoa, Nhật Bản mua đồ sứ, thủy tinh màu... để kiến thiết công trình.
Về kiến trúc lăng Khải Định được người đời sau thường đặt ra ngoài dòng kiến trúc truyền thống thời Nguyễn bởi cái mới, cái lạ, cái độc đáo, cái ngông nghênh, lạc lõng... tạo ra từ phong cách kiến trúc.
Về tổng thể, lăng là một khối hình chữ nhật vươn lên cao có 127 bậc cấp. Sự xâm nhập của nhiều trường phái kiến trúc như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Roman, Gothique... đã để lại dấu ấn trên những công trình cụ thể:
Cung này ở vị trí cao nhất là kiến trúc chính của lăng, được xây dựng công phu và tinh xảo. Toàn bộ nội thất trong cung đều được trang trí những phù điêu ghép bằng sành sứ và thủy tinh. Đó là những bộ tranh tứ quý, bát bửu, ngũ phúc, bộ khay trà, vương miện... kể cả những vật dụng rất hiện đại như đồng hồ báo thức, vợt tennis, đèn dầu hỏa... cũng được trang trí nơi đây. Công trình này gồm 5 phần liền nhau:
Tượng chầu trước Lăng
(nói thêm về Lăng Khải Định)
Thôn Châu Chữ, Xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, Thừa Thiên Huế là địa chỉ của lăng Khải Định. Lăng Khải Định là một di tích trong quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới ngày 11-12-1993.
So với 6 khu lăng của các vua nhà Nguyễn, lăng Khải Định là lăng sau cùng, và mặt bằng kiến trúc nhỏ nhất, nhưng lại là lăng có thời gian xây dựng dài nhất - 11 năm (1920 - 1931), và chi phí tốn kém nhất.
Năm 1920, sau khi các thầy địa lý đi coi đất và chọn địa điểm xong, triều đình huy động nhiều tù nhân và binh lính ở Huế lên làm việc khổ sai như mở đường, phá núi, làm toại đạo, tạo ra một mặt bằng xây dựng ở triền phía tây của một ngọn núi thuộc vùng Châu Chữ - là nơi rừng thiêng, nước độc nền tù nhân và binh lính lên xây dựng lăng bị chết khá nhiều.
Triều đình đã đưa tất cả thợ thủ công giỏi nhất trong “Nê ngõa tượng cuộc” lên làm việc dài hạn ở đây, trong số đó có nghệ nhân nổi tiếng nhất về tài trang trí bằng cách vẽ những bức họa long vân trên trần và đắp nổi cảnh vật lên tường là cụ Phan Văn Tánh, về sau được tặng hàm Bát phẩm.
Trong lăng Khải Định có hai pho tượng bằng đồng tạc hình vua: tượng ngồi trên ngai vàng được thực hiện ở Paris vào năm 1920, do hai người Pháp là P.Ducuing tạc tượng và F.Barbedienne đúc tượng, trong lòng rỗng, sau đó đưa về Huế mới mạ vàng bên ngoài. Tượng đứng đúc tại Huế do một người lính thợ quê ở Quảng Nam thực hiện. Làm tượng xong ông được tặng hàm Bát phẩm. Tượng này nguyên đặt trong nhà bát giác trước cổng cung An Định, năm 1960 đưa lên đặt tại Bi đình ở lăng Khải Định, từ năm 1975, cất vào phòng kín trong lăng.
Để thực hiện các công trình kiến trúc và trang trí tốn kém ở lăng Khải Định, nhà nước đương thời đã tăng thuế điền trên toàn quốc lên 30%. Kinh phí lớn nhất là mua vật liệu từ nước ngoài. Sắt, xi măng, ngói ác - đoa phải mua từ Pháp. Sành ngang chở từ Hà Đồng vào, nhưng sành kiểu, sứ tốt, vỏ chai, thủy tinh phải nhập từ Trung Quốc, Nhật Bản.
Dưới thời Khải Định (1916 - 1925), chủ quyền Việt Nam đã lọt hẳn vào tay thực dân Pháp, văn hóa phương Tây đang thâm nhập mạnh vào Việt Nam, nên lăng Khải Định mang nhiều yếu tố kiến trúc phương Tây. Thoạt nhìn, lăng Khải Định giống như một lâu đài ở châu Âu bởi những vật liệu hiện đại đã lấn át những vật liệu truyền thống. Và các yếu tố kiến trúc đã không còn giữ lại được tính đặc trưng của kiến trúc dân tộc nói chung, kiến trúc Nguyễn nói riêng. Hình khối bê tông nặng nề của tổng thể lăng, của các con rồng to lớn, cứng đã làm cho lăng Khải Định khác hắn các lăng vua Nguyễn trước đó.
Tuy nhiên, tất cả núi đồi, khe suối của một vùng rộng lớn chung quanh lăng đều được dùng làm các yếu tố phong thủy địa lý: tiền án, hậu chẩm, hổ phục, rồng chầu, minh đường, thủy tụ, tạo ra cho lăng Khải Định một ngoại cảnh thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ.
Giá trị nghệ thuật kiến trúc đặc trưng nhất ở lăng Khải Định là cung Thiên Định - công trình chính của lăng. Về hội họa: các nghệ nhân xưa đã sử dụng màu xanh sẫm vẽ lên xi măng giả cẩm thạch ở các tường và trần trực phòng. Những bức họa long vân với diện tích hàng chục mét vuông trên trần 3 phòng giữ cung Thiên Định được coi là những bức họa hoành tráng có giá trị nghệ thuật đặc biệt của nền hội họa Việt Nam.
Về nghệ thuật ghép mảnh lên tường, những nghệ nhân đầu thế kỷ XX đã dùng hàng vạn mẫu sành, sứ, thủy tinh đủ màu để đắp nổi thành hàng ngàn hình ảnh cung đình và dân gian sinh động, vui mắt; các bộ tranh tứ thời, ngũ phúc, bát bửu, bộ khay trà, mâm ngũ quả, ngọn đèn dầu hỏa, những chiếc đồng hồ, mấy cái mề đay,... tất cả đều được tạo nên bằng những chất liệu cứng, nhưng dưới bàn tay điêu luyện của các nghệ nhân, chúng đều trở nên mềm mại, lóng lánh, thanh nhã, biểu cảm. Việc tạo hình và tạo dáng chiếc bửu tán che trên ngự tọa cho người xem cảm nhận sự nhẹ nhàng, thanh thoát không nặng nề. Nhiều hình họa trang trí ở pa nô, các chữ “phúc”, chữ “thọ” cách điệu là sự thông minh, sáng tạo và kiên trì của những nghệ nhân xưa tham gia kiến trúc phần mỹ thuật ở lăng Khải Định. Người thợ thủ công tài bà Việt Nam đã thổi một luồng sinh khí mới vào nền mỹ thuật Việt Nam thời Nguyễn với nghệ thuật làm phù điêu bằng sành sứ tinh xảo, độc đáo và hấp dẫn.
Tượng đồng, bia đá, cung Thiên Định nằm trong tổng thể lăng Khải Định là một công trình xây dựng mang hai dòng kiến trúc Á - Âu tuyệt vời giữa cảnh quan thiên nhiên đặc sắc tuyệt mỹ đã làm cho lăng Khải Định trở thành một công trình kiến trúc độc đáo của đất nước Việt Nam nói chung, của các lăng tẩm vua triều Nguyễn nói riêng.
- Lăng Tự Đức là một quần thể công trình kiến trúc, trong đó có nơi chôn cất vua Tự Đức tọa lạc trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh (cũ), nay là thôn Thượng Ba, xã Thủy Xuân, thành phố Huế. Lúc mới xây dựng, lăng có tên là Vạn Niên Cơ, sau cuộc nổi loạn Chày Vôi, Tự Đức bèn đổi tên thành Khiêm Cung. Sau khi Tự Đức mất, lăng được đổi tên thành Khiêm Lăng.
- Lăng Tự Đức có kiến trúc cầu kỳ, phong cảnh sơn thủy hữu tình và là một trong những lăng tẩm đẹp nhất của vua chúa nhà Nguyễn.
- Tự Đức đã sớm nghĩ đến việc xây lăng mộ cho mình ngay khi còn sống. Vốn là một người giỏi thi phú, ông đã chọn cho mình một nơi yên nghỉ xứng đáng với ngôi vị của mình, địa điểm được chọn để xây lăng trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh.
- Khi mới khởi công xây dựng, vua Tự Đức lấy tên Vạn Niên Cơ đặt tên cho công trình, với mong muốn được trường tồn. Tuy nhiên, do công việc xây lăng quá cực khổ, lại bị quan lại đánh đập tàn nhẫn , là nguồn gốc cuộc nổi loạn Chày Vôi của dân phu xây lăng.
- Tương truyền, dân chúng ta thán:
- Vạn Niên là Vạn Niên nào
- Thành xây xương lính, hào đào máu dân
- Ngày 8-9 âm lịch năm Bính Dần (1866), tức năm Tự Đức thứ 19, do việc xây dựng Vạn niên cơ, quân sĩ và dân phu phải làm lụng khổ sở, có nhiều người oán giận. Nhân sự bất mãn đó, với lý do tôn phù Đinh Đạo (cháu ruột Tự Đức, nguyên tên là Ưng Đạo, do cha là An Phong công Hồng Bảo làm loạn nên phải đổi thành Đinh Đạo) lên ngôi vua, Đoàn Hữu Trưng cùng với các em là Đoàn Hữu Ái, Đoàn Tư Trực, cùng các đồng chí là Trương Trọng Hòa, Phạm Lương, Tôn Thất Cúc, Tôn Thất Giác, Bùi Văn Liệu, Nguyễn Văn Quí phát động khởi nghĩa. Những người tham gia khởi nghĩa phần đông là nhân công đang uất hận vì bị bắt lao dịch khắc nghiệt để xây dựng Vạn niên cơ. Họ dùng chầy vôi - dụng cụ lao động - làm võ khí nên tục gọi là "giặc chày vôi". Tuy nhiên, cuộc đảo chính thất bại. Cả nhà Ưng Đạo đều bị hại. Đoàn Hữu Trưng và hai người em bị giết lúc mới 22 tuổi.
- Tuy nhiên, do sự việc này, vua phải đổi tên Vạn niên cơ thành Khiêm Cung và viết bài biểu trần tình để tạ tội. Năm 1873, Khiêm Cung mới được hoàn thành, vua Tự Đức vẫn sống thêm 10 năm nữa rồi mới qua đời.
- Khiêm Lăng
- Lăng Tự Đức
- Gần 50 công trình trong lăng ở cả hai khu vực tẩm điện và lăng mộ đều có chữ Khiêm trong tên gọi. Lối đi lát gạch Bát Tràng bắt đầu từ cửa Vụ Khiêm đi qua trước Khiêm Cung Môn rồi uốn lượn quanh co ở phía trước lăng mộ. Qua khỏi cửa Vụ Khiêm và miếu thờ Sơn Thần là khu điện thờ, nơi trước đây là chỗ nghỉ ngơi, giải trí của vua. Đầu tiên là Chí Khiêm Đường ở phía trái, nơi thờ các bà vợ vua. Tiếp đến là 3 dãy tam cấp bằng đá Thanh dẫn vào Khiêm Cung Môn - một công trình hai tầng dạng vọng lâu như một thế đối đầu tiên với hồ Lưu Khiêm ở đằng trước. Giữa hồ có đảo Tịnh Khiêm với những mảnh đất trồng hoa và những hang nhỏ để nuôi thú hiếm. Trên hồ Lưu Khiêm có Xung Khiêm Tạ và Dũ Khiêm Tạ, nơi nhà vua đến ngắm hoa, làm thơ, đọc sách... Ba cây cầu Tuần Khiêm, Tiễn Khiêm và Do Khiêm bắt qua hồ dẫn đến đồi thông.
- Bên trong Khiêm Cung Môn là khu vực dành cho vua nghỉ ngơi mỗi khi đến đây. Chính giữa là điện Hòa Khiêm để vua làm việc, nay là nơi thờ cúng bài vị của vua và Hoàng hậu. Hai bên tả, hữu là Pháp Khiêm Vu và Lễ Khiêm Vu dành cho các quan văn võ theo hầu. Sau điện Hòa Khiêm là điện Lương Khiêm, xưa là chỗ nghỉ ngơi của vua, về sau được dùng để thờ vong linh bà Từ Dũ, mẹ vua Tự Đức. Bên phải điện Lương Khiêm là Ôn Khiêm Đường - nơi cất đồ ngự dụng. Đặc biệt, phía trái điện Lương Khiêm có nhà hát Minh Khiêm để nhà vua xem hát, được coi là một trong những nhà hát cổ nhất của Việt Nam hiện còn. Có một hành lang từ điện Ôn Khiêm dẫn ra Trì Khiêm Viện và Y Khiêm Viện là chỗ ở của các cung phi theo hầu nhà vua, ngay cả khi vua còn sống cũng như khi vua đã chết. Cạnh đó là Tùng Khiêm Viện, Dung Khiêm Viện và vườn nuôi nai của vua.
- Sau khu vực tẩm điện là khu lăng mộ. Ngay sau Bái Đình với hai hàng tượng quan viên văn võ là Bi Đình với tấm bia bằng đá Thanh Hóa nặng 20 tấn có khắc bài “Khiêm Cung Ký” do chính Tự Đức soạn. Tuy có đến 103 bà vợ nhưng Tự Đức không có con nối dõi nên đã viết bài văn bia này thay cho bia “Thánh đức thần công” trong các lăng khác. Toàn bài văn dài 4.935 chữ, là một bản tự thuật của nhà vua về cuộc đời, vương nghiệp cũng như những rủi ro, bệnh tật của mình, kể công và nhận tội của Tự Đức trước lịch sử. Đằng sau tấm bia là hai trụ biểu sừng sững như hai ngọn đuốc tỏa sáng cùng với hồ Tiểu Khiêm hình trăng non đựng nước mưa để linh hồn vua rửa tội(còntiếp)
Lăng Tự Đức: Bức tranh sơn thủy hữu tình
- Trong số 13 vua Nguyễn, vua Tự Đức là người uyên thâm nhất về nền học vấn Đông phương, nhất là nho học. Vua giỏi cả về sử học, triết học, văn hóa nghệ thuật và đặc biệt là thơ văn. Vua đã để lại 600 bài văn và 4000 bài thơ chữ Hán và khoảng 100 bài thơ chữ Nôm. Tư chất ấy cũng được biểu lộ rõ trên nghệ thuật kiến trúc của lăng vua.
- Toàn cảnh lăng Tự Đức như một công viên rộng lớn, hòa nhập với thiên nhiên. Không có đường nét thẳng tắp, góc cạnh, mà thay vào đó là sự hài hòa, uốn lượn như chìm hẳn vào thiên nhiên, dù cho công trình là hoàn toàn do tay con người kiến tạo. Nhìn chung, tổng thể kiến trúc này đầy trang trọng và mỹ thuật cao được cấu tạo hài hòa giữa đồi núi nhấp nhô, cây cỏ tốt tươi, rừng thông xanh biếc, khe hồ nước chảy du dương thành một khung cảnh êm đềm thơ mộng và hết sức tươi đẹp, phảng phất nét u trầm thanh nhã như tâm hồn mẫn cảm, yêu thích thiên nhiên và nghệ thuật của vị vua hiền đức hiếu thảo, được người đời mệnh danh là "ông vua thi sĩ"
- Đường vào lăng Tự Đức
- Trong vòng La thành rộng khoảng 12ha, gần 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ dàn trải thành cụm trên những thế đất phức tạp cao thấp hơn nhau chừng 10m. Nhưng, các hệ thống bậc cấp lát đá thanh, các lối đi quanh co lát gạch Bát Tràng đã nối tất cả các công trình kiến trúc lại thành một thể thống nhất, tương quan, gần gũi.
- Qua khỏi Khiêm Cung Môn, cửa tam quan hai tầng dựng trên một thế đất cao, người ta bước vào một hệ thống cung điện gồm vài chục tòa nhà lớn nhỏ và các công trình kiến trúc phụ thuộc. Tòa ngang dãy dọc nơi đây đã được dành cho vua và đoàn cung nữ tùy tùng thỉnh thoảng lên ở lại vui chơi. Minh Khiêm Ðường - nhà hát cổ xưa và mang giá trị nghệ thuật kiến trúc trang trí. Ðiện Hòa Khiêm - nơi thờ đế và hậu, hiện còn chứa nhiều đồ ngự dụng và các tác phẩm mỹ thuật đương thời.
- Ba dãy tam cấp bằng đá Thanh dẫn vào Khiêm Cung Môn - một công trình hai tầng dạng vọng lâu.
- Nếu nhà cửa ở Khiêm Cung đều làm bằng gỗ thì tất cả các công trình kiến trúc ở khu vực lăng mộ bên kia đều được xây bằng gạch, đá. Ðáng để ý nhất là tấm bia lớn nhất Việt Nam cao chừng 5m, được bảo vệ bằng một tòa nhà đồ sộ kiên cố với cột to, vách dày và xây cửa cuốn. Các nhà kiến trúc đã cho xây Bi đình bằng vật liệu và kiểu thức như vậy là dùng để chống chọi với thời gian. Trên ngọn đồi nằm bên kia hồ bán nguyệt Tiểu Khiêm Trì là Bửu Thành xây bằng gạch và chính giữa có ngôi nhà nhỏ xây bằng đá thanh, nơi vua yên nghỉ. Bửu thành được bao phủ bởi một rừng thông xanh ngắt, reo vi vu suốt bốn mùa.
- Bi Đình với tấm bia bằng đá Thanh nặng 20 tấn có khắc bài "Khiêm Cung Ký" do nhà vua soạn thảo. Tuy có đến 103 bà vợ nhưng Tự Đức không có con nối dõi nên đã viết bài văn bia này thay cho bia "Thánh đức thần công" trong các lăng khác.
- Ngoài ra, hệ thống tháo thoát trong toàn lăng tẩm đã được thiết kế, xây dựng một trình độ cao, và lưu thông rất tốt. Nhìn chung, mỗi công trình kiến trúc trong lăng Tự Ðức đều mang một đường nét khác nhau về nghệ thuật tạo hình: không trùng lặp và rất sinh động. Cách phân bố các khu vực và bố cục các công trình kiến trúc trong từng khu vực ở lăng Tự Ðức đã phá bỏ hệ thông lệ giữ gìn sự đối xứng từng cổ điển ở một số lăng khác.
- Những công trình kiến trúc đá cổ xưa trong khu mộ
- Vua Tự Đức đã nằm xuống giữa một không gian của thơ và nhạc, của sự yên bình trong tổng thể kiến trúc trác tuyệt về nghệ thuật xây dựng lăng tẩm thời Nguyễn. Người đời sau mỗi khi đứng trước khung cảnh thơ mộng này, ai cũng nghĩ đến một câu thơ đề tặng "ngôi nhà vĩnh cửu" của vua Tự Đức với sự tâm đắc, ngưỡng mộ:
- "Tứ bề núi phủ mây phong, Mảnh trăng thiên cổ, bóng tùng Vạn Niên".
Lăng Ðồng Khánh hay Tư Lăng là một di tích trong quần thể di tích cố đô Huế đây là nơi an táng vua Đồng Khánh, lăng tọa lạc giữa một vùng quê thuộc làng Cư Sĩ, xã Dương Xuân ngày trước (nay là thôn Thượng Hai, xã Thủy Xuân, thành phố Huế).
Ông vua vắn số này yên nghỉ giữa một vị thế nồng ấm tình cảm gia đình. Chung quanh ông là lăng mộ của bà con quyến thuộc: lăng Tự Ðức (bác ruột và là cha nuôi), lăng Kiên Thái Vương (cha ruột), lăng bà Từ Cung (con dâu), lăng bà Thánh Cung (vợ). Xa hơn là lăng Tá Thiên Nhân Hoàng hậu (bà cố nội), lăng Thiệu Trị (ông nội)... Âu đó cũng là sự bù đắp cho vị vua kém may mắn này.
Đồng Khánh tên là Nguyễn Phúc Ưng Ðường, con trai cả của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai (1845-1876), người sinh thành 3 vị vua: Kiến Phúc (1883-1884), Hàm Nghi (1884-1885) và Ðồng Khánh (1886-1888). Ca dao Huế từng nói về vương nghiệp của ba ông vua này:
Một nhà sinh đặng ba vua Vua còn, vua mất, vua thua chạy dài. Ðồng Khánh là anh cả nhưng lại được đưa lên ngai vàng sau cùng. Bấy giờ, khi vua Hiệp Hòa bị giết (1883), Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường lập Hoàng tử Ưng Ðăng (con nuôi vua Tự Ðức, em thứ hai của Ưng Ðường) lên làm vua, lấy niên hiệu là Kiến Phúc. Ở ngôi được 8 tháng thì Kiến Phúc qua đời, em trai là Ưng Lịch được kế vị, đặt niên hiệu Hàm Nghi. Hàm Nghi trị vì được một năm thì kinh đô thất thủ (5-7-1885), phải rời ngai vàng theo Tôn Thất Thuyết ra Sơn phòng Tân Sở, phát chiếu Cần Vương kháng Pháp. Triều thần và chính phủ bảo hộ đưa anh trai Hàm Nghi vào ngai vàng đang để trống, đó là Ðồng Khánh. Ðồng Khánh làm vua được 3 năm thì qua đời vào giữa tuổi 25. Nhà vua không ngờ mình chết sớm như vậy nên chưa hề lo nghĩ đến sinh phần mai sau của mình. Lăng Ðồng Khánh hiện hữu, thực chất là nơi vua Ðồng Khánh tá túc vĩnh viễn trong điện thờ thân phụ của ông. Sự ra đời của khu lăng tẩm này khá nhiều trắc trở.
Sau khi lên ngôi, Ðồng Khánh thấy lăng mộ của cha mình ở Cư Sĩ chưa có điện thờ nên sai Bộ Công dựng điện Truy Tư cạnh đó để thờ cha. Ðiện Truy Tư khởi công vào tháng 2 năm 1888, đến tháng 10 năm đó hoàn tất về căn bản. Ðồng Khánh rước bài vị của Kiên Thái Vương về thờ trong điện, đồng thời tiếp tục hoàn chỉnh công trình. Thế nhưng, trong khi công việc kiến trúc đang tiếp tục thì Ðồng Khánh mắc bệnh và đột ngột qua đời. Vua Thành Thái (1889-1907) kế vị trong bối cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn, kinh tế suy kiệt nên không thể xây cất lăng tẩm quy củ cho vua tiền nhiệm, đành lấy điện Truy Tư đổi làm Ngưng Hy để thờ vua Ðồng Khánh. Thi hài nhà vua cũng được an táng đơn giản trên quả đồi có tên là Hộ Thuận Sơn, cách điện Ngưng Hy 30m về phía Tây. Toàn bộ khu lăng tẩm được gọi tên là Tư Lăng.
Tháng 8 năm 1916, sau khi lên ngôi được 3 tháng, vua Khải Ðịnh (1916-1925), con trai vua Ðồng Khánh đã tu sửa điện thờ và xây cất lăng mộ cho cha mình. Toàn bộ khu lăng mộ từ Bái Ðình, Bi Ðình đến Bửu Thành và Huyền Cung đều được kiến thiết dưới thời Khải Ðịnh, đến tháng 7-1917 mới hoàn thành. Riêng điện Ngưng Hy cùng Tả Hữu Tùng Viện; Tả Hữu Tùng Tự tiếp tục được tu sửa cho đến năm 1923.
Ra đời trong quá trình dài như thế, lăng Ðồng Khánh mang dấu ấn hai trường phái kiến trúc của hai thời điểm lịch sử khác nhau. Nếu phong cách cổ truyền thực sự dừng chân trong kiến trúc lăng Tự Ðức và phong cách hiện đại được thể hiện rõ nét trong kiến trúc lăng Khải Ðịnh sau này thì lăng Ðồng Khánh là một bước trung chuyển. Sự tồn tại khá biệt lập của hai khu vực lăng và tẩm càng làm rõ thêm điều này. Ở khu vực tẩm điện, nhìn tổng thể, các công trình vẫn mang dáng xưa: lối kiến trúc trùng thiềm điệp ốc ở chính điện và các nhà cửa phụ thuộc, vẫn những hàng cột sơn son thếp vàng lộng lẫy với đồ án trang trí tứ linh, tứ quý... quen thuộc. Ðáng chú ý là điện Ngưng Hy, một công trình vốn được coi là nơi bảo lưu bậc nhất nghệ thuật sơn son thếp vàng, nghệ thuật sơn mài nổi tiếng của Việt Nam. Trên các đố bản ở nội thất là hàng loạt các ô hộc trang trí các đề tài mai điểu, tùng lộc, liên áp, trúc tước... bằng sơn mài, ghép khảm và chạm nổi. Ðặc biệt trong chính điện còn có 24 đố bản vẽ các bức tranh trong điển tích Nhị thập tứ hiếu kể về những tấm gương hiếu thảo ở Trung Hoa.
Công việc xây dựng lăng tẩm vua Đồng Khánh đã được bắt đầu từ năm cuối đời vua (1888: khu vực điên Truy Tư sau đổi tên thành điện Ngưng Hy), làm thêm từ năm đầu thời Thành Thái (1889: khu vực lăng mộ) rồi sửa chữa và mở rộng quy mô dưới thời Khải Định (các năm 1915,1917,1921,1923).
Trên thực tế, công việc kiến trúc lăng Đồng Khánh đã diễn ra nhiều đợt trong một giai đoạn lịch sử dài ngót 35 năm (1888-1923) qua 4 thời vua Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân và Khải Định.
Về mô thức kiến trúc, lăng Đồng Khánh có khoảng 20 công trình kiến trúc lớn nhỏ với mật độ tương đối dày. Khu vực tẩm quay về hướng đông nam, ngay trước mắt có đào hồ bán nguyên để làm yấu tố “minh đường” và ngọn đồi Thiên An cách đó khoảng 3 kim được dùng làm tiền án. Khu vực lăng mộ lại quay về hướng đông-đông nam, tiền án của nó là núi Thiên Thai...Nếu tượng các quan viên ở lăng Tự Đức được tạc bằng đá với cỡ người quá thấp, thì ngược lại, tượng các quan viên ở lăng Đồng Khánh chỉ được đắp bằng voi gạch với dáng cao ngưng gầy
Công trình kiến trúc nổi bật về mặt mỹ thuật ở lăng Đồng Khánh là điện Ngưng Hy, là một toà nhà kép làm theo kiểu thức chung của loại cung điện Huế, nhưng ở phần sau lại được gia tăng thêm một toà nhà thứ ba nữa (nhà hậu). Thành ra ở đây có đến 3 hệ thống vì kéo được ghép lại với nhau theo hình chữ “tam” với hai hệ thống máng xối ở giữa. Mặt bằng thực tế của toà nhà rất rộng, nhưng trông vẫn gọn gàng xinh xắn, có lẽ nhờ cách trang trí ở nội ngoài thất.
Vật liệu trang trí trên các bờ nóc, bờ quyết, cổ diềm, đầu hồi, đều làm bằng pháp lam ngũ sắc hoặc đất nung tráng men màu. Được phân khoản trong từng ô hộc, hàng trăm hình ảnh và câu thơ xen kẽ nhau chạy quanh trên cả toà nhà. Ở đó người xưa đã diễn tả rất nhiều sinh hoạt cổ truyền và cảnh vật dân gian như ngư tiều canh mục, cầm kỳ thi tửu, ngư ông đắc lợi...con gà, con rắn, cắc kè, voi, ngựa, các thứ động vật và cây cỏ thông thường khác. Có giá trị đặc biệt nhất ở đây là loại đất nung tráng men màu. Loại này được phát triển mạnh ở điện Ngưng Hy để sau đó ít thấy dùng trong trang trí cung điện và lăng tẩm. Đây là một loại hình tạo tác thủ công mỹ nghệ đặc sắc và quý hiếm của địa phương.
Bên trong điện, các nghệ nhân đầu thế kỷ đã tạo ra được một không gian nội thất vàng son lộng lẫy. Hàng trăm hình ảnh và câu thơ được chạm khắc hoặc viết vẽ lên các panô và hệ thống kiên ba đồ bản. Hệ thống cột kèo tiền điện cũng sơn son thép vàng. Màu sắc mọi hình ảnh trang trí đều còn đậm đà, chói lọi. Một loại hình ảnh trang trí độc đáo ở nôi thất Ngưng Hy là vẻ cảnh sinh hoạt của 24 câu chuyện trong “Nhị thập tứ hiếu”.
Lăng Ðồng Khánh được xây dựng trong buổi giao thời của lịch sử Việt Nam nên kiếm trúc lăng đan xem giữa kiến trúc cung đình, kiến trúc dân gian và kiến trúc mới du nhập. Trong một chừng mực nhất định, kiến trúc lăng đã thành công trong việc thể nghiệm cái mới, đưa yếu tố dân dã vào trong cung đình khiến lăng Ðồng Khánh hòa hợp với phong cảnh thôn dã trong vùng.
Một đoạn tường ngoài lăng Đồng Khánh xuống cấp, mới chỉ gia cố tạm. Nơi đây và toàn lăng hạn chế tham quan
bài đọc thêm
Cung môn, cổng chính vào khu tẩm điện lăng vua Đồng Khánh đã xuống cấp, phải chống đỡ như thế này
- Dự án đầu tu bảo tồn, tu bổ tổng thể khu di tích lăng vua Đồng Khánh (giai đoạn 1) vừa được UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế phê duyệt. Tổng mức đầu tư là 76,343 tỉ đồng từ ngân sách và các nguồn huy động khác, thực hiện dự kiến trong bốn năm kể từ năm 2008.
Khu vực lăng vua Đồng Khánh tọa lạc tại thôn Thượng Hai, xã Thủy Xuân, xung quanh là hàng loạt lăng mộ của bà con thân thuộc. Khu tẩm điện và lăng mộ bắt đầu được xây dựng từ năm 1888, được đánh giá có giá trị điển hình cho giai đoạn kiến trúc chuyển tiếp giữa cổ truyền và hiện đại, và là một trong 17 cụm di tích thuộc quần thể di sản văn hóa được UNESCO công nhận tại Huế.Cung môn, cổng chính vào khu tẩm điện lăng vua Đồng Khánh đã xuống cấp, phải chống đỡ như thế này
- Dự án đầu tu bảo tồn, tu bổ tổng thể khu di tích lăng vua Đồng Khánh (giai đoạn 1) vừa được UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế phê duyệt. Tổng mức đầu tư là 76,343 tỉ đồng từ ngân sách và các nguồn huy động khác, thực hiện dự kiến trong bốn năm kể từ năm 2008.
Lăng Dục Ðức
tên chữ An Lăng là một di tích trong quần thể di tích cố đô Huế, là nơi an táng vua Dục Ðức, vị vua thứ 5 của triều đại nhà Nguyễn. Lăng tọa lạc tại thôn Tây Nhất, làng An Cựu, xưa thuộc huyện Hương Thủy, nay thuộc phường An Cựu, thành phố Huế, cách trung tâm thành phố chưa đầy 2km.
Khái niệm khu lăng Dục Ðức thường dùng hiện nay là để chỉ toàn bộ quần thể kiến trúc nằm trong một khu vực rộng gần 6 ha, bao gồm lăng vua Dục Ðức, hoàng hậu và 42 tẩm mộ ông hoàng bà chúa cùng 121 ngôi mộ đất của những người thuộc Ðệ Tứ Chánh phái Nguyễn Phước tộc (hệ phái của vua Dục Ðức).
An Lăng nằm ở khu vực trung tâm, diện tích khoảng 1ha. Lăng gồm 2 khu vực: khu lăng mộ và khu tẩm thờ đặt song song với nhau. Cả hai khu đều có tường thành bao bọc. Lăng quay mặt về phía tây bắc, lấy đồi Phước Quả làm tiền án, núi Tam Thai sau lưng làm hậu chẩm và dòng khe chảy vòng qua trước mặt làm minh đường tụ thuỷ
Sau khi vua Tự Đức (1847 - 1883) qua đời, ngai vàng triều Nguyễn đã được 3 đời vua là Dục Đức (1883), Hiệp Hòa (1883) và Kiến Phúc (1883 - 1884) thừa kế liên tục chỉ trong vòng 4 tháng, sử gọi là “Tứ nguyệt tam vương”, rồi tiếp tục được chuyển cho 4 đời vua nữa trong vòng thời gian ngắn là Hàm Nghi (1884 - 1885), Đồng Khánh (1885 - 1889), Thành Thái (1889 - 1907) và Duy Tân (1907 - 1916).
Vua Dục Đức tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Ái, sinh năm 1852, khi lên 2 tuổi, được vua Tự Đức chọn làm con nuôi và làm Dục Đức Đường trong kinh thành cho ở. Năm 17 tuổi ông được đổi tên thành Ưng Chân. Khi vua Tự Đức qua đời, vị hoàng trưởng tử 32 tuổi lên nối ngôi, nhưng chỉ sau 3 ngày thì bị phế (23-7-1883) và bị quản thúc tại Thái Y Viện, cuối cùng chết đói ở nhà ngục Thừa Thiên sau 7 ngày không cho ăn uống (6-10-1883); để lại 8 bà vợ, 11 người con trai và 8 người con gái. Mộ chôn tạm tại khe cồn Phước Quả, gần chùa Tường Quang. Mấy hôm sau triều đình mới cho người vợ chính là bà Từ Minh được phép lên thăm mộ và làm lễ chịu tang ở chùa Tường Quang. Con trai của vua Dục Đức là Nguyễn Phúc Bửu Lân được đưa lên ngôi vua vào năm 1889, với niên hiệu Thành Thái. Sau khi lên ngôi vua, Thành Thái liền cho xây lăng mộ của vua cha đàng hoàng và đặt tên là An Lăng. Nơi thờ thì có chùa Tường Quang cách 200 mét. Năm 1891, triều đình vua Thành Thái cho xây dựng một ngôi miếu ở phường Thuận Cát, gần bên phải Hoàng thành để thờ vua Dục Đức, đặt tên là Tân Miếu (Năm 1897, đổi tên là Cung Tôn Miếu). Năm 1892, bà Từ Minh Hoàng Thái Hậu - mẹ vua Thành Thái xuất tiền đúc tượng Phật và mở rộng nhà tăng của ngôi chùa Tường Quang, năm sau vua Thành Thái cho đổi tên thành chùa Kim Quang và ban cho chùa tấm hoành phi đề 5 chữ “Sắc Tứ Kim Quang Tự”.
Đến tháng 7 năm Thành Thái thứ 11 (8-1899), nhà vua cho xây dựng điện Long Ân gần khu vực lăng mộ vua Dục Đức để thờ cha. Trong khuôn viên này có xây dựng thêm một số nhà của phụ thuộc như Tả, Hữu phối đường, Tả Hữu tòng viện dành cho 7 bà vợ thứ của vua Dục Đức ăn ở để lo hương khói phụng thờ. Năm 1906, bà Từ Minh tạ thế, triều đình cho quy hoạch lại khu vực lăng mộ vua Dục Đức, làm thành một khu lăng kép, xây mộ bà gần mộ ông theo kiểu “song táng”, “càn khôn hiệp đức”. Cuối năm 1945, ngay sau khi vua Duy Tân tử nạn máy bay ở châu Phi, một cuộc lễ truy điệu nhà vua được tổ chức tại điện Long Ân và thờ chung vua tại đây. Năm 1954, khi vua Thành Thái mất, thi hài được đưa về chôn tại địa điểm hiện nay trong khu vực An Lăng và được thờ ở ngôi điện Long Ân. Năm 1987, hài cốt vua Duy Tân được đưa về an táng cạnh lăng Thành Thái. Gần hai bên lăng vùa Thành Thái và Duy Tân còn có lăng mộ của 3 bà vợ vua Thành Thái. Và năm 1994, hài cốt bà Mai Thị Vàng (mất năm 1980), vợ vua Duy Tân được đưa vể chôn gần lăng mộ của vua Duy Tân.
Ngoài ra, trong khu vực lăng Dục Đức hiện nay còn có 39 lăng mộ các ông hoàng bà chúa và 121 ngôi mộ đất thuộc Đệ tứ Chánh hệ.
Theo địa bộ cũ, lăng Dục Đức chiếm một vùng đất rộng 56.144 m2, trong đó có khoảng 20 công trình kiến trúc lớn nhỏ; chia ra làm hai khu vực: lăng và tẩm, nằm cách xa nhau khoảng hơn 50 mét. Cả hai khu vực kiến trúc đều xây thành bao bọc chung quanh. Lăng quay mặt về hướng tây bắc, dùng một ngọn đồi thấp, thường gọi là cồn Phước Quả làm tiền án; lấy dòng khe chảy ngang trước mặt làm yếu tố "minh đường" và dùng ngọn núi Tam Thai ở đằng sau làm "hậu chẩm".
Đi vào khu lăng mộ - diện tích 3.445m2 bằng một cửa tam quan khá lớn xây bằng gạch, trên làm mái giả. Sau cửa là Bái đình, không có tượng đá như các lăng khác, mà chỉ xây lan can bằng vôi gạch để trang trí. Trung tâm của lăng mộ nằm ngay sau cửa tam quan thứ hai, có ngôi nhà Huỳnh Ốc được xây dựng trên một nền hình vuông mỗi cạch 8 mét. Nhà xây như một phương đình với dạng cổ lầu, mái lợp ngói hoàng lưu ly. Bờ nóc bờ quyết chắp hình rồng và phụng, nội thất trang hoàng đơn giản.
Các công trình kiến trúc nằm trong khu tẩm điện với diện tích mặt bằng 6.245m2. Công trình chính là điện Long Ân là một tòa nhà kép làm theo kiểu cung điện Huế, với 6 bộ vì kèo nóc ở 5 gian nhà trước được kết cấu theo lối “chồng rường giả thủ”, trang trí mặt hổ phù rất tinh xảo. Đây là một công trình kiến trúc gỗ có giá trị nghệ thuật trong hệ thống công trình kiến trúc cung đình triều Nguyễn ở Huế.
Khu lăng mộ có diện tích gần 3.500 m², la thành chu vi 136 m, cao 3,7 m, dày 0,5 m. Mặt trước la thành trổ 1 cửa vòm xây gạch, trên có 2 tầng mái giả ngói (trước kia có 2 cửa hông nhưng đã bị xây bít). Sau cửa là sân Bái đình lát gạch. Hai bên sân không có tượng đá như ở lăng mộ các vua khác. Tiếp đến là 1 cửa tam quan đồ sộ 3 tầng, hình thức như cửa Trường An ở cung Trường Sanh trong Hoàng thành. Ðây là cửa chính của vòng tường thành thứ hai, chu vi 142m, cao 2m, dày 0,5m. Bên trong lại có vòng tường thứ ba, chu vi 106m, cao 1,5m, dày 0,4m bao bọc lấy mộ vua, mộ hoàng hậu và nhà Huỳnh ốc. Ở vị trí trung tâm trong vòng tường thứ 3 là nhà Huỳnh ốc làm theo lối phương đình, mái lợp ngói lưu ly vàng, đặt trên 1 bệ hình vuông, mỗi cạnh dài 7m. Trong nhà có sập thờ, án thờ đều làm bằng đá dùng để trần thiết các đồ thờ cúng. Hai bên ngôi nhà này là hai ngôi mộ của vua Dục Ðức và Hoàng hậu Từ Minh nằm đối xứng với nhau. Mộ đều xây bằng đá Thanh, theo kiểu 5 hình khối chữ nhật chồng lên nhau, tổng chiều cao mộ là 0,85m. Trước 2 mộ đều có bình phong đắp nổi hình chữ Thọ, chữ Song Hỷ. Bên ngoài khu mộ, ở hai bên có 2 trụ biểu xây gạch, trên đắp hình hoa sen, xa hơn nữa có các trụ cấm để giới hạn khu vực lăng mộ.
Khu tẩm điện cách khu lăng mộ khoảng 50m, diện tích rộng 6.245m², có vòng la thành chu vi 260m, cao 2,3m, dày 0,5m bao bọc. Ở cả 4 mặt la thành đều trổ 1 cửa, cửa sau thông với một vòng tường thành hình thang vuông giới hạn khu vực ăn ở của các cung phi và gia nhân.
Cổng chính phía trước làm theo lối tam quan, trên đắp 4 tầng mái ximăng giả ngói ống, thân cổng chia làm nhiều ô hộc để trang trí. Các cổng bên và cổng sau đều làm theo lối cửa vòm, trên có 2 tầng mái giả ngói.
Sau cổng chính là bình phong, rồi đến sân chầu lát gạch Bát Tràng
. Trung tâm của khu tẩm thờ là điện Long An, một tòa nhà kép trùng thiềm điệp ốc đặt trên một mặt nền kích thước 24,2m x 22,2m. Chính điện 3 gian 2 chái kép, tiền điện 5 gian 2 chái đơn mái lợp ngói lưu li vàng. Trong điện có 3 khám thờ: khám giữa thờ bài vị vua Dục Ðức và bà Từ Minh Huệ Hoàng hậu, khám bên trái thờ bài vị vua Thành Thái, khám bên phải thờ bài vị vua Duy Tân.
So với lăng tẩm khác của các vua nhà Nguyễn, lăng Dục Đức có kiến trúc đơn giản và khiêm tốn hơn. Lăng gồm hai khu vực: điện Long Ân và lăng mộ vua cùng Hoàng hậu, đều lấy cồn Phước Quả ở đàng trước làm tiền án, khe Mụ Niệm chảy qua trước mặt làm yếu tố minh đường và dùng ngọn núi Tam Thai ở đằng sau làm hậu tẩm.
Khu vực lăng mộ hình chữ nhật, có diện tích 3.445m², bên trong không có Bi Đình và tượng đá như các lăng vua khác. Muốn vào lăng phải đi qua hai cổng tam quan, có mái giả bằng xi măng. Chính giữa Bửu Thành có một nhà Huỳnh Ốc dạng phương đình, thay thế cho nhà bia. Bên trong nhà Huỳnh Ốc không có bi ký, thay vào đó là một sập đá và kỷ đá dùng để bày hương án và hào soạn mỗi khi cúng giỗ nhà vua. Điện Long Ân ở trung tâm khu vực tẩm là một công trình được xây cất theo khuôn mẫu của các ngôi điện có ở Huế. Bên trong hiện có 3 án thờ thờ bài vị của các vua: Dục Đức và vợ (ở giữa), Thành Thái (bên trái) và Duy Tân (bên phải).
Phía sau điện Long Ân ngày xưa là chốn hậu cung của các bà vợ vua, giờ đây được mở rộng và chỉnh trang thêm. Đó cũng là nơi yên nghỉ của hai ông vua Thành Thái và Duy Tân. Trong khu vực này còn có mộ của các bà vợ vua Thành Thái: mộ bà Hoàng Quý Phi Nguyễn Gia Thị Anh, bà Nguyễn Thị Định (mẹ vua Duy Tân) và bà Khoan Phi Hồ Thị Phương; mộ công chúa Lương Linh (em vua Duy Tân), mộ bà Mai Thị Vàng (cải táng) vợ vua Duy Tân và một số lăng mộ của các hoàng thân anh em với vua Duy Tân. Khu vực An Lăng còn có 39 lăng mộ các ông hoàng, bà chúa và 121 ngôi mộ đất thuộc Đệ tứ Chánh hệ (Nguyễn Phúc Tộc)
Lăng Khải Định
Khải Định lên ngôi năm 1916 ở tuổi 31. Ngay sau khi lên ngôi, ông đã cho xây dựng nhiều cung điện, dinh thự, lăng tẩm cho bản thân và hoàng tộc như điện Kiến Trung, cung An Định, cửa Trường An, cửa Hiển Nhơn, cửa Chương Đức, đặc biệt là Ứng Lăng.
Để xây dựng sinh phần cho mình, Khải Định đã tham khảo nhiều tấu trình của các thầy địa lý cuối cùng đã chọn triền núi Châu Chữ làm vị trí để xây cất lăng mộ. Ở vị trí này, lăng Khải Định lấy một quả đồi thấp ở phía trước làm tiền án; lấy núi Chóp Vung và Kim Sơn chầu trước mặt làm “Tả thanh long” và “Hữu bạch hổ”; có khe Châu Ê chảy từ trái qua phải làm “thủy tụ”, gọi là “minh đường”. Nhà vua đổi tên núi Châu Chữ - vừa là hậu chẩm, vừa là “mặt bằng” của lăng - thành Ứng Sơn và gọi tên lăng theo tên núi là Ứng Lăng.
Lăng khởi công ngày 4 tháng 9 năm 1920 do Tiền quân Đô thống phủ Lê Văn Bá là người chỉ huy và kéo dài suốt 11 năm mới hoàn tất. Tham gia xây dựng lăng có rất nhiều thợ nghề và nghệ nhân nổi tiếng khắp cả nước như Phan Văn Tánh, Nguyễn Văn Khả, Ký Duyệt, Cửu Sừng... Để có kinh phí xây dựng lăng, vua Khải Định đã xin chính phủ bảo hộ cho phép ông tăng thuế điền 30% trên cả nước và lấy số tiền đó để làm lăng. Hành động này của Khải Định đã bị lịch sử lên án gay gắt.
So với lăng của các vua tiền nhiệm, lăng Khải Định có diện tích rất khiêm tốn hơn: 117 m × 48,5 m nhưng cực kỳ công phu và tốn nhiều thời gian. Để xây lăng, Khải Định cho người sang Pháp mua sắt, thép, xi măng, ngói Ardoise..., cho thuyền sang Trung Hoa, Nhật Bản mua đồ sứ, thủy tinh màu... để kiến thiết công trình.
Về kiến trúc lăng Khải Định được người đời sau thường đặt ra ngoài dòng kiến trúc truyền thống thời Nguyễn bởi cái mới, cái lạ, cái độc đáo, cái ngông nghênh, lạc lõng... tạo ra từ phong cách kiến trúc.
Về tổng thể, lăng là một khối hình chữ nhật vươn lên cao có 127 bậc cấp. Sự xâm nhập của nhiều trường phái kiến trúc như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Roman, Gothique... đã để lại dấu ấn trên những công trình cụ thể:
- Những trụ cổng hình tháp ảnh hưởng từ kiến trúc Ấn Độ;
- Trụ biểu dạng stoupa của Phật giáo;
- Hàng rào như những cây thánh giá khẳng khiu;
- Nhà bia với những hàng cột bát giác và vòm cửa theo lối Roman biến thể...
Cung này ở vị trí cao nhất là kiến trúc chính của lăng, được xây dựng công phu và tinh xảo. Toàn bộ nội thất trong cung đều được trang trí những phù điêu ghép bằng sành sứ và thủy tinh. Đó là những bộ tranh tứ quý, bát bửu, ngũ phúc, bộ khay trà, vương miện... kể cả những vật dụng rất hiện đại như đồng hồ báo thức, vợt tennis, đèn dầu hỏa... cũng được trang trí nơi đây. Công trình này gồm 5 phần liền nhau:
- Hai bên là Tả, Hữu Trực Phòng dành cho lính hộ lăng;
- Phía trước là điện Khải Thành, nơi có án thờ và chân dung vua Khải Định;
- Chính giữa là bửu tán, pho tượng nhà vua ở trên và mộ phần phía dưới;
- Trong cùng là khám thờ bài vị của vua.
Người chịu trách nhiệm chính trong việc kiến tạo những tuyệt tác nghệ thuật trong lăng Khải Định là nghệ nhân Phan Văn Tánh, tác giả của 3 bức bích họa “Cửu long ẩn vân” lớn vào bậc nhất Việt Nam được trang trí trên trần của 3 gian nhà giữa trong cung Thiên Định.
Tượng chầu trước Lăng
(nói thêm về Lăng Khải Định)
Thôn Châu Chữ, Xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, Thừa Thiên Huế là địa chỉ của lăng Khải Định. Lăng Khải Định là một di tích trong quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới ngày 11-12-1993.
So với 6 khu lăng của các vua nhà Nguyễn, lăng Khải Định là lăng sau cùng, và mặt bằng kiến trúc nhỏ nhất, nhưng lại là lăng có thời gian xây dựng dài nhất - 11 năm (1920 - 1931), và chi phí tốn kém nhất.
Năm 1920, sau khi các thầy địa lý đi coi đất và chọn địa điểm xong, triều đình huy động nhiều tù nhân và binh lính ở Huế lên làm việc khổ sai như mở đường, phá núi, làm toại đạo, tạo ra một mặt bằng xây dựng ở triền phía tây của một ngọn núi thuộc vùng Châu Chữ - là nơi rừng thiêng, nước độc nền tù nhân và binh lính lên xây dựng lăng bị chết khá nhiều.
Triều đình đã đưa tất cả thợ thủ công giỏi nhất trong “Nê ngõa tượng cuộc” lên làm việc dài hạn ở đây, trong số đó có nghệ nhân nổi tiếng nhất về tài trang trí bằng cách vẽ những bức họa long vân trên trần và đắp nổi cảnh vật lên tường là cụ Phan Văn Tánh, về sau được tặng hàm Bát phẩm.
Trong lăng Khải Định có hai pho tượng bằng đồng tạc hình vua: tượng ngồi trên ngai vàng được thực hiện ở Paris vào năm 1920, do hai người Pháp là P.Ducuing tạc tượng và F.Barbedienne đúc tượng, trong lòng rỗng, sau đó đưa về Huế mới mạ vàng bên ngoài. Tượng đứng đúc tại Huế do một người lính thợ quê ở Quảng Nam thực hiện. Làm tượng xong ông được tặng hàm Bát phẩm. Tượng này nguyên đặt trong nhà bát giác trước cổng cung An Định, năm 1960 đưa lên đặt tại Bi đình ở lăng Khải Định, từ năm 1975, cất vào phòng kín trong lăng.
Để thực hiện các công trình kiến trúc và trang trí tốn kém ở lăng Khải Định, nhà nước đương thời đã tăng thuế điền trên toàn quốc lên 30%. Kinh phí lớn nhất là mua vật liệu từ nước ngoài. Sắt, xi măng, ngói ác - đoa phải mua từ Pháp. Sành ngang chở từ Hà Đồng vào, nhưng sành kiểu, sứ tốt, vỏ chai, thủy tinh phải nhập từ Trung Quốc, Nhật Bản.
Dưới thời Khải Định (1916 - 1925), chủ quyền Việt Nam đã lọt hẳn vào tay thực dân Pháp, văn hóa phương Tây đang thâm nhập mạnh vào Việt Nam, nên lăng Khải Định mang nhiều yếu tố kiến trúc phương Tây. Thoạt nhìn, lăng Khải Định giống như một lâu đài ở châu Âu bởi những vật liệu hiện đại đã lấn át những vật liệu truyền thống. Và các yếu tố kiến trúc đã không còn giữ lại được tính đặc trưng của kiến trúc dân tộc nói chung, kiến trúc Nguyễn nói riêng. Hình khối bê tông nặng nề của tổng thể lăng, của các con rồng to lớn, cứng đã làm cho lăng Khải Định khác hắn các lăng vua Nguyễn trước đó.
Tuy nhiên, tất cả núi đồi, khe suối của một vùng rộng lớn chung quanh lăng đều được dùng làm các yếu tố phong thủy địa lý: tiền án, hậu chẩm, hổ phục, rồng chầu, minh đường, thủy tụ, tạo ra cho lăng Khải Định một ngoại cảnh thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ.
Giá trị nghệ thuật kiến trúc đặc trưng nhất ở lăng Khải Định là cung Thiên Định - công trình chính của lăng. Về hội họa: các nghệ nhân xưa đã sử dụng màu xanh sẫm vẽ lên xi măng giả cẩm thạch ở các tường và trần trực phòng. Những bức họa long vân với diện tích hàng chục mét vuông trên trần 3 phòng giữ cung Thiên Định được coi là những bức họa hoành tráng có giá trị nghệ thuật đặc biệt của nền hội họa Việt Nam.
Về nghệ thuật ghép mảnh lên tường, những nghệ nhân đầu thế kỷ XX đã dùng hàng vạn mẫu sành, sứ, thủy tinh đủ màu để đắp nổi thành hàng ngàn hình ảnh cung đình và dân gian sinh động, vui mắt; các bộ tranh tứ thời, ngũ phúc, bát bửu, bộ khay trà, mâm ngũ quả, ngọn đèn dầu hỏa, những chiếc đồng hồ, mấy cái mề đay,... tất cả đều được tạo nên bằng những chất liệu cứng, nhưng dưới bàn tay điêu luyện của các nghệ nhân, chúng đều trở nên mềm mại, lóng lánh, thanh nhã, biểu cảm. Việc tạo hình và tạo dáng chiếc bửu tán che trên ngự tọa cho người xem cảm nhận sự nhẹ nhàng, thanh thoát không nặng nề. Nhiều hình họa trang trí ở pa nô, các chữ “phúc”, chữ “thọ” cách điệu là sự thông minh, sáng tạo và kiên trì của những nghệ nhân xưa tham gia kiến trúc phần mỹ thuật ở lăng Khải Định. Người thợ thủ công tài bà Việt Nam đã thổi một luồng sinh khí mới vào nền mỹ thuật Việt Nam thời Nguyễn với nghệ thuật làm phù điêu bằng sành sứ tinh xảo, độc đáo và hấp dẫn.
Tượng đồng, bia đá, cung Thiên Định nằm trong tổng thể lăng Khải Định là một công trình xây dựng mang hai dòng kiến trúc Á - Âu tuyệt vời giữa cảnh quan thiên nhiên đặc sắc tuyệt mỹ đã làm cho lăng Khải Định trở thành một công trình kiến trúc độc đáo của đất nước Việt Nam nói chung, của các lăng tẩm vua triều Nguyễn nói riêng.