Nhà Hát Cổ Duyệt Thị Đường
Theo như các tài liệu và thư tịch cổ hiện còn lại cho biết, Duyệt Thị Đường là một trong những nhà hát cổ nhất của Việt Nam . Đây là nhà hát của hoàng cung, nơi dành cho vua và những người trong hoàng tộc thưởng thức các loại hình nghệ thuật truyền thống, đặc biệt là nghệ thuật tuồng cổ.
Nhà hát Duyệt Thị Đường được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 7 (1826). Toà nhà nằm bên trong Tử Cấm Thành với tổng diện tích là 11.740 m2, riêng diện tích của nhà hát là 1.182 m2. Bên hữu là Ngự y viện, nơi để sao chế thuốc chữa bệnh cho vua và hoàng gia. Bên tả là sở Thượng Thiện, nơi dùng để chế biến các món ăn phục vụ nhà vua. Tất cả đều được ngăn với nhà hát bằng một bức tường. Toàn bộ khuôn viên nhà hát trước đây được dùng để trồng các loại cây thuốc Nam quý hiếm.
Nhà hát có chiều cao 12m, gồm 2 tầng, nội thất được làm bằng gỗ lim. Sân khấu là phần sàn nhà nằm giữa bốn gian, khi diễn thì trải chiếu hoa lên. Trần nhà hát được trang trí hình ảnh các vì tinh tú, những đám mây ngũ sắc, vầng trăng khuyết, nền trời xanh rất đẹp, tạo cho người diễn cũng như người xem có cảm giác như đang ở ngoài trời, ở giữa cuộc đời.
Hai bên tả hữu khán đài có dãy trường kỷ dành cho các vị quốc khách và những vị quan lại cao quý của triều đình. Trên lầu hai là nơi dành cho những người trong hoàng tộc. Sân khấu có ba mặt, phía sau là hậu trường có hai phòng dành riêng đào kép chuẩn bị việc hoá trang, thay trang phục trước khi ra sân khấu biểu diễn. Mỗi khi đi xem diễn tuồng, Đức Vua ngự trên long ỷ thì dàn nhạc giáo đầu gồm 20 nhạc sĩ ngồi xổm đánh trống, gảy đàn, thổi kèn... Trước mặt họ có một cái trống lớn... Một vị quan ngồi sau trống. Nghệ sĩ nào khéo trình diễn thì ông đánh hai hay ba tiếng trống, mỗi tiếng thể hiện một số tiền biếu tặng diễn viên.
Trải qua gần 200 năm, dưới sự tác động của thiên nhiên khắc nghiệt và sự tàn phá của chiến tranh cũng như con người, nhà hát Duyệt Thị Đường đã gánh chịu nhiều hư hỏng nặng nề và đã được trùng tu, sửa chữa nhiều lần. Năm 1962, khi chính quyền Sài Gòn cải tạo Duyệt Thị Đường để làm cơ sở giảng dạy của Trường Quốc gia âm nhạc Huế, các công trình chung quanh bị triệt hạ để xây chỗ ở cho giáo viên và sinh viên đã khiến cho cấu trúc của nhà hát bị thay đổi không còn như cũ. Từ năm 1995 đến năm 2002, nhà hát được trùng tu, phục chế và sửa chữa lại phần ghế dành cho các quan khách xưa kia và chính thức đi vào hoạt động phục vụ khách du lịch từ tháng 3/2003.
Từ năm 2004, Duyệt Thị Đường được Trung tâm Bảo tàng Di tích Cố đô Huế đưa vào hoạt động nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống Huế, trong đó có nhã nhạc cung đình Huế. Hiện tại nhà hát đã sưu tầm và khôi phục được 8 trong số 11 điệu múa cổ cùng với 40 bài nhã nhạc được dàn dựng hết sức công phu và nhiều trích đoạn tuồng nổi tiếng cũng đã được phục dựng để phục vụ du khách.
Hiện nay, với sự khôi phục khá toàn vẹn, Duyệt Thị Đường đã trở thành một điểm biểu diễn nghệ thuật truyền thống cũng như du lịch nổi tiếng ở Huế và thu hút được sự quan tâm đông đảo của du khách gần xa mỗi khi có dịp đến với Cố Đô.
Nhà hát có chiều cao 12m, gồm 2 tầng, nội thất được làm bằng gỗ lim. Sân khấu là phần sàn nhà nằm giữa bốn gian, khi diễn thì trải chiếu hoa lên. Trần nhà hát được trang trí hình ảnh các vì tinh tú, những đám mây ngũ sắc, vầng trăng khuyết, nền trời xanh rất đẹp, tạo cho người diễn cũng như người xem có cảm giác như đang ở ngoài trời, ở giữa cuộc đời.
Hai bên tả hữu khán đài có dãy trường kỷ dành cho các vị quốc khách và những vị quan lại cao quý của triều đình. Trên lầu hai là nơi dành cho những người trong hoàng tộc. Sân khấu có ba mặt, phía sau là hậu trường có hai phòng dành riêng đào kép chuẩn bị việc hoá trang, thay trang phục trước khi ra sân khấu biểu diễn. Mỗi khi đi xem diễn tuồng, Đức Vua ngự trên long ỷ thì dàn nhạc giáo đầu gồm 20 nhạc sĩ ngồi xổm đánh trống, gảy đàn, thổi kèn... Trước mặt họ có một cái trống lớn... Một vị quan ngồi sau trống. Nghệ sĩ nào khéo trình diễn thì ông đánh hai hay ba tiếng trống, mỗi tiếng thể hiện một số tiền biếu tặng diễn viên.
Trải qua gần 200 năm, dưới sự tác động của thiên nhiên khắc nghiệt và sự tàn phá của chiến tranh cũng như con người, nhà hát Duyệt Thị Đường đã gánh chịu nhiều hư hỏng nặng nề và đã được trùng tu, sửa chữa nhiều lần. Năm 1962, khi chính quyền Sài Gòn cải tạo Duyệt Thị Đường để làm cơ sở giảng dạy của Trường Quốc gia âm nhạc Huế, các công trình chung quanh bị triệt hạ để xây chỗ ở cho giáo viên và sinh viên đã khiến cho cấu trúc của nhà hát bị thay đổi không còn như cũ. Từ năm 1995 đến năm 2002, nhà hát được trùng tu, phục chế và sửa chữa lại phần ghế dành cho các quan khách xưa kia và chính thức đi vào hoạt động phục vụ khách du lịch từ tháng 3/2003.
Từ năm 2004, Duyệt Thị Đường được Trung tâm Bảo tàng Di tích Cố đô Huế đưa vào hoạt động nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống Huế, trong đó có nhã nhạc cung đình Huế. Hiện tại nhà hát đã sưu tầm và khôi phục được 8 trong số 11 điệu múa cổ cùng với 40 bài nhã nhạc được dàn dựng hết sức công phu và nhiều trích đoạn tuồng nổi tiếng cũng đã được phục dựng để phục vụ du khách.
Hiện nay, với sự khôi phục khá toàn vẹn, Duyệt Thị Đường đã trở thành một điểm biểu diễn nghệ thuật truyền thống cũng như du lịch nổi tiếng ở Huế và thu hút được sự quan tâm đông đảo của du khách gần xa mỗi khi có dịp đến với Cố Đô.
Những người có công lưu giữ và truyền bá Nhã nhạc
Nhã nhạc đồng nghĩa với nhạc lễ cung đình, nó bao hàm tất cả các tổ chức dàn nhạc lễ. Thuật ngữ nhã nhạc có liên quan đến âm nhạc cung đình có mặt tại 4 nước đồng văn: Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam. Nhã nhạc xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc dưới thời nhà Chu (thế kỷ VI – tk III TCN). Về sau, nhã nhạc được lan toả sang các nước láng giềng như: Nhật Bản (tk VIII), Triều Tiên ( tk XII), Việt Nam (tk XV). Tuy được xem là tài sản chung nhưng nhã nhạc của mỗi nước đều có điểm riêng biệt. Ở Việt Nam, nhã nhạc bắt đầu xuất hiện vào thế kỷ XV, nhưng phải đến thời kỳ nhà Nguyễn mới phát triển rực rở và đạt đến trình độ uyên bác.
Ý nghĩa của thuật ngữ Nhã nhạc có khác nhau qua từng thời kỳ, nhưng nhìn chung nó vẫn giữ nguyên là loại âm nhạc chính thống của triều đình, đối lập với âm nhạc dân gian. Ngoài ra, Nhã nhạc còn mang một nghĩa hẹp, khi thì chỉ một tổ chức âm nhạc cung đình nhà Lê (thự nhã nhạc), khi thì chỉ một loại dàn nhạc trong cung đình triều Nguyễn. Nhưng những nghĩa hẹp này chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn và biến mất. Ngày nay, trong bối cảnh giao lưu quốc tế, Nhã nhạc được hiểu theo ý nghĩa nguyên thuỷ của nó, tức là nhạc chính thống mang tính lễ nghi, được sử dụng trong các triều đình quân chủ Việt Nam cũng như tại các nước đồng văn.
Tháng 11 năm 2003, Nhã nhạc Việt Nam chính thức được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hiệp quốc - Gọi tắc là Unesco, công nhận là “Kiệt tác di sản văn hoá phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại”. Đây là di sản văn hoá phi vật thể đầu tiên của Việt Nam được thế giới công nhận tính đến thời điểm hiện tại. Nhã nhạc hiện nay chỉ tồn tại dưới hai tổ chức dàn nhạc, đó là: Đại nhạc và Tiểu nhạc.
Ý nghĩa của thuật ngữ Nhã nhạc có khác nhau qua từng thời kỳ, nhưng nhìn chung nó vẫn giữ nguyên là loại âm nhạc chính thống của triều đình, đối lập với âm nhạc dân gian. Ngoài ra, Nhã nhạc còn mang một nghĩa hẹp, khi thì chỉ một tổ chức âm nhạc cung đình nhà Lê (thự nhã nhạc), khi thì chỉ một loại dàn nhạc trong cung đình triều Nguyễn. Nhưng những nghĩa hẹp này chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn và biến mất. Ngày nay, trong bối cảnh giao lưu quốc tế, Nhã nhạc được hiểu theo ý nghĩa nguyên thuỷ của nó, tức là nhạc chính thống mang tính lễ nghi, được sử dụng trong các triều đình quân chủ Việt Nam cũng như tại các nước đồng văn.
Tháng 11 năm 2003, Nhã nhạc Việt Nam chính thức được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hiệp quốc - Gọi tắc là Unesco, công nhận là “Kiệt tác di sản văn hoá phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại”. Đây là di sản văn hoá phi vật thể đầu tiên của Việt Nam được thế giới công nhận tính đến thời điểm hiện tại. Nhã nhạc hiện nay chỉ tồn tại dưới hai tổ chức dàn nhạc, đó là: Đại nhạc và Tiểu nhạc.
Đại Nhạc: Là dàn nhạc hết sức quan trọng trong hệ thống nhạc lễ cung đình Huế. Nó là dàn nhạc diễn tấu với những trình thức quan trọng nhất trong các buổi lễ, thường được dùng trong các lễ tế như: Tế Nam giao, tế miếu, Đại triều …Đây là dàn nhạc có âm lượng lớn. Nhạc cụ chủ yếu vẫn là dàn trống và kèn. Cấu tạo của dàn Đại nhạc:- 2 bộ gõ và bộ hơi, gồm 4 chủng loại, với trên 40 nhạc cụ. Tuy nhiên, so với các dàn Đại nhạc được mô tả trong các dữ liệu thì dàn Đại nhạc hiện nay có biên chế gọn nhẹ hơn.
ĐIỆN PHỤNG TIÊN
Nằm ở gần cửa Chương Đức, phía trước Cung Diên Thọ, cửa tây của Hoàng Thành.
Đây chính là ngôi miếu dùng để thờ cúng các vua triều Nguyễn. Khác với Thế Miếu, điện này cũng thờ các vị vua và hoàng hậu nhà Nguyễn nhưng nữ giới trong triều được phép đến đây cúng tế.
Thời gian xây dựng của điện chưa rõ, chỉ biết là nó đã được xây dựng khi vua Gia Long vẫn còn sống. Khi đó nó là một ngôi điện bằng gỗ có tên là Hoàng Nhân, vị trí gần cửa Hiển Nhân (ngày nay là Đại học Nghệ thuật Huế). Khi Gia Long mất, quan tài của ông đã được đặt tại đây 3 tháng trước khi được an táng ở lăng Gia Long. Kể từ năm 1820, đây là nơi thờ cúng Gia Long.
Năm 1829, vua Minh Mạng cho đổi tên điện Hoàng Nhân thành điện Phụng Tiên. Và đến năm 1837, ông cho dời điện từ vị trí gần cửa Hiển Nhân đến vị trí ngày nay, gần cửa Chương Đức. Mặc dù về sau, triều đình nhà Nguyễn có xây Thế Miếu với cùng một chức năng là thờ cúng Gia Long và các vị vua kế vị nhưng điện Phụng Tiên vẫn được duy trì để thờ các vua ấy, vì một lý do đặc biệt: theo quy định của Triều đình, Thế Miếu là "công miếu", các cuộc tế lễ ở đây đều là những buổi lễ có tính chất quốc gia với sự hiện diện của vua, hoàng thân và đình thần; tuyệt đối cấm nữ giới cho dù họ có là người trong Hoàng gia, nhưng họ có thể tới điện Phụng Tiên để thực hiện việc thờ tự.
Điện cũng là nơi lưu trữ nhiều bảo vật của nhà Nguyễn, nhưng đến tháng 2 năm 1947, toàn bộ đã bị thất thoát cũng như đốt cháy theo điện. Hiện giờ chỉ còn cửa Tam Quan và vòng tường thành là tương đối nguyên vẹn.
Điện Phụng tiên là một tòa nhà kép to lớn, to ngang Thế Miếu nhưng có thêm mái lưa ở phía trước. Phần chính doanh có 9 gian 2 chái, mỗi gian thờ một vua; phần tiền doanh có 11 gian. Mái điện được lợp ngói ống hoàng lưu ly cùng với ngói câu đầu trích thủy; phần nền thì được lát bằng gạch Bát Tràng tráng men.
Sân trước điện khá rộng cũng được lát bằng gạch Bát Tràng. Sát hiên trước có một hàng chậu sứ trồng cây cảnh được đặt trên các đôn bằng đá chạm. Cuối sân có một bể cạn lớn làm bằng đá, bên trong có một hòn non bộ, xây bằng đá tựa vào một bức bình phong giăng dài phía sau cửa tam quan. Ở giữa mặt trước khuôn viên có vòng thành bao quanh.
Khi còn hoạt động với chức năng thờ tự của mình, điện Phụng Tiên là một đền thờ nguy nga lộng lẫy với rất nhiều đồ tự khi mà khi sinh thời các vua Nguyễn đã dùng. Một người Pháp tên Robert R. de la Susse đã gọi điện Phụng Tiên là một bảo tàng ở Hoàng cung Huế, qua lời mô tả của Susse, năm 1913 điện trông như một bảo tàng với việc năm 1911 hầu hết các bảo vật của các Vua và Hoàng hậu đều được thống kê và đưa vào tủ kính[5] để ở đầu điện. Đồ được đặt trong tủ có rất nhiều loại: các khẩu súng hỏa mai nguyên do Pháp chế tạo của vua Tự Đức, các đồ đồng do người Việt đúc ở thời Minh Mạng, các loại đồ đồng tráng men, bộ sưu tập tiềng đồng, các bảo vật của các đời vua và các chậu lung với cây cỏ, canh san hô được làm bằng vàng và ngọc, cùng với các đồ dùng của vua Tự Đức... Trong số đó bảo vật đặc biệt nhất là hai bộ đồ thờ "tam sự" bằng ngọc bích, hai đĩa lớn đường kính 40cm; hai bức trấn phong bằng ngọc thạch nguyên bản. Ngoài ra điện còn lưu trữ các bảo ấn, các kim sách, vương miện, đồ uống trà làm bằng vàng nguyên chất.
Về việc chăm sóc hương khói, như trong phần lịch sử có nói về sự phân biệt nam nữ trong thờ cúng ở Điện Phụng Tiên và Thế Miếu. Điện Phụng Tiên do "các cô phụng trực", với đa số là thành viên của Hoàng tộc góa bụa hoặc không lấy chồng ăn ở trong các ngôi nhà phụ trong khuôn viện điện cho đến trọng đời, đảm nhiệm (còn Thế Miếu là do Ty Từ Tế phụ trách).
Thời gian xây dựng của điện chưa rõ, chỉ biết là nó đã được xây dựng khi vua Gia Long vẫn còn sống. Khi đó nó là một ngôi điện bằng gỗ có tên là Hoàng Nhân, vị trí gần cửa Hiển Nhân (ngày nay là Đại học Nghệ thuật Huế). Khi Gia Long mất, quan tài của ông đã được đặt tại đây 3 tháng trước khi được an táng ở lăng Gia Long. Kể từ năm 1820, đây là nơi thờ cúng Gia Long.
Năm 1829, vua Minh Mạng cho đổi tên điện Hoàng Nhân thành điện Phụng Tiên. Và đến năm 1837, ông cho dời điện từ vị trí gần cửa Hiển Nhân đến vị trí ngày nay, gần cửa Chương Đức. Mặc dù về sau, triều đình nhà Nguyễn có xây Thế Miếu với cùng một chức năng là thờ cúng Gia Long và các vị vua kế vị nhưng điện Phụng Tiên vẫn được duy trì để thờ các vua ấy, vì một lý do đặc biệt: theo quy định của Triều đình, Thế Miếu là "công miếu", các cuộc tế lễ ở đây đều là những buổi lễ có tính chất quốc gia với sự hiện diện của vua, hoàng thân và đình thần; tuyệt đối cấm nữ giới cho dù họ có là người trong Hoàng gia, nhưng họ có thể tới điện Phụng Tiên để thực hiện việc thờ tự.
Điện cũng là nơi lưu trữ nhiều bảo vật của nhà Nguyễn, nhưng đến tháng 2 năm 1947, toàn bộ đã bị thất thoát cũng như đốt cháy theo điện. Hiện giờ chỉ còn cửa Tam Quan và vòng tường thành là tương đối nguyên vẹn.
Điện Phụng tiên là một tòa nhà kép to lớn, to ngang Thế Miếu nhưng có thêm mái lưa ở phía trước. Phần chính doanh có 9 gian 2 chái, mỗi gian thờ một vua; phần tiền doanh có 11 gian. Mái điện được lợp ngói ống hoàng lưu ly cùng với ngói câu đầu trích thủy; phần nền thì được lát bằng gạch Bát Tràng tráng men.
Sân trước điện khá rộng cũng được lát bằng gạch Bát Tràng. Sát hiên trước có một hàng chậu sứ trồng cây cảnh được đặt trên các đôn bằng đá chạm. Cuối sân có một bể cạn lớn làm bằng đá, bên trong có một hòn non bộ, xây bằng đá tựa vào một bức bình phong giăng dài phía sau cửa tam quan. Ở giữa mặt trước khuôn viên có vòng thành bao quanh.
Khi còn hoạt động với chức năng thờ tự của mình, điện Phụng Tiên là một đền thờ nguy nga lộng lẫy với rất nhiều đồ tự khi mà khi sinh thời các vua Nguyễn đã dùng. Một người Pháp tên Robert R. de la Susse đã gọi điện Phụng Tiên là một bảo tàng ở Hoàng cung Huế, qua lời mô tả của Susse, năm 1913 điện trông như một bảo tàng với việc năm 1911 hầu hết các bảo vật của các Vua và Hoàng hậu đều được thống kê và đưa vào tủ kính[5] để ở đầu điện. Đồ được đặt trong tủ có rất nhiều loại: các khẩu súng hỏa mai nguyên do Pháp chế tạo của vua Tự Đức, các đồ đồng do người Việt đúc ở thời Minh Mạng, các loại đồ đồng tráng men, bộ sưu tập tiềng đồng, các bảo vật của các đời vua và các chậu lung với cây cỏ, canh san hô được làm bằng vàng và ngọc, cùng với các đồ dùng của vua Tự Đức... Trong số đó bảo vật đặc biệt nhất là hai bộ đồ thờ "tam sự" bằng ngọc bích, hai đĩa lớn đường kính 40cm; hai bức trấn phong bằng ngọc thạch nguyên bản. Ngoài ra điện còn lưu trữ các bảo ấn, các kim sách, vương miện, đồ uống trà làm bằng vàng nguyên chất.
Về việc chăm sóc hương khói, như trong phần lịch sử có nói về sự phân biệt nam nữ trong thờ cúng ở Điện Phụng Tiên và Thế Miếu. Điện Phụng Tiên do "các cô phụng trực", với đa số là thành viên của Hoàng tộc góa bụa hoặc không lấy chồng ăn ở trong các ngôi nhà phụ trong khuôn viện điện cho đến trọng đời, đảm nhiệm (còn Thế Miếu là do Ty Từ Tế phụ trách).
- Vị trí - Địa điểm:
Nằm ở phía tây bắc trong Hoàng thành, phía trước cung Trường Sanh, phía sau điện Phụng Tiên.
* Giới thiệu chung:
Tên ban đầu là cung Trường Thọ, được xây dựng từ năm 1803, dùng làm nơi ở và sinh hoạt hàng ngày của hoàng thái hậu. Về sau, cung được đổi tên bốn lần nữa là Từ Thọ, Gia Thọ, Ninh Thọ và Diên Thọ, kiến trúc cung cũng có thay đổi, nhưng chức năng vẫn không thay đổi, tức vẫn là một biệt cung của các hoàng thái hậu (có khi cả thái hoàng thái hậu) triều Nguyễn và bản thân tên cung vẫn giữ nguyên ý nghĩa mong muốn kéo dài tuổi thọ, kéo dài sự sống.
So với các khu vực khác bên trong Hoàng thành, cung Diên Thọ có quy mô tương đối lớn. Bình diện toàn khu vực cung hình chữ nhật (126,4 x 138,5m), diện tích khoảng 17.500m2, chiếm hơn 1/20 tổng diện tích toàn bộ khu vực Hoàng thành, Tử Cấm thành (360.000m2). Cung có vòng tường gạch cao trên 2m ngăn cách. Bốn hướng trổ 4 cổng, quan trọng nhất là cổng Thọ Chỉ, cổng chính ở mặt nam và cổng ở phía đông, cổng có hành lang thông qua Tử Cấm thành. Hướng chính của cung Diên Thọ là hướng Tây Bắc - Đông Nam, tức là theo hướng chung của Kinh thành Huế.
Trong khu vực cung có khoảng 20 công trình kiến trúc lớn nhỏ. Các công trình này vừa phong phú về loại hình (điện, tạ, lầu, các) vừa đa dạng về phong cách kiến trúc, bởi chúng được xây dựng, cải tạo trong những thời kỳ lịch sử khác nhau. Có thể nói, khu vực cung Diên Thọ là một tập hợp điển hình các phong cách kiến trúc thời Nguyễn.
Công trình kiến trúc trung tâm của cung Diên Thọ là ngôi điện chính. Điện là một tòa nhà kép kiểu trùng thiềm điệp ốc rất đồ sộ, có diện tích nền đến 960m2. Chính điện 7 gian 2 chái, tiền điện 5 gian 2 chái kép, được nối liền với nhau bằng bộ vì vỏ cua chạm trổ tinh xảo.
Phía sau điện chính của cung là điện Thọ Ninh, ngôi điện thường dành cho bà thái hậu thứ hai. Xưa, kiến trúc điện khá lớn, có đến 7 gian, sau thu hẹp còn 3 gian 2 chái. Từ điện Thọ Ninh qua ngôi điện chính có hành lang nối thông.
Phía đông điện chính là nhà tạ Trường Du, một công trình kiến trúc gỗ xinh xắn đặt trên một cái hồ hình chữ nhật, diện tích 530m2. Tòa thủy tạ này được xây dựng năm 1849, làm nơi hóng mát, tiêu giao cho các bà thái hậu. Ở mặt nam, Tạ Trường Du lại được gắn liền với một ngôi đình nhỏ mang tên đình Lương Phong. Từ đình Lương Phong, có cầu nối qua hai cụm giả sơn đặt giữa hồ. Từ Tạ Trường Du cũng có hành lang nối thông đến điện chính.
Phía tây bắc của điện chính là am Phước Thọ, còn có tên gọi khác là gác Khương Ninh. Đây là một tòa kiến trúc gỗ hai tầng, dựng từ năm 1831, làm nơi các bà thái hậu thờ phật và các vị thánh thần khác. Tầng trên gồm năm gian, dành làm nơi thiết trí tượng phật, tượng thần và các án thờ. Tầng dưới, ngoài năm gian chính, còn có một hệ thống chái chạy quanh 4 mặt. Am hướng về phía tây nam, trước mặt có giả sơn.
Phía tây nam của điện chính, xưa có tòa Thông Minh Đường, một nhà hát cung đình đặc biệt dành cho hoàng thái hậu. Năm 1927, người ta xây một tòa nhà hai tầng theo kiểu mới, thay vào chỗ của Thông Minh Đường. Năm 1950, ngôi nhà mới này được cải tạo lại rộng hơn để làm nơi ở và sinh hoạt tạm thời cho quốc trưởng bù nhìn Bảo Đại.
Đối diện với Tịnh Minh Lâu là Tả Trà, dành cho khách ngồi đợi khi đến cung Diên Thọ thăm thái hậu. Ngay phía trước điện chính là một tấm bình phong dài bằng gạch, mặt trước có trang trí đắp nổi rất sinh động, ở phía đông của bình phong này là hành lang nối thông qua Tử Cấm thành để vua có thể qua về vấn an thái hậu hoặc thái hoàng thái hậu. Hệ thống hành lang ở cung Diên Thọ đều có mái che lợp ngói, nối thông tất cả các công trình kiến trúc chính trong cung. Vì vậy, sự có mặt của hệ thống trường lang này vừa tạo nên sự thống nhất bền vững của quần thể các công trình, vừa tạo được vẻ mềm mại, uyển chuyển của tổng thể kiến trúc trong khu vực cung.
Nằm ở phía tây bắc trong Hoàng thành, phía trước cung Trường Sanh, phía sau điện Phụng Tiên.
* Giới thiệu chung:
Tên ban đầu là cung Trường Thọ, được xây dựng từ năm 1803, dùng làm nơi ở và sinh hoạt hàng ngày của hoàng thái hậu. Về sau, cung được đổi tên bốn lần nữa là Từ Thọ, Gia Thọ, Ninh Thọ và Diên Thọ, kiến trúc cung cũng có thay đổi, nhưng chức năng vẫn không thay đổi, tức vẫn là một biệt cung của các hoàng thái hậu (có khi cả thái hoàng thái hậu) triều Nguyễn và bản thân tên cung vẫn giữ nguyên ý nghĩa mong muốn kéo dài tuổi thọ, kéo dài sự sống.
So với các khu vực khác bên trong Hoàng thành, cung Diên Thọ có quy mô tương đối lớn. Bình diện toàn khu vực cung hình chữ nhật (126,4 x 138,5m), diện tích khoảng 17.500m2, chiếm hơn 1/20 tổng diện tích toàn bộ khu vực Hoàng thành, Tử Cấm thành (360.000m2). Cung có vòng tường gạch cao trên 2m ngăn cách. Bốn hướng trổ 4 cổng, quan trọng nhất là cổng Thọ Chỉ, cổng chính ở mặt nam và cổng ở phía đông, cổng có hành lang thông qua Tử Cấm thành. Hướng chính của cung Diên Thọ là hướng Tây Bắc - Đông Nam, tức là theo hướng chung của Kinh thành Huế.
Trong khu vực cung có khoảng 20 công trình kiến trúc lớn nhỏ. Các công trình này vừa phong phú về loại hình (điện, tạ, lầu, các) vừa đa dạng về phong cách kiến trúc, bởi chúng được xây dựng, cải tạo trong những thời kỳ lịch sử khác nhau. Có thể nói, khu vực cung Diên Thọ là một tập hợp điển hình các phong cách kiến trúc thời Nguyễn.
Công trình kiến trúc trung tâm của cung Diên Thọ là ngôi điện chính. Điện là một tòa nhà kép kiểu trùng thiềm điệp ốc rất đồ sộ, có diện tích nền đến 960m2. Chính điện 7 gian 2 chái, tiền điện 5 gian 2 chái kép, được nối liền với nhau bằng bộ vì vỏ cua chạm trổ tinh xảo.
Phía sau điện chính của cung là điện Thọ Ninh, ngôi điện thường dành cho bà thái hậu thứ hai. Xưa, kiến trúc điện khá lớn, có đến 7 gian, sau thu hẹp còn 3 gian 2 chái. Từ điện Thọ Ninh qua ngôi điện chính có hành lang nối thông.
Phía đông điện chính là nhà tạ Trường Du, một công trình kiến trúc gỗ xinh xắn đặt trên một cái hồ hình chữ nhật, diện tích 530m2. Tòa thủy tạ này được xây dựng năm 1849, làm nơi hóng mát, tiêu giao cho các bà thái hậu. Ở mặt nam, Tạ Trường Du lại được gắn liền với một ngôi đình nhỏ mang tên đình Lương Phong. Từ đình Lương Phong, có cầu nối qua hai cụm giả sơn đặt giữa hồ. Từ Tạ Trường Du cũng có hành lang nối thông đến điện chính.
Phía tây bắc của điện chính là am Phước Thọ, còn có tên gọi khác là gác Khương Ninh. Đây là một tòa kiến trúc gỗ hai tầng, dựng từ năm 1831, làm nơi các bà thái hậu thờ phật và các vị thánh thần khác. Tầng trên gồm năm gian, dành làm nơi thiết trí tượng phật, tượng thần và các án thờ. Tầng dưới, ngoài năm gian chính, còn có một hệ thống chái chạy quanh 4 mặt. Am hướng về phía tây nam, trước mặt có giả sơn.
Phía tây nam của điện chính, xưa có tòa Thông Minh Đường, một nhà hát cung đình đặc biệt dành cho hoàng thái hậu. Năm 1927, người ta xây một tòa nhà hai tầng theo kiểu mới, thay vào chỗ của Thông Minh Đường. Năm 1950, ngôi nhà mới này được cải tạo lại rộng hơn để làm nơi ở và sinh hoạt tạm thời cho quốc trưởng bù nhìn Bảo Đại.
Đối diện với Tịnh Minh Lâu là Tả Trà, dành cho khách ngồi đợi khi đến cung Diên Thọ thăm thái hậu. Ngay phía trước điện chính là một tấm bình phong dài bằng gạch, mặt trước có trang trí đắp nổi rất sinh động, ở phía đông của bình phong này là hành lang nối thông qua Tử Cấm thành để vua có thể qua về vấn an thái hậu hoặc thái hoàng thái hậu. Hệ thống hành lang ở cung Diên Thọ đều có mái che lợp ngói, nối thông tất cả các công trình kiến trúc chính trong cung. Vì vậy, sự có mặt của hệ thống trường lang này vừa tạo nên sự thống nhất bền vững của quần thể các công trình, vừa tạo được vẻ mềm mại, uyển chuyển của tổng thể kiến trúc trong khu vực cung.
- Vị trí - Địa điểm:
Nằm ở góc tây bắc trong Hoàng thành, phía sau cung Diên Thọ.
* Giới thiệu chung:
Cung được khởi công xây dựng từ năm Minh Mạng thứ 1 (1821), với tên ban đầu là cung Trường Ninh, kiểu thức như một hoa viên. Kiến trúc ban đầu xếp theo hình chữ tam, gồm một điện chính ở giữa, một điện phía trước, một lầu phía sau và một số công trình phụ ở xung quanh. Năm Thiệu Trị thứ 6 (1846), cung Trường Ninh được “đại gia trùng tu” kiến trúc cung được nâng cấp về quy mô. Trục kiến trúc chính xếp theo hình chữ Vương, trong đó điện Thọ Khang được đặt chính giữa, tòa Ngũ Đại Đồng Đường đặt phía trước, lầu Vạn Phúc đứng sau cùng. Ba tòa nhà này có nền nối liền nhau và có hệ thống hành lang thông suốt.
Quanh trục kiến trúc này có nhiều công trình khác. Phía trước nhà Ngũ Đại Đồng Đường có Phường Môn. Phía sau lầu Vạn Phúc có xếp mấy ngọn giả sơn như núi Bảo Sơn, núi Kình Ngư, núi Hổ Tôn... Vòng quanh cung có lạch nước Đào Nguyên nối qua hồ Nội Kim Thủy ở phía bắc. Trên lạch có bắc những cây cầu sơn đỏ để đi qua.
Cung Trường Ninh ban đầu có vai trò như một hoa viên và là nơi các vua Nguyễn thường mời mẹ mình đến thăm thú “thưởng tiết ưu du”. Về cuối triều Nguyễn, cung lại trở thành nơi ăn ở sinh hoạt của một số bà hoàng thái hậu, thái hoàng thái hậu như bà Lệ Thiên (vợ vua Tự Đức), bà Từ Minh (vợ vua Dục Đức), bà Tiên Cung (vợ vua Đồng Khánh)...
Năm 1923, vua Khải Định cho tu bổ cung đổi tên thành Trường Sanh và dựng thêm hai tòa nhà để xe ở phía trước, gần cổng vào cung. Đến nay, trải qua thời gian và các biến động lịch sử, kiến trúc cung Trường Sanh đã có nhiều thay đổi và phần nhiều đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Tuy nhiên, thời còn rực rỡ nó đã từng được vua Thiệu Trị xếp vào hàng thứ bảy của thắng cảnh đất Thần Kinh.
Hoàng thành và Tử Cấm thành (gọi chung là Hoàng Cung hay Đại Nội) được bắt đầu khởi công xây dựng vào mùa hè năm 1804. Các vòng thành bảo vệ Hoàng Cung được xây dựng dưới sự phụ trách, trông coi trực tiếp của hai đại thần Nguyễn Văn Chương và Lê Chất. Một số cung điện và miếu thờ quan trọng trong Hoàng Cung được giao cho các đại thần Nguyễn Đức Xuyên, Lê Văn Duyệt, Phan Văn Đức, Lê Công Nga... chịu trách nhiệm trông coi công tác xây cất.
Dưới triều Nguyễn, về mặt hành chính, hệ thống Hoàng Cung này là cái rốn, là trọng địa số một tại Kinh đô Huế. Đây là nơi tập trung cao nhất của bộ máy điều hành việc nước, cho nên diện mạo các tòa cung điện phải huy hoàng tráng lệ và cần được bảo vệ cẩn mật. Đó là lý do cắt nghĩa tại sao ở đây có tường thành xây dựng lớp trong lớp ngoài.
* Hoàng thành: Mặt bằng của Hoàng Thành có hình chữ nhật. Mặt trước và mặt sau đều dài 622m. Mặt trái và mặt phải (Đông và Tây) đều dài 604m.
Vòng thành được xây bằng gạch, cao 4,16m, dày 1,04m, móng thành sâu 0,66m. Mũ thành xây theo dạng hình thang cân. Mỗi mặt thành trổ một cửa để ra vào. Phía Nam (trước) là cửa Ngọ Môn; phía Bắc (sau) là cửa Hòa Bình; phía Đông (trái) là cửa Hiển Nhơn; phía Tây (phải) là cửa Chương Đức. Giữa mỗi mặt thành có một pháo đài xây nhô ra ngoài, bên trên dựng nhà vuông (phương gia) để lính túc trực canh phòng. Ở phía trong mỗi góc thành đều có một hệ thống bậc cấp lộ thiên để lính đi lên quan sát tình hình an ninh ở ngoài thành.
Ngoài thành có một hệ thống hào bao bọc, gọi tên là hồ Ngoại Kim Thủy. Hệ thống hào này rộng 16m, sâu 4m, mực nước cao 1m. Hai bờ hào đều được kè bằng đá núi (sơn thạch), trên kè có xây lan can cao 0,88m. Giữa thành và hào còn có một khoảng đất rộng 13m được xem là khu vực phòng lộ, khi bị tấn công, thành đổ, gạch đá sẽ rơi xuống đây không để cho hào bị lấp đầy, khiến cho bộ binh đối phương sẽ khó khăn khi tấn công xâm nhập. Có mười chiếc cầu xây bằng đá và gạch bắc qua hào để thông thương trong ngoài.
Với cấu trúc thành cao hào sâu như vậy ở vòng đai chung quanh Hoàng thành và với sự canh gác thường trực của nhiều vệ binh tại các cửa thành, các pháo đài và các vọng lâu, kẻ địch từ bên ngoài khó đột nhập được vào chốn triều trung.
* Tử Cấm thành: Nằm trong khu vực Hoàng Thành cũng bắt đầu xây dựng vào mùa hè năm 1804. Thời Gia Long gọi Tử Cấm Thành là Cung Thành.
Mặt bằng khu Tử Cấm Thành cũng có dạng hình chữ nhật. Mặt trước và mặt sau đều dài 324m. Mặt trái và mặt phải đều dài 290m. Vòng tường thành được xây bằng gạch, cao 3,72m, dày 0,72m. Chung quanh không có hào. Mặt thành phía trước chỉ trổ một cửa duy nhất ở ngay chính giữa: Đại Cung môn. Mặt sau có 3 cửa: 2 cửa Tường Loan và Nghi Phụng được xây dựng ngay từ đầu thế kỷ XIX; còn “Văn Phòng môn” thì chỉ mới được trổ ra dưới thời Bảo Đại, khi xây dựng Ngự tiền Văn phòng vào khoảng năm 1933. Mặt trái trổ 4 cửa: Đông An, Cấm Uyển, Hưng Khánh và Duyệt Thị (riêng cửa này được trổ ra vào năm 1962). Mặt phải trổ 2 cửa Tây An và Gia Tường.
Hoàng thành được chia ra thành nhiều khu vực nhỏ với những chức năng khác nhau. Quanh mỗi khu vực đều có xây tường gạch cao quá đầu người để ngăn cách. Căn cứ vào ý tưởng qui hoạch và chức năng của các công trình kiến trúc nói chung, mặt bằng Hoàng cung Huế có thể được chia ra thành các khu vực sau đây:
- Khu vực cử hành đại lễ của triều đình: từ Ngọ Môn đến điện Thái Hòa, nơi diễn ra các cuộc lễ đăng quang, tiếp các sứ bộ ngoại giao quan trọng, mừng sinh nhật vua, lễ Quốc khánh, lễ Duyệt binh, lễ Truyền lô (đọc danh sách các tân khoa Tiến sĩ)...
- Khu vực thờ phụng các vua chúa nhà Nguyễn: Triệu Miếu, Thái Miếu, Hưng Miếu, Thế Miếu, điện Phụng Tiên.
- Khu vực ăn ở của Hoàng Thái hậu (mẹ vua) và Thái Hoàng Thái hậu (bà nội vua): cung Diên Thọ, cung Trường Sanh.
- Khu vực phủ Nội Vụ: gồm nhà kho tàng trữ đồ quý và các xưởng chế tạo đồ thủ công mỹ nghệ cao cấp nhất.
- Khu vực vườn Cơ Hạ và điện Khâm Văn: Tùy theo thời vua mà có các chức năng khác nhau: thời Gia Long, là nơi học tập của Hoàng tử Đảm; thời Thiệu Trị, là vườn ngự nổi tiếng; thời Tự Đức, điện Khâm Văn là nơi vua nghe các đại thần uyên bác giảng giải kinh sách.
- Khu vực Tử Cấm thành: đây là chốn cung cấm dành riêng cho vua và gia đình ăn ở, làm việc và hưởng thụ các loại hình tiêu khiển khác nhau. Trong thời cao điểm của nó, tại đây có đến hàng chục cung điện huy hoàng tráng lệ và lầu son gác tía; hoàng gia đông đảo có đến hàng trăm thành viên.
Trên địa bàn chung của Hoàng Thành và Tử Cấm Thành, vào thời vàng son của nó, có khoảng 100 công trình kiến trúc các loại và lớn nhỏ khác nhau như cung điện, lầu gác, nhà cửa, miếu thờ, cầu, hồ ao... Bố cục mặt bằng của hệ thống kiến trúc rất chặt chẽ và đăng đối. Phần lớn các công trình đều đối xứng từng cặp qua đường trục chính từ Ngọ Môn đến lầu Tứ Phương Vô Sự, và ở vào những vị trí tiền, hậu; thượng, hạ; tả, hữu rất là nhất quán (giữ đúng nguyên tắc truyền thống: tả văn hữu võ, tả nam hữu nữ, tả chiêu hữu mục). Các con số 9 và 5 được sử dụng nhiều trong kiến trúc trang trí, vì theo Dịch lý, những con số ấy ứng với mạng thiên tử. Đây cũng là thế giới của rồng 5 móng, vì nó tượng trưng cho vua.
Nhìn chung, tổng thể kiến trúc Hoàng Thành và Tử Cấm Thành chẳng những có giá trị nghệ thuật về qui hoạch, kiến trúc và trang trí, mà đây còn là hệ thống Hoàng cung còn lại duy nhất tại Việt Nam.(còn tiếp)
Dưới triều Nguyễn, về mặt hành chính, hệ thống Hoàng Cung này là cái rốn, là trọng địa số một tại Kinh đô Huế. Đây là nơi tập trung cao nhất của bộ máy điều hành việc nước, cho nên diện mạo các tòa cung điện phải huy hoàng tráng lệ và cần được bảo vệ cẩn mật. Đó là lý do cắt nghĩa tại sao ở đây có tường thành xây dựng lớp trong lớp ngoài.
* Hoàng thành: Mặt bằng của Hoàng Thành có hình chữ nhật. Mặt trước và mặt sau đều dài 622m. Mặt trái và mặt phải (Đông và Tây) đều dài 604m.
Vòng thành được xây bằng gạch, cao 4,16m, dày 1,04m, móng thành sâu 0,66m. Mũ thành xây theo dạng hình thang cân. Mỗi mặt thành trổ một cửa để ra vào. Phía Nam (trước) là cửa Ngọ Môn; phía Bắc (sau) là cửa Hòa Bình; phía Đông (trái) là cửa Hiển Nhơn; phía Tây (phải) là cửa Chương Đức. Giữa mỗi mặt thành có một pháo đài xây nhô ra ngoài, bên trên dựng nhà vuông (phương gia) để lính túc trực canh phòng. Ở phía trong mỗi góc thành đều có một hệ thống bậc cấp lộ thiên để lính đi lên quan sát tình hình an ninh ở ngoài thành.
Ngoài thành có một hệ thống hào bao bọc, gọi tên là hồ Ngoại Kim Thủy. Hệ thống hào này rộng 16m, sâu 4m, mực nước cao 1m. Hai bờ hào đều được kè bằng đá núi (sơn thạch), trên kè có xây lan can cao 0,88m. Giữa thành và hào còn có một khoảng đất rộng 13m được xem là khu vực phòng lộ, khi bị tấn công, thành đổ, gạch đá sẽ rơi xuống đây không để cho hào bị lấp đầy, khiến cho bộ binh đối phương sẽ khó khăn khi tấn công xâm nhập. Có mười chiếc cầu xây bằng đá và gạch bắc qua hào để thông thương trong ngoài.
Với cấu trúc thành cao hào sâu như vậy ở vòng đai chung quanh Hoàng thành và với sự canh gác thường trực của nhiều vệ binh tại các cửa thành, các pháo đài và các vọng lâu, kẻ địch từ bên ngoài khó đột nhập được vào chốn triều trung.
* Tử Cấm thành: Nằm trong khu vực Hoàng Thành cũng bắt đầu xây dựng vào mùa hè năm 1804. Thời Gia Long gọi Tử Cấm Thành là Cung Thành.
Mặt bằng khu Tử Cấm Thành cũng có dạng hình chữ nhật. Mặt trước và mặt sau đều dài 324m. Mặt trái và mặt phải đều dài 290m. Vòng tường thành được xây bằng gạch, cao 3,72m, dày 0,72m. Chung quanh không có hào. Mặt thành phía trước chỉ trổ một cửa duy nhất ở ngay chính giữa: Đại Cung môn. Mặt sau có 3 cửa: 2 cửa Tường Loan và Nghi Phụng được xây dựng ngay từ đầu thế kỷ XIX; còn “Văn Phòng môn” thì chỉ mới được trổ ra dưới thời Bảo Đại, khi xây dựng Ngự tiền Văn phòng vào khoảng năm 1933. Mặt trái trổ 4 cửa: Đông An, Cấm Uyển, Hưng Khánh và Duyệt Thị (riêng cửa này được trổ ra vào năm 1962). Mặt phải trổ 2 cửa Tây An và Gia Tường.
Hoàng thành được chia ra thành nhiều khu vực nhỏ với những chức năng khác nhau. Quanh mỗi khu vực đều có xây tường gạch cao quá đầu người để ngăn cách. Căn cứ vào ý tưởng qui hoạch và chức năng của các công trình kiến trúc nói chung, mặt bằng Hoàng cung Huế có thể được chia ra thành các khu vực sau đây:
- Khu vực cử hành đại lễ của triều đình: từ Ngọ Môn đến điện Thái Hòa, nơi diễn ra các cuộc lễ đăng quang, tiếp các sứ bộ ngoại giao quan trọng, mừng sinh nhật vua, lễ Quốc khánh, lễ Duyệt binh, lễ Truyền lô (đọc danh sách các tân khoa Tiến sĩ)...
- Khu vực thờ phụng các vua chúa nhà Nguyễn: Triệu Miếu, Thái Miếu, Hưng Miếu, Thế Miếu, điện Phụng Tiên.
- Khu vực ăn ở của Hoàng Thái hậu (mẹ vua) và Thái Hoàng Thái hậu (bà nội vua): cung Diên Thọ, cung Trường Sanh.
- Khu vực phủ Nội Vụ: gồm nhà kho tàng trữ đồ quý và các xưởng chế tạo đồ thủ công mỹ nghệ cao cấp nhất.
- Khu vực vườn Cơ Hạ và điện Khâm Văn: Tùy theo thời vua mà có các chức năng khác nhau: thời Gia Long, là nơi học tập của Hoàng tử Đảm; thời Thiệu Trị, là vườn ngự nổi tiếng; thời Tự Đức, điện Khâm Văn là nơi vua nghe các đại thần uyên bác giảng giải kinh sách.
- Khu vực Tử Cấm thành: đây là chốn cung cấm dành riêng cho vua và gia đình ăn ở, làm việc và hưởng thụ các loại hình tiêu khiển khác nhau. Trong thời cao điểm của nó, tại đây có đến hàng chục cung điện huy hoàng tráng lệ và lầu son gác tía; hoàng gia đông đảo có đến hàng trăm thành viên.
Trên địa bàn chung của Hoàng Thành và Tử Cấm Thành, vào thời vàng son của nó, có khoảng 100 công trình kiến trúc các loại và lớn nhỏ khác nhau như cung điện, lầu gác, nhà cửa, miếu thờ, cầu, hồ ao... Bố cục mặt bằng của hệ thống kiến trúc rất chặt chẽ và đăng đối. Phần lớn các công trình đều đối xứng từng cặp qua đường trục chính từ Ngọ Môn đến lầu Tứ Phương Vô Sự, và ở vào những vị trí tiền, hậu; thượng, hạ; tả, hữu rất là nhất quán (giữ đúng nguyên tắc truyền thống: tả văn hữu võ, tả nam hữu nữ, tả chiêu hữu mục). Các con số 9 và 5 được sử dụng nhiều trong kiến trúc trang trí, vì theo Dịch lý, những con số ấy ứng với mạng thiên tử. Đây cũng là thế giới của rồng 5 móng, vì nó tượng trưng cho vua.
Nhìn chung, tổng thể kiến trúc Hoàng Thành và Tử Cấm Thành chẳng những có giá trị nghệ thuật về qui hoạch, kiến trúc và trang trí, mà đây còn là hệ thống Hoàng cung còn lại duy nhất tại Việt Nam.(còn tiếp)
Tả Vu và Hữu Vu
là hai công trình phối thuộc của Điện Cần Chánh trong Tử Cấm Thành của Kinh thành Huế. Tả Vu là toà nhà dành cho các quan văn, còn Hữu Vu là toà nhà dành cho các quan võ; đây là nơi các quan chuẩn bị nghi thức trước khi thiết triều, nơi làm việc của cơ mật viện, nơi tổ chức thi đình và yến tiệc. Tả Vu và Hữu Vu đều được xây dựng vào đầu thế kỷ 19, và cải tạo vào năm 1899. Hữu Vu được trùng tu vào năm 1977, và Tả Vu vào các năm 1986, 1987-1988.
Hữu Vu năm 1921
Điện Kiến Trung
trong Tử Cấm thành (Huế) được vua Khải Định cho xây vào năm 1921-1923 cùng thời gian với xây lăng để làm nơi sinh hoạt của vua trong hoàng cung. Ngày 6-11-1925 vua Khải Định đã băng hà tại điện này.
Điện Kiến Trung năm 1930 Vị trí Hoàng thành Huế Xây dựng 1921 - 1923 Đời vua Khải Định, Bảo Đại Phá hủy 1947 Tình trạng Bị phá hủy hoàn toàn Chức năng Nơi ăn ở và làm việc hàng ngày của vua Khải Định, sau đó là nơi ở chung của gia đình vua Bảo Đại
Sau này, vua Bảo Đại cho tu sửa lại điện, tân trang các tiện nghi Tây phương và cùng hoàng hậu Nam Phương dọn về ở tại điện Kiến Trung. Tại điện này, Hoàng hậu Nam Phương đã lần lượt hạ sanh 5 người con:
- Thái tử Bảo Long, sinh ngày 4-1-1936
- Công chúa Phương Mai, sinh ngày 1-8-1937
- Công chúa Phương Liên, sinh ngày 3-11-1938
- Công chúa Phương Dung, sinh ngày 5-2-1942
- Hoàng tử Bảo Thắng, sinh ngày 9-12-1943.
Hiện nay Điện Kiến Trung đã bị phá huỷ chỉ còn nền điện trong khu vực Tử Cấm Thành.
Điện Kiến Trung làm bằng giấy (đồ mả) để đốt trong tang lể cho Vua Khải Định năm 1926
Điện Kiến Trung làm bằng giấy (đồ mả) để đốt trong tang lể cho Vua Khải Định năm 1926
Vua Khải Định là vị vua thứ 12 của triều Nguyễn và là người cuối cùng xây dựng lăng tẩm, chuẩn bị cho sự " ra đi " của một ông vua vào buổi mạt kỳ của chế độ phong kiến.
Bước lên ngai vàng vào giữa tuổi 31, Khải Định không có một đóng góp nào cho công cuộc giải phóng dân tộc và phục hưng kinh tế đất nước.
Ngược lại ông say sưa với việc xây dựng cung điện, dinh thự, lăng tẩm cho bản thân và Hoàng Tộc như điện Kiến trung, cung An Định, cửa Trường An, cửa Hiển Nhơn, cửa Chương Đức, đặc biệt là Ứng Lăng, Những công trình này làm hoa tốn nhiều nhân lực, của cải của bình dân, song lại vô tình trở thành những công trình có giá trị văn hóa, nghệ thuật.
Thái Bình Lâu (hoàng thành Huế)
Hoa văn và phù điêu trên mái Thái Bình Lâu
; |
Thái Bình Ngự lãm Thư lâu
Thái Bình Lâu là nơi để các vua chúa nhà Nguyễn đến đọc sách, viết văn, làm thơ, thư giãn.
Thái bình lâuTên gọi:Thái Bình Lâu (hoàng thành Huế)
Người tạo nên: Vua Khải Định
Kiến trúc:
Nhà đọc sách
Vị trí:
Quần thể di tích cố đô Huế
Thái Bình Lâu là một tòa nhà hai tầng bằng gỗ nằm giữa một khuôn viên hình chữ nhật rộng 32m, dài 58m. Tọa lạc tại phía đông bắc Tử Cấm Thành.
Thái Bình Lâu được vua Khải Định ra lệnh xây dựng vào năm 1919, đến năm 1921 thì hoàn thành để nhà vua có thể nghĩ ngơi lúc rảnh rang, cũng là chỗ để nhà vua đọc sách.
Kiến trúc
Công trình là một tòa nhà kép, gồm tiền sảnh, chính doanh, hậu doanh nối liền nhau bằng hai máng thoát nước. Mặt nền cao hơn đất 1m, mặt trước là bốn cột xây bằng gạch trát vữa. Phía trước có 3 chữ Thái Bình Lâu và hai bên là hai bài văn do vua Khải Định ngự chế.
Sau tiền sảnh là chính doanh. Đây là một ngôi nhà 2 tầng cao 9.55m, mái được lợp bằn ngói âm dương tráng men vàng với nhiều trang trí rất đẹp và lộng lẫy như hình những con dơi tượng trưng cho Ngũ Phúc và hai bờ nóc đắp nổi hai hình hồi long đầy uy lực.
Hậu doanh có 3 gian, 2 chái, mái lợp ngói liệt, hai đầu hồi có đắp nổi đề tài Hải ốc thiêm trù với hình ảnh ba ông già chúc thọ cho nhau.
(vietcaravan.com)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét