Thứ Ba, 24 tháng 11, 2009

HUẾ ( P5 )

Tòa Thương Bạc
tọa lạc bên bờ Nam sông Hương, bên ngoài cổng Thượng Tứ, là một di tích thuộc quần thể di tích cố đô Huế.

Click the image to open in full size.

Click the image to open in full size.
Dưới triều Nguyễn, vua Minh Mạng cho xây dựng Cung Quán còn gọi là Công Quán tại phía Đông - Bắc kinh thành Huế, ở bên trong cửa Đông Bắc (cửa Kẻ Trài), trước mặt đồn Mang Cá là trụ sở để đón tiếp các sứ thần nước ngoài. Năm Tự Đức 28 (1875), do không muốn đón tiếp các sứ giả ngoại quốc trong khu vực Kinh Thành nên vua Tự Đức cho làm Thương Bạc Viện tại vị trí mới, bên ngoài của Thượng Tứ (cửa Đông Nam), bao gồm nhiều công trình để tiếp đón các sứ thần và là nơi làm việc hàng ngày của các quan lo việc ngoại giao, đồng thời cũng để tiện việc đối phó với các đại diện của toà Khâm sứ Pháp.
Ngày 6 tháng 6 năm 1884, trên một chiếc tàu đậu giữa sông Hương, trước tòa Thương Bạc, đại diện nhà Nguyễn là các đại thần: Nguyễn Văn Tường, Phạm Thuận Duật, Tôn Thất Phan; đại diện Pháp là Đại sứ Patenôtre đã ký kết Hòa ước Patenôtre, còn gọi là Hòa ước Giáp Thân. Đây là hòa ước cuối cùng nhà Nguyễn ký với thực dân Pháp để công nhận sự đầu hàng của mình.
Sau ngày kinh đô Huế thất thủ (5 tháng 7 năm 1885), tướng Tôn Thất Thuyết đem vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị), tòa Thương Bạc không còn được dùng làm nơi đón tiếp các sứ giả nước ngoài nữa, mà lần lượt làm bản doanh của quân đội Pháp, tiếp đến làm phủ của các đại thần, làm trường Hậu Bổ, trường Uyên Bác và cuối cùng làm Viện Cổ học, trước khi nó bị bỏ hoang rồi sụp đổ dưới triều vua Bảo Đại.
Năm 1936, vua Bảo Đại cho phát hoang và dựng lên đó một tiểu đình, cách vị trí Thương Bạc Viện cũ khoảng 100m để ghi nhớ di tích ấy. Công trình này được xây bằng vật liệu mới như xi măng, sắt thép; mặt nền hình bát giác, mái chia 2 tầng lợp ngói lưu ly, cấu trúc thanh nhã, hài hòa với cảnh vật xung quanh. Nghệ nhân Nguyễn Văn Khả (Kiển Khả) là người nhận thầu công trình này.
Thi sĩ tiền chiến Ưng Bình Thúc Giạ Thị (1877-1961), cháu nội Tuy Lý Vương, nhân tới chơi tiểu đình Thương Bạc, nhớ chuyện ký hòa ước năm xưa (1884), có cảm tác một bài thơ luật mà thi sĩ Quách Tấn còn nhớ được bốn câu:
…Võng bác Thượng thơ ra trước bến,
Tàu ông Nguyên soái đậu ngoài khơi.
Giảng hòa mực ký xong hai chữ,
Bảo hộ cờ bay đã mấy đời.

Quốc Tử Giám

Quốc Tử Giám ở Huế, nay là Bảo tàng lịch sử Thừa Thiên Huế, là di tích trường đại học duy nhất thời phong kiến còn tồn tại ở Việt Nam. Đây là một di tích lịch sử, văn hóa có giá trị cao. Ngày 11 tháng 12 năm 1993, Quốc Tử Giám cùng với hệ thống di tích cung đình triều Nguyễn đã được ghi tên vào danh mục Di sản thế giới.

Click the image to open in full size.
Quốc Tử Giám Huế

Quốc Tử Giám trước đây thuộc địa phận làng An Bình, giáp với làng Long Hồ Hạ, huyện Hương Trà, thành phố Huế là trường Ðại học quốc gia ngày xưa do triều đình mở ra để đào tạo nhân tài. Ở nước ta, Quốc Tử Giám đầu tiên đã được thành lập vào năm 1076 tại Kinh đô Thăng Long dưới thời Lý . Ngay từ đầu nó đã có tên gọi là Quốc Tử Giám và từ đó về sau nó vẫn giữ nguyên vị trí ở kinh đô Thăng Long, trong khuôn viên Văn Miếu Hà Nội ngày nay.
Đến đầu triều Nguyễn, sau khi thống nhất đất nước, vua Gia Long đã quyết định xây dựng kinh đô tại Huế. Năm 1803 , vua Gia Long xây dựng Đốc Học Đường - đây được xem là trường quốc học đầu tiên được xây dựng dưới triều Nguyễn. Trường được xây tại địa phận An Ninh Thượng, huyện Hương Trà, cách kinh thành Huế chừng 5 km về phía Tây, trường nằm cạnh Văn Miếu, mặt hướng ra sông Hương .
Thời Gia Long, qui mô kiến trúc của trường còn nhỏ, chỉ gồm một tòa chính ở giữa và hai dãy nhà hai bên, dùng làm chỗ để quan Chánh, Phó Đốc Học giảng dạy.
Tháng 3 năm 1820, vua Minh Mạng cho đổi tên thành trường Quốc Tử Giám. Lúc này Quốc Tử Giám được phát triển to lớn hơn. Quốc Tử Giám tiếp tục xây dựng và hoàn thiện tiếp sau đó.
Năm 1821, vua cho dựng tòa Di Luân Đường, một tòa giảng đường và hai dãy nhà học hai bên Di Luân Đường, mỗi dãy 19 gian phòng học, làm chỗ cho sinh viên đọc sách, làm bài.
Click the image to open in full size.
Bia trước Quốc Tử Giám - Huế
Đến thời vua Tự Đức, trường được tiếp tục xây dựng và mở mang thêm. Năm 1848, xây thêm tường bao bọc và dãy cư xá, mỗi bên 2 gian. Trường cũng mở thêm 2 cửa nhỏ hai bên để sinh viên ra vào. Vì lúc bấy giờ cả nước chỉ có một trường Quốc Học nên tập trung một lượng sinh viên về học rất đông. Một lần ghé thăm trường, vua Tự Đức đã làm một bài văn gồm 14 chương để răn dạy và khuyến khích sinh viên học hành. Toàn bộ nội dung bài văn này được khắc vào tấm bia dựng trước sân trường. Do bão Giáp Thìn năm 1904, trường bị hư hỏng nặng, nhưng sau đó, trường được phục hồi.
Đến năm 1908, thời vua Duy Tân, Quốc Tử Giám được dời vào bên trong Kinh thành, bên ngoài, phía Đông Nam Hoàng thành (tức vị trí hiện nay). So với kiến trúc cũ, Quốc Tử Giám mới được xây dựng mới thêm nhiều công trình phụ, trong đó, kiến trúc cũ của Di Luân Đường được giữ nguyên. Hai bên là hai dãy phòng học vẫn như cũ và cư xá sinh viên ; phía sau trường, ở giữa là tòa Tân Thơ Viện, hai bên là nhà ở của quan Tế Tửu, Tư Nghiệp (hiệu trưởng, hiệu phó) và các viên chức khác của trường. Trong số các công trình kiến trúc này, Di Luân Đường, Tân Thơ Viện và tòa nhà dành cho vị Tế Tửu Quốc Tử Giám ở là những công trình kiến trúc gỗ theo phong cách truyền thống có giá trị nghệ thuật cao (Tân Thơ Viện, Di Luân Đường đều có nguồn gốc từ các công trình kiến trúc của Cung Bảo Định). Năm 1923, Tân Thơ Viện trở thành Bảo Tàng Khải Định nên trường Quốc Tử Giám phải lập một thư viện mới mang tên Thư Viện Bảo Đại ở phía sau Di Luân Đường.
Năm 1945, sau khi triều đình nhà Nguyễn chấm dứt vai trò lịch sử của mình, Quốc Tử Giám cũng không thay đổi kiến trúc kể từ đó đến nay
Dù đã chấm dứt vai trò của mình, thế nhưng trường Quốc Tử Giám đóng góp hết sức to lớn trong việc đào tạo nhân tài cho đất nước, là nơi lưu lại dấu chân của hơn 500 vị tiến sĩ, phó bảng của triều Nguyễn. Cùng với Văn Miếu Quốc Tử Giám - Quốc Tử Giám Huế đã đóng góp công sức của mình trong việc đào tạo nhân tài của đất nước, phản ánh một thời kỳ của lịch sử và là một trung tâm đào luyện nhân tài của đất nước. Kể từ khi Quốc Tử Giám Huế ra đời đến nay, nền giáo dục đại học ở Huế đã có lịch sử gần hai thế kỷ .Tuy nhiên, trong lịch sử , việc dời Quốc Tử Giám vào Phú Xuân Huế đồng nghĩa với việc chấm dứt việc thi Hội - thi đình tại Thăng Long .


Trường Quốc Tử Giám


Click the image to open in full size.

Click the image to open in full size.

Click the image to open in full size.

Click the image to open in full size.

Quốc Tử Giám hiện nay còn khá nguyên vẹn, và khá may mắn so với một số công trình khác trong quần thể di tích cố đô Huế.

Cung An Định
tọa lạc bên bờ sông An Cựu, xưa thuộc phường Đệ Bát- Thị xã Huế, nay tại số 97 đường Phan Đình Phùng, Thành phố Huế là cung điện riêng của vua Khải Định từ khi còn là thái tử đến khi làm vua, sau này được Vĩnh Thụy thừa kế và từng sống ở đây sau khi thoái vị.



Click the image to open in full size.

Cung An Định và bến thuyền

Nguyên tại vị trí này từ năm Thành Thái14 (1902), Phụng Hóa Công Nguyễn Phúc Bửu Đảo (tức vua Khải Định sau này) đã lập phủ riêng, đặt tên là phủ An Định. Đến sau khi lên ngôi, vào năm 1917 Khải Định đã dùng tiền riêng để cải tạo lại theo lối kiến trúc hiện đại. Đầu năm 1919, công việc xây dựng hoàn tất, cung vẫn giữ nguyên tên gọi. Từ ngày 28/2/1922, cung An Định trở thành tiềm để của Đông Cung Thái tử Vĩnh Thụy (vua Bảo Đại về sau). Sau Cách mạng tháng Tám 1945, gia đình cựu hoàng Bảo Đại đã chuyển từ Hoàng cung qua sống tại cung An Định. Sau năm 1954, chính quyền Ngô Đình Diệm đã tịch thu cung An Định. Sau năm 1975 bà Từ Cung đã hiến cung An Định cho chính quyền cách mạng . Cung An Định được sử dụng như một khu nhà tập thể cho gia đình các giáo sư Đại học Huế và bị xuống cấp nghiêm trọng cho đến năm 2001 mới được phục hồi, trùng tu. Đến nay sáu bức bích họa ở Khải Tường Lâu dưới sự giúp đỡ của CHLB Đức đã được phục hồi theo phương pháp phục hồi hoàn nguyên và sử dụng các chất bảo quản nhằm ngăn chặn những tác hại của môi trường, trả lại diện mạo vốn có của nó trong nội điện di tích cung An Định . Sau khi điện Long An (nơi đặt Bảo tàng Mỹ thuật cung đình Huế) đóng cửa để thực hiện dự án trùng tu, toàn bộ hiện vật của bảo tàng đã được đưa đến cung An Định để trưng bày

Click the image to open in full size.
Tranh tường ở cung An Định
Cung An Định quay mặt về hướng nam, phía sông An Cựu. Cung có địa thế bằng phẳng, tổng diện tích mặt bằng 23.463m2, chung quanh có khuôn viên tường gạch, dày 0,5m, cao 1,8m trên có hàng rào song sắt bao bọc . Khi còn nguyên vẹn cung có khoảng 10 công trình. Từ trước ra sau là: Bến thuyền, Cổng chính, đình Trung Lập, lầu Khải Tường, nhà hát Cửu Tư Đài, chuồng thú, Hồ nước... trải qua thời gian và sự tàn phá của chiến tranh, đến nay cung chỉ còn lại 3 công trình khá nguyên vẹn là Cổng chính, đình Trung Lập và lầu Khải Tường. Cổng chính làm theo lối tam quan, hai tầng, trang trí bằng sành sứ đắp nổi rất công phu. Đình Trung Lập, nằm phía trong cửa, kết cấu kiểu đình bát giác, nền cao. Trong đình nguyên có đặt bức tượng đồng vua Khải Định, tỷ lệ bằng người thật, đúc từ năm 1920.

Click the image to open in full size.

Click the image to open in full size.


Phục chế tranh tường tại Cung An Định dưới sự giúp đỡ của các chuyên gia bảo tồn Đức (thuộc Dự án đào tạo, bảo tồn và phục chế của Đức - GCREP


Lầu Khải Tường nằm phía sau đình Trung Lập, là công trình kiến trúc chính của cung An Định. Chữ Khải Tường (nghĩa là nơi khởi phát điềm lành), tên lầu là do vua Khải Định đặt. Lầu 3 tầng, xây dựng bằng các vật liệu mới theo kiểu lâu đài châu Âu, chiếm diện tích tới 745m2. Lầu được trang trí rất công phu, đặc biệt là phần nội thất của tầng 1 với các bức tranh tường có giá trị nghệ thuật rất cao.

Cung An Định được vua Đồng Khánh xây dựng cho con trai trưởng - hoàng tử Nguyễn Phúc Bửu Đảo và đặt tên là phủ Phụng Hóa. Năm 1916, sau khi vua Duy Tân bị giặc Pháp bắt đi đày, Bửu Đảo lên ngôi lấy niên hiệu là Khải Định. Năm 1917, vua Khải Định cho xây dựng lại phủ Phụng Hóa thành một tòa lâu đài nguy nga tráng lệ nhất VN thời đó, gọi là An Định cung và tặng cho hoàng tử Vĩnh Thụy (Bảo Đại).
Cung An Định nằm bên dòng An Cựu (hiện mang số nhà 97 Phan Đình Phùng) được xây trên diện tích 2,5ha, gồm nhiều công trình khác nhau, trong đó lầu Khải Tường ba tầng là kiến trúc chính. Tại sảnh đường tầng 1

Click the image to open in full size.Click the image to open in full size.Click the image to open in full size.

Click the image to open in full size.Click the image to open in full size.

có sáu bức tranh trang trí có tuổi gần 90 năm. Những bức bích họa này được vẽ bằng sơn dầu trực tiếp lên các mảng tường và có khung gỗ ốp viền, chạm khắc hoa mai, lá sen cách điệu rất đẹp.
Khổ khung tranh có hai loại: 1,8m x 1,1m và 1,6m x 1,4m. Sáu bức tranh này không đề tên, nhưng nhìn hình vẽ ai cũng có thể nhận ra phối cảnh thật của năm lăng: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh; còn một tranh chưa rõ vẽ công trình gì. Nét vẽ rất điệu nghệ, nêu bật đặc điểm phong cảnh và nét đẹp của từng lăng, chứng tỏ trình độ có hạng của tác giả.
Sau khi Bảo Đại thoái vị (tháng 9-1945), ông về sống ở cung An Định cùng mẹ là bà Từ Cung, vợ là hoàng hậu Nam Phương và con cái, người hầu. Đầu thập niên 1950, bà Nam Phương cùng các con qua Pháp, bà Từ Cung ở đây cho đến năm 1955 cung An Định bị chính quyền Ngô Đình Diệm tịch thu.
Từ 1975 - 2001, cung An Định được sử dụng làm nhà văn hóa lao động tỉnh. Có thể nói suốt gần 60 năm, tòa lâu đài này không được trùng tu bảo dưỡng gì nên đã xuống cấp nghiêm trọng, sáu bức tranh tường cũng bị sứt mẻ, phai nhạt sắc màu. Năm 2001, cung An Định được trùng tu nhân tổ chức lễ hội Festival Huế 2002.
Năm 2003, Đại sứ quán Cộng hòa liên bang Đức đã tài trợ 17.000 euro để phục chế sáu bức tranh tường cổ quí hiếm ở cung An Định. Năm chuyên gia phục chế di tích người Đức, bằng phương tiện kỹ thuật hiện đại đã nghiên cứu, phân tích và phục chế trong suốt ba tháng trời, nhờ đó các bức tranh mới hiện lên sinh động như hiện nay (nhưng liệu có đúng như nguyên tác?).
Tuy nhiên, chung quanh sáu bức tranh này đến bây giờ còn có hai câu hỏi chưa ai giải thích thỏa đáng. Thứ nhất, bức tranh thứ sáu vẽ phủ đệ hay khu lăng mộ nào? Thứ hai, ai là tác giả của sáu bức tranh này? Về câu hỏi thứ nhất, theo ông Phùng Phu, giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, do cung An Định được vua Khải Định xây dựng khi mới lên ngôi, lúc đó ông chưa xây lăng cho mình nên tranh thứ sáu không thể vẽ lăng Khải Định mà có thể vẽ một phủ đệ nào đó có tầm quan trọng đặc biệt với triều đình và bản thân Bửu Đảo (?).
Còn tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, giám đốc Bảo tàng Cổ vật Huế, cho rằng có thể bức tranh đó vẽ lăng Khải Định khi đang ở dạng phác thảo trên bản vẽ. Theo ông Sơn, lúc khánh thành cung An Định, vua Khải Định 33 tuổi, đã bắt đầu cho thiết kế lăng. Sở dĩ bức họa không giống với lăng Khải Định hiện nay vì sau chuyến đi Pháp về, Khải Định đã cho thay đổi thiết kế lăng theo kiểu phương Tây, đồ sộ hơn nên không còn giống với bức tranh đã vẽ.
Câu hỏi sau càng khó lý giải hơn. Theo các tác giả sách Mỹ thuật thời Nguyễn trên đất Huế (Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 1992), những tác phẩm này là của họa sĩ Lê Quang Duyệt. Còn sách Mỹ thuật Huế (Viện Mỹ thuật và Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế xuất bản, 1992) lại cho rằng đây là tranh của các họa sĩ VN đương thời (thế kỷ 20) như Lê Duy Hiến, Tôn Thất Sa... Do trên tranh không có chữ ký họa sĩ, thật khó biết căn cứ vào đâu để xác định tác giả.
Chỉ đến khi trùng tu sáu bức tranh, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ở góc một trong sáu bức tranh có chữ ký tên Nguyễn Văn Ngoan (hay Ngoãn?). KTS Phùng Phu cho biết nếu đúng là họa sĩ Nguyễn Văn Ngoãn thì đây là một trong những họa sĩ đã tốt nghiệp Trường cao

Click the image to open in full size.

đẳng Mỹ thuật Đông Dương ở Hà Nội trong những khóa đầu tiên. Nhưng vấn đề rắc rối ở chỗ họa sĩ Nguyễn Văn Ngoãn tốt nghiệp năm 1934, khi cung An Định đã được xây xong từ lâu và Khải Định cũng đã qua đời; và ông Ngoãn sẽ không bao giờ ký tên của mình vào bản vẽ của người khác nếu được mời sửa chữa hay vẽ lại. Còn nếu như những bức tranh này được vẽ sau năm 1934, do ý tưởng của Bảo Đại chẳng hạn, thì bức tranh thứ sáu phải được vẽ đúng như nó chứ! Lại có ý kiến rằng cũng có thể họa sĩ Nguyễn Văn Ngoãn khi chưa đi học Trường Mỹ thuật Đông Dương đã được triều đình Huế trưng dụng...
Hai câu hỏi trên nhất định sẽ được làm sáng tỏ. Đây là công việc của các nhà nghiên cứu văn hóa Huế cũng như các nhà nghiên cứu mỹ thuật.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngôi biệt thự có số nhà 79B, nay đổi số mới là 147, ở đường Phan Đình Phùng – thành phố Huế, hướng mặt tiền ra sông Lợi Nông (sông An Cựu) từ vài chục năm nay người Huế quen gọi là nhà Đức Từ Cung.

Click the image to open in full size.
Nhà lưu niệm Hoàng Thái hậu Từ Cung

Ngôi nhà được xây cất dưới thời thuộc Pháp, đã qua vài lần đổi chủ. Chủ nhân cuối cùng là Đoan Huy Hoàng Thái Hậu.
Bà Từ Cung, nhũ danh là Hoàng Thị Cúc, con ông Hoàng Văn Tích, nguyên quán ở làng Mỹ Lợi, huyện Phú Lộc, tỉnh TT-Huế. Ông Hoàng Văn Tích được ban chức Thái Thường Tự Khanh, tước Nghi Quốc Công.
Phủ thờ họ Hoàng, họ ngoại vua Bảo Đại, được lập ở đường Nguyễn Du, phường Phú Cát. Dưới thời Duy Tân (1907-1916) bà là phủ thiếp của Phụng Hoá Công Bửu Đảo. Bà sinh hạ công tử Vĩnh Thụy vào ngày 20/10/1913.
Năm 1916, khi Phụng Hoá Công lên ngôi, lấy niên hiệu là Khải Định, địa vị của bà Hoàng Thị Cúc trở nên quan trọng trong Hoàng gia.
Tháng 3 năm Khải Định thứ 2 bà được phong tước Tam giai Huệ Nhân, tháng 10 năm sau được phong Nhị giai Huệ Phi, tháng 2 năm Khải Định thứ 8 (1923) được phong Nhất giai Hậu Phi.
Năm 1925, khi Hoàng tử Vĩnh Thụy nối ngôi vua cha địa vị của bà càng quan trọng hơn. Tháng 2 năm Bảo Đại thứ 8 (1933) bà được triều đình tấn phong Đoan Huy Hoàng Thái Hậu.
Từ đó bà được tôn xưng là Từ Cung. Vào ngày sinh nhật hàng năm của bà triều đình tổ chức lễ mừng rất trọng thể, gọi là Lễ Từ Khương.
Tháng 8-1945, một ngày sau lễ thoái vị của vua Bảo Đại, gia đình nhà vua ra khỏi Hoàng cung, chuyển về ở tại Cung An Định. Đây là Tiềm để của vua Khải Định và vua Bảo Đại.
Công trình này nguyên có tên là Phủ Phụng Hoá, do vua Đồng Khánh xây dựng dành cho Hoàng tử trưởng Nguyễn Phúc Bửu Đảo. Khi lên ngôi, vua Khải Định cho cải tạo Phủ Phụng Hoá thành một lâu đài tráng lệ, dành tặng cho Hoàng tử Vĩnh Thụy.
Vĩnh Thụy đã ở tại đây cho đến năm 1922 thì qua Pháp học. Khi tại vị, cả vua Khải Định và vua Bảo Đại đều ở trong Điện Kiến Trung.
Khi cựu hoàng Bảo Đại ra Hà Nội làm cố vấn cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hoàng Thái hậu Từ Cung và Hoàng hậu Nam Phương cùng các hoàng nam, hoàng nữ vẫn ở tại Cung An Định.
Những năm 1949 - 1954, khi Bảo Đại trở về làm Quốc trưởng bà Từ Cung trở lại Hoàng cung, ở tại Cung Diên Thọ. Năm 1954, khi Bảo Đại qua Pháp lưu vong bà lại phải ra khỏi Hoàng thành về sống ở Cung An Định.
Năm 1955, khi Quốc trưởng Bảo Đại bị lật đổ, ông Ngô Đình Diệm lên làm Thủ tướng thì chính quyền (miền Nam Việt Nam) không cho phép bà Từ Cung ở lại trong Cung An Định. Trong tình cảnh này bà đã mua lại ngôi nhà của bà Ân Phi.
Ngôi nhà lầu của bà Ân Phi nguyên chỉ có 2 gian. Bà Từ Cung cho xây thêm 1 gian ở bên phải, cho cải tạo một số bộ phận kiến trúc và trang trí nội thất theo lối hiện đại.
Bà đã cho mang khá nhiều đồ tự khí và bảo vật từ Cung An Định về trang hoàng trong ngôi nhà này. Nhiều hiện vật trong ngôi nhà hiện vẫn thấy chạm khắc 2 chữ An Định (chữ Hán).
Tầng trệt, gian giữa, phần trước thờ bà Từ Cung. Gian bên trái là nơi bà Từ Cung ăn, ở. Gian bên phải dành để tiếp khách quan trọng. Trong phòng khách bà cho treo nhiều hình ảnh của những thành viên trong gia đình, từ vua Khải Định đến các cháu nội của bà.
Trong một cái tủ ở giữa phòng khách hiện còn trưng một bức ảnh có giá trị lịch sử, ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh chụp chung với cố vấn Vĩnh Thụy tại Phủ Chủ tịch (Hà Nội) năm 1945.
Tầng trên của ngôi nhà dùng để thờ phụng. Gian giữa thờ các vua, chúa nhà Nguyễn. Gian bên phải thờ phật, thánh, thờ bà Nghi Quốc Công (mẹ bà Từ Cung); và thờ 2 bà Thánh Cung, Tiên Cung - Bà Thánh Cung là mẹ đích, bà Tiên Cung là mẹ đẻ của vua Khải Định.
Gian bên trái sắp đặt một số tượng của vua Bảo Đại và ảnh Hoàng hậu Nam Phương. Sau khi cựu Hoàng Bảo Đại mất, phần trước của gian này được dùng để thờ ông.
Bà Từ Cung đã ở trong ngôi biệt thự tư hữu này từ năm 1955 cho đến ngày qua đời - ngày 10/11/1980.
Từ khi trở thành Hoàng hậu cho đến những ngày cuối đời bà Từ Cung đã đóng góp rất nhiều công sức và tiền của trong việc thờ phụng, kỵ giỗ các vị vua, chúa nhà Nguyễn; trong việc tu bổ một số miếu, điện; và cả trong việc gìn giữ di sản văn hoá cung đình Huế.
Suốt một đời người bà chưa bao giờ bỏ Huế mà đi cho dù chính sự đổi thay, chiến tranh ác liệt. Bà là người nhân hậu, bất luận trong hoàn cảnh nào cũng làm hết bổn phận của mình đối với các bậc tiên vương và Hoàng tộc.
Đạo đức và nhân cách của bà đã làm cho mọi người từ trong cung đến ngoài nội nể trọng. Kể từ khi Tôn Nhơn Phủ bị cháy (vào năm 1975), tại ngôi biệt thự này bà Từ Cung đẫ tổ chức những cuộc lễ kỵ giỗ các vua Nguyễn, chúa Nguyễn và một số nhân vật đặc biệt trong Hoàng tộc Nguyễn.
Vì thế, trong một thời gian dài, nhiều người đã coi Nhà Đức Từ như là Từ đường của Nguyễn Phước tộc, là hậu thân của Tôn Nhơn Phủ.
Về giá trị lịch sử, ngôi nhà này là nơi ở của bà Hoàng Thái Hậu cuối cùng của triều Nguyễn, triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam. Ngôi nhà chứng kiến sự “lưu lạc” của một bà Hoàng Thái Hậu trong suốt 35 năm thăng trầm của lịch sử dân tộc.
Bên trong ngôi nhà hiện nay vẫn còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị lịch sử và nghệ thuật. Trong đó có nhiều đồ ngự dụng, cổ vật còn ghi rõ niên đại thời nhà Thanh, thời vua Thiệu Trị, thời vua Tự Đức. Vì thế, có thể xem ngôi biệt thự này là một bảo tàng mi ni, một điểm tham quan du lịch nhân văn.
Được biết, chủ nhân đầu tiên của ngôi nhà này cũng là một vị quan chức quê ở Nghệ An. Ông tậu ngôi nhà hồi đầu thế kỷ XX, khi vào Huế làm việc. Chủ nhân tiếp theo là ông Hồ Đắc Điềm.
Là con quan Thượng thư, ông Điềm có điều kiện du học ở Pháp và đã đậu Tiến sĩ Luật. Về nước ông được giữ chức Tham tri Bộ Hình, sau chuyển qua ngành Hành chính của Chính phủ Bảo hộ Pháp tại Đông Dương. Ông đã kinh qua nhiều chức vụ quan trọng.
Từ năm 1941 ông làm Tổng đốc tỉnh Hà Đông. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 ông ở lại miền Bắc, làm Phó Chủ tịch UBHC thành phố Hà Nội, sau đó chuyển sang làm Phó Chủ tịch UBMTTQ thành phố, ủy viên trung ương UBMTTQ Việt Nam.
Ông mất hồi thập niên 80. Sinh thời, vì thương mến người chị ruột, ông Hồ Đắc Điềm đã mua ngôi nhà này cho bà Ân Phi - người vợ chính thức của vua Khải Định do triều đình cưới hỏi - làm nơi ăn ở.
Năm 1975, khi Huế vừa giải phóng ông đã vào công tác kết hợp thăm gia đình. Ông đã tìm bà Ân Phi và quan tâm đến việc sắp xếp chỗ ở cũng như việc phụng dưỡng bà.
Về kiến trúc, đây là một công trình mang dấu ấn của 2 nền văn hoá Đông phương và Tây phương. Nội thất và sân vườn ngôi biệt thự thuộc kiến trúc nhà - vườn Huế. Kết cấu công trình có bê tông cốt thép đánh dấu giai đoạn giao thời của kiến trúc nhà ở Việt Nam..
Bà Từ Cung chỉ có một người con duy nhất. Khi bà qua đời cựu Hoàng Bảo Đại vẫn đang sống lưu vong ở Pháp.
Ở Huế không có ai đủ tư cách thừa kế gia sản cho nên ngôi nhà của bà và các hiện vật bên trong được giao cho Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế quản lý để bảo tồn và phát huy tác dụng.
Trong hồ sơ tiếp quản di tích ngôi nhà có tên là Nhà lưu niệm bà Hoàng Thái Hậu Từ Cung, thường được gọi tắt là Nhà lưu niệm bà Từ Cung.

Hoàng đế Việt Nam

Click the image to open in full size.
Chân dung cựu hoàng Bảo Đại
Vua nhà Nguyễn
Trị vì6 tháng 11 năm 1925 – 30 tháng 8 năm 1945

Đăng quang8 tháng 1 năm 1926

Tiền nhiệm Khải Định

Kế nhiệmKhông có.

Chế độ phong kiến sụp đổ

Hoàng hậuNam Phương Hoàng hậu

Hậu duệThái tử Bảo Long

Công chúa Phương Mai
Công chúa Phương Liên
Công chúa Phương Dung
Hoàng tử Bảo Thắng

Tên húyNguyễn Phúc Vĩnh ThụyNiên hiệuBảo Đại (1926 - 1945)Triều đạiNhà NguyễnHoàng gia ca Đăng đàn cungThân phụ Khải ĐịnhThân mẫuTừ Cung Hoàng Thị CúcSinh22 tháng 10 năm 1913
Huế, Việt Nam Mất 31 tháng 7 năm 1997
Paris, PhápAn tángNghĩa trang Passy
  1. Bảo Đại 22 tháng 10, 1913 – 31 tháng 7, 1997) là vị hoàng đế thứ mười ba và cuối cùng của triều Nguyễn, cũng là vị vua cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam. Đúng ra "Bảo Đại" chỉ là niên hiệu nhà vua nhưng nay thường dùng như là tên nhà vua khi tại vị và sau khi thoái vị dưới danh nghĩa cựu hoàng.
  2. Thuở nhỏ
  3. Ông hoàng Bảo Đại tên húy là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy , còn có tên Nguyễn Phúc Thiển sinh ngày 22 tháng 10 năm 1913 (ngày 23 tháng 9 năm Quý Sửu) tại Huế, là con của vua Khải Định và bà Từ Cung Hoàng Thị Cúc. Về thân thế của Bảo Đại vẫn còn nhiều nghi ngờ, vì vua Khải Định bị mang tiếng là bất lực và không thích gần đàn bà
  4. Ngày 28 tháng 3 năm 1922, Vĩnh Thuỵ được xác lập Đông cung Hoàng Thái tử. Ngày 15 tháng 6 năm 1922, Vĩnh Thuỵ cùng vua cha Khải Định sang Phá để thưởng ngoạn cuộc triển lãm hàng hóa tại Marseille, Pháp. Tháng 6 năm 1922, Vĩnh Thụy được vợ chồng cựu Khâm sứ Trung kỳ Jean François Eugène Charles nhận làm con nuôi và cho ăn học tại học ở trường Lycée Condorcet rồi sau ở trường Sciences Po (École libre des sciences politiques), Paris.
Tháng 2 năm 1924, Vĩnh Thụy về nước để dự Lễ Tứ Tuần Đại Khánh vua Khải Định, đến tháng 11 năm 1924 trở lại nước Pháp để tiếp tục học.
  1. Vua Khải Định mất ngày 6 tháng 11 năm 1925, Vĩnh Thụy về nước thọ tang vua cha và ngày 8 tháng 1 năm 1926, Vĩnh Thụy được tôn lên kế vị làm vua lấy niên hiệu Bảo Đại. Tháng 3 cùng năm, Bảo Đại trở lại Pháp để tiếp tục học tập. Từ niên khóa 1930, Bảo Đại theo học trường Khoa học Chính trị (Sciences Po). Đến tháng 9 năm 1932, Bảo Đại hồi loan về nước.
  2. Lên ngôi
  3. Tháng 9 năm 1932, Bảo Đại hồi loan trở về nước, chính thức làm vua. Bảo Đại đã cải cách công việc trong triều như sắp xếp lại việc nội chính, hành chính...Bảo Đại đã cho bỏ một số tập tục mà các tiên vương đã bày ra như thần dân không phải quỳ lạy mà có thể ngước nhìn long nhan nhà vua khi nhà vua tới, mỗi khi vào chầu các quan Tây không phải chắp tay xá lạy mà chỉ bắt tay vua, các quan ta cũng không phải quỳ lạy... Bảo Đại đã cho các thượng thư già yếu hoặc kém năng lực như Nguyễn Hữu Bài về hưu, sắc phong thêm 4 thượng thư mới xuất thân từ giới học giả và hành chính là Phạm Quỳnh, Thái Văn Toản, Hồ Đắc Khải và Ngô Đình Diệm. Ông thành lập Viện Dân biểu để trình bày nguyện vọng lên nhà vua và quan chức bảo hộ Pháp và cho phép Hội đồng tư vấn Bắc Kỳ được thay mặt Nam triều trong việc hợp tác với chính quyền bảo hộ, tháng 12 năm 1933, Bảo Đại ngự du Bắc hà thăm dân chúng.
  4. Ngày 20 tháng 3 năm 1934, Bảo Đại làm đám cưới với Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thi Lan và tấn phong bà làm Nam Phương Hoàng hậu. Đây là một việc làm phá lệ bởi vì kể từ khi vua Gia Long khai sáng triều Nguyễn cho đến vua Khải Định, các vợ vua chỉ được phong tước Vương phi, sau khi mất mới được truy phong Hoàng hậu. Ông là nhà vua đầu tiên thực hiện bỏ chế độ cung tần, thứ phi. Cuộc hôn nhân này cũng gặp phải rất nhiều phản đối vì Nguyễn Hữu Thị Lan là người Công giáo và mang quốc tịch Pháp.
  5. Sau khi Nhật đảo chính Pháp và tuyên bố trao trả độc lập cho Việt Nam, ngày 11 tháng 3 năm 1945, Bảo Đại ra đạo dụ "Tuyên cáo Việt Nam độc lập", tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884, khôi phục chủ quyền Việt Nam.
  6. Ngày 7 tháng 4 năm 1945, Bảo Đại ký đạo dụ số 5 chuẩn y thành phần nội các Trần Trọng Kim và ngày 12 tháng 5 giải thể Viện Dân biểu Trung Kỳ. Tháng 6 năm 1945, chính phủ Trần Trọng Kim đặt quốc hiệu là Đế quốc Việt Nam.
Thoái vị


  1. Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công. Ngày 25 tháng 8, Chính phủ lâm thời Hồ Chí Minh buộc Bảo Đại phải thoái vị. Bảo Đại thoái vị trong một buổi lễ long trọng ở Ngo Môn, Huế vào chiều 30 tháng 8, trao quốc ấn Hoàng đế Chi Bửu và thanh kiếm bạc nạm ngọc cho đại diện của chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là ông Trần Huy Liệu. Ông trở thành "công dân Vĩnh Thụy". Trong dịp này, ông có câu nói nổi tiếng "Thà làm dân một nước độc lập hơn làm vua một nước nô lệ".
  2. Tháng 9 năm 1945, ông được Chủ tịch Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà mời ra Hà Nội nhận chức "Cố vấn tối cao Chính phủ Lâm thời Việt Nam", ông là một trong 7 thành viên của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Hồ Chí Minh đứng đầu.
  3. Ngày 6 tháng 1 năm 1946, ông được bầu làm đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
  4. Ngày 16 tháng 3 năm 1946, ông tham gia phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sang Trùng Khánh thăm viếng Trung Hoa, nhưng ông không trở về nước, mà về Côn Minh rồi Hương Cảng. Tại Côn Minh, ông đã tiếp xúc với nhiều giới chính trị, trong đó có người Mỹ. Đại Tướng Marshall đại diện Hoa Kỳ, đã đem bản giao ước với Bảo Đại về trình Tổng thống Harry S. Truman. Bảo Đại bèn viết thư về nước xin từ chức "Cố vấn tối cao" trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Làm Quốc trưởng



Năm 1947, cựu trùm mật thám Pháp ở Đông Dương là Cousseau đã tiếp xúc với Bảo Đại tại Hồng Kông, ngỏ ý mời ông về nước nắm quyền, hình thành nên "giải pháp Bảo Đại" để chống lại cuộc chiến giành độc lập của phong trào Việt Minh. Ngày 24 tháng 4 năm 1948, thiếu tướng Nguyễn Văn Xuân và Trần Văn Hữu cũng bay tới Hồng Kông để gặp Bảo Đại xin thành lập Chính phủ Lâm thời cho Việt Nam, ngày 15 tháng 5, Bảo Đại gửi thông điệp cho tướng Xuân, tán thành sự thành lập Chính phủ Trung ương Lâm thời Việt Nam do tướng Xuân điều khiển "để giải quyết vấn đề Việt Nam đối với Pháp và dư luận Quốc tế".


Ngày 5 tháng 6 năm 1948, Bảo Đại đã gặp gỡ Cao ủy Pháp Bollaert ở vịnh Hạ Long, trên chiến hạm Duguay Trouin, bản tuyên ngôn Việt - Pháp được công bố, theo đó nước Pháp thừa nhận nền độc lập và thống nhất của Việt Nam.


Ngày 8 tháng 3 năm 1949, Tổng thống Pháp Vincent Auriol và Cựu hoàng Bảo Đại đã ký Hiệp ước Elysée, thành lập một chính quyền Việt Nam trong khối Liên hiệp Pháp, gọi là Quốc gia Việt Nam, đứng đầu là Bảo Đại. Bảo Đại yêu cầu Pháp phải trao trả Nam Kỳ cho Việt Nam và Pháp đã chấp nhận yêu cầu này


Ngày 24 tháng 4 năm 1949, Bảo Đại về nước. Hai tháng sau, vào ngày 14 tháng 6 Bảo Đại tuyên bố tạm cầm quyền cho đến khi tổ chức được tổng tuyển cử và tạm giữ danh hiệu Hoàng đế để có một địa vị quốc tế hợp pháp. Ngày 20 tháng 6 năm 1949, thủ tướng Nguyễn Văn Xuân đệ đơn từ chức, Chính phủ Lâm thời Nam phần tuyên bố giải tán. Ngày 21 tháng 6, thỏa ước Elyseé được công bố.


Ngày 1 tháng 7 năm 1949, Chính phủ Lâm thời của Quốc gia Việt Nam được thành lập theo sắc lệnh số 1-CP của thủ tướng, tấn phong Bảo Đại là Quốc trưởng, trung tướng Nguyễn Văn Xuân làm Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng (Có tài liệu ghi Bảo Đại là Quốc trưởng kiêm Thủ tướng, Nguyễn Văn Xuân là phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng). Tháng 1 năm 1950, Bảo Đại chỉ định Nguyễn Phan Long làm Thủ tướng. Ngày 27 tháng 4 năm 1950, giải tán chính phủ Nguyễn Phan Long và ủy nhiệm Thủ hiến Trần Văn Hữu thành lập chính phủ mới. Chính phủ do Trần Văn Hữu làm Thủ tướng tồn tại đến ngày 6 tháng 6 năm 1952 thì phải cáo lui, nhường chỗ cho Nguyễn Văn Tâm lên làm thủ tướng cùng thành phần tổng, bộ trưởng đa số là người do Pháp đào tạo.


Ngày 20 tháng 11 năm 1953, hoàng thân Bửu Lộc từ Pháp về Sài Gòn lập chính phủ thay thế chính phủ Nguyễn Văn Tâm. Thời gian này, Quốc trưởng Bảo Đại sống và làm việc tại biệt điện ở Đà Lạt. Xung quanh nơi ở của Bảo Đại có cả một trung đoàn Ngự lâm quân bảo vệ và có cả một đoàn xe riêng gọi là "công xa biệt điện", lại có cả một đội máy bay riêng do các phi công người Pháp lái phục vụ.


Ngày 11 tháng 1 năm 1954, Chính phủ mới do Bửu Lộc thành lập trình diện Bảo Đại nhưng đến ngày 16 tháng 6 năm 1954, Bửu Lộc từ chức. Quốc trưởng Bảo Đại mời Ngô Đình Diệm về nước, ngày 6 tháng 7, Ngô Đình Diệm thành lập chính phủ mới.


Sau Hiệp định Genève 1954, Pháp phải rút khỏi Đông Dương, chính quyền và quân đội Quốc gia Việt Nam tập kết ở miền Nam Việt Nam chờ tổng tuyển cử để thống nhất Việt Nam.


Ngô Đình Diệm tiến hành cải tổ chính phủ lần thứ nhất vào ngày 24 tháng 9 năm 1954 và lần thứ hai vào ngày 10 tháng 5 năm 1955.


Tháng 9 năm 1954, tướng Nguyễn Văn Hinh không chịu dưới quyền chỉ huy của Ngô Đình Diệm nên đánh điện sang Pháp nhờ Bảo Đại can thiệp. Bảo Đại điện về Sài Gòn triệu tập Diệm sang Cannes gặp Bảo Đại để bàn lại việc sắp xếp nhân sự nhưng Diệm không đi. Bảo Đại quyết định điện về Sài Gòn cách chức thủ tướng của Ngô Đình Diệm.


Tuy nhiên, ngày 4 tháng 10 năm 1955, Ủy ban trưng cầu dân ý thành lập đưa ý kiến đòi truất phế Quốc trưởng Bảo Đại và đưa Thủ tướng Ngô Đình Diệm lên làm Quốc trưởng. Đến ngày 26 tháng 10 năm 1955, Ngô Đình Diệm được suy tôn lên chức vị Quốc trưởng, và với 5.721.735 phiếu truất, Quốc trưởng Bảo Đại bị phế truất và bắt đầu cuộc sống lưu vong tại Pháp cho đến ngày tạ thế.


Cuộc sống lưu vong


Ông sống tại Cannes, sau đó chuyển đến vùng Alsace. Bảo Đại giao du với Jean de Beaumont, cựu nghị sĩ Nam Kỳ, một tay săn bắn có hạng. Bị cơ quan thuế để mắt tới, không còn tiền tài trợ của chính phủ Pháp, ông phải bán dần tài sản của mình. Năm 1963, Nam Phương Hoàng hậu qua đời ở Chabrignac.


Năm 1982, khi đã tiêu pha hết cả tài sản, Bảo Đại kết hôn với Monique Baudot, một phụ nữ Pháp kém Bảo Đại hơn 30 tuổi (Monique Baudot sinh năm 1946). Bảo Đại nhập đạo Công giáo lấy tên thánh là Jean-Robert.


Năm 1982, nhân khai trương Hội Hoàng tộc ở hải ngoại, Bảo Đại lần đầu tiên sang thăm Mỹ với tư cách cá nhân. Trong chuyến đi này ông đã nhận tên cha để làm lại giấy khai sinh cho những người con ngoại hôn trước đây không ghi tên cha. Tại thị trấn Sacramento, ông được tặng chiếc chìa khóa vàng tượng trưng cho thị trấn này. Ông cũng được bà thị trưởng thành phố Westminster, California tặng danh hiệu "công dân danh dự" của thành phố.


Tang lễ


Cựu hoàng Bảo Đại là vị vua thọ nhất nhà Nguyễn. Ông qua đời ngày 31 tháng 7 năm 1997 tại Quân y viện Val-de-Grâce, hưởng thọ 84 tuổi. Ông cũng là một phế đế sống thọ nhất trên thế giới thời hiện đại. Trước đó ông có nhận lời về tham dự Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Pháp ngữ (La Francophonie) được tổ chức tại Hà Nội vào 1997.


Đám tang Bảo Đại được điện Elysée đứng ra lo liệu đầy đủ và trang trọng. Về phía gia đình, ngoài bà quả phụ Vĩnh Thụy Baudot có hoàng tử Bảo Long và các công chúa cùng đến tiễn đưa thân phụ, ngoài ra còn có bà Didelot (chị ruột của bà Nam Phương), tuy đã 90 tuổi nhưng cũng tới dự. Linh cữu Bảo Đại được đưa từ Quân y viện Val de Grace tới thánh đường Saint Pierre de Chaillot để làm lễ cầu hồn. Ông được an táng tại nghĩa trang Passy, quận 16, Paris, khá gần tháp Eiffel. Đám tang Bảo Đại được nhà nước Pháp cử một tiểu đội lính lê dương quân phục trắng, gù đỏ trên vai, bồng súng, một sĩ quan cầm quốc kỳ Pháp đi đầu và tiểu đội lính cầm súng đi hai bên linh cữu.


Chính phủ Pháp có cử đại diện đến dự lễ, chia buồn và tiễn đưa. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gửi điện chia buồn đến tang quyến và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã gửi vòng hoa viếng.


Trả lời BBC về sự kiện này, bà Monique nói "Ngày hôm nay tôi rất đau buồn. Dĩ nhiên rồi, trước hết và trên hết là vì chồng tôi vừa qua đời. Nhưng hôm nay trang sử của triều Nguyễn Việt Nam cũng được chấm dứt. Tôi cầu nguyện cho chồng tôi".

  1. Những người vợ và tình nhân của Vua Bảo Đại
  2. Theo tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang, trong cuốn "Giai thoại và sự thật về Bảo Đại, vua cuối cùng Triều Nguyễn", Nhà xuất bản văn nghệ, 2006, thì những người vợ và tình nhân của Bảo Đại gồm:
  3. Nam Phương Hoàng hậu, quê Gò Công, Tiền Giang, có 5 người con
  4. Bùi Mộng Điệp, quê Bắc Ninh, không hôn thú, có 3 người con
  5. Lý Lệ Hà, quê Thái Bình, vũ nữ, không hôn thú, không có con
  6. Hoàng Tiểu Lan (Jenny Woong), vũ nữ Trung Hoa lai Pháp, không hôn thú, có 1 con gái
  7. Lê Thị Phi Ánh ở Huế, không hôn thú, có 2 người con
  8. Vicky (Pháp), không hôn thú, có 1 con gái
  9. Clément(?), vũ nữ và buôn lậu ở xóm Cigalle (Pháp), không hôn thú
  10. Monique Marie Eugene Baudot (Pháp), có hôn thú, không có con
  11. Những người con của Bảo Đại
Vua Bảo Đại có 8 người vợ, tình nhân và có 13 người con.






Với Nam Phương Hoàng hậu

Thái tử Nguyễn Phúc Bảo Long, sinh ngày 4 tháng 1 năm 1936, mất ngày 28 tháng 7 năm 2007

Công chúa Nguyễn Phúc Phương Mai,sinh ngày 1 tháng 8 năm 1937 tại Đà Lạt

Công chúa Nguyễn Phúc Phương Liên, sinh ngày 3 tháng 11 năm 1939

Công chúa Nguyễn Phúc Phương Dung, sinh ngày 5 tháng 2 năm 1942
Hoàng tử Nguyễn Phúc Bảo Thắng, sinh ngày 9 tháng 12 năm 1











Với bà Mộng Điệp



Nguyễn Phúc Phương Thảo, sinh năm 1946

Nguyễn Phúc Bảo Hoàng, sinh năm 1954





Nguyễn Phúc Bảo Sơn, sinh năm 1957



Với bà Hoàng Tiểu Lan

Nguyễn Phúc Phương An

Nguyễn Phúc Hoàng My







Với bà Phi Ánh



Nguyễn Phúc Phương Minh

Nguyễn Phúc Bảo Ân






Với bà Vicky

Nguyễn Phúc Phương Từ

Bảo Đại còn có một người con do bà Từ Cung nuôi, nhưng không rõ là con bà nào do ông không tiết lộ.








Câu nói nổi tiếng



. Làm dân một nước độc lập hơn làm vua một nước nô lệ.



Xin cho tôi được sống và chết trong bình yên.



Click the image to open in full size.




Click the image to open in full size.



Click the image to open in full size.

Bảo Đại và đoàn hộ giá ngày phong vương





Click the image to open in full size.


Bảo Đại trước ống kính máy ảnh


Click the image to open in full size.


Người Pháp làm lễ trao ấn kiếm cho Quốc trưởng Bảo Đại (3 tháng 3 năm 1952)


Click the image to open in full size.


Lầu Tịnh Minh, Đại Nội Huế. Năm 1950 là tư thất của quốc trưởng Bảo Đại


Click the image to open in full size.



Bảo Đại tại Paris

Click the image to open in full size.


Nam Phương Hoàng Hậu




Click the image to open in full size.


Mộ cựu hoàng Bảo Đại tại Nghĩa trang Passy Paris.

Click the image to open in full size.

CÂY PHẢ HỆ CỦA VƯƠNG TRIỀU NHÀ NGUYỄN

Click the image to open in full size.


Ghi chú : Những số tương thích chỉ thứ tự của các vị hoàng đế đã trị vì.

Bài đọc thêm về ngôi mộ của Vua Bảo Đại

Click the image to open in full size. Thật bất ngờ, mãi đến trước lúc về Việt Nam tôi mới biết rằng cách chưa đầy 1km từ chỗ tôi trọ học mấy năm nay là nơi an nghỉ của vị hoàng đế cuối cùng Việt Nam - Bảo Đại. Từ tháp Eiffel, đi bộ khoảng chừng 10 phút là đến nghĩa trang Passy, nằm ngay bên cạnh quảng trường Trocadero, nơi du khách thường đến để ngắm và chụp ảnh tháp Eiffel hùng vĩ. Không khí se lạnh và trong lành, hoa cúc muôn màu khoe sắc được trồng khắp nơi trong nghĩa trang.

Các ngôi mộ ở đây thật sạch sẽ, tinh tươm với đủ mọi hình thái kiến trúc. Quả thật, qua hơn 10 nghĩa trang trải khắp nước Pháp mà tôi đã từng viếng thăm, có thể cảm nhận rằng nghĩa trang ở Pháp có cái sắc thái tươi tắn, sinh động, ngược hẳn với vẻ u buồn, đôi chút rùng rợn của các nghĩa trang Việt Nam.

Ngay cửa vào tôi thấy một bản đồ nghĩa trang với tên tuổi những người nổi tiếng được chôn tại đây và chỉ dẫn khu vực mộ, số hiệu của ngôi mộ... Trong danh sách những người nổi tiếng này, tôi đã tìm thấy ngay tên “Bảo Đại - hoàng đế Việt Nam”. Tạt vào phòng quản lý nghĩa trang, tôi xin một bản đồ giấy cầm tay để tiện cho việc tìm kiếm.

Theo hướng dẫn trên bản đồ, tôi nhanh chóng tìm thấy khu vực mộ của Bảo Đại. Thế nhưng, quành đi quành lại cả chục vòng, tôi vẫn không nhìn thấy mộ của vị cựu hoàng nước Nam. Không một bia mộ nào có đề tên ông. Thật lạ lùng!

Tôi quay trở lại phòng quản lý. Vừa nghe tôi hỏi, người giám đốc nghĩa trang đã xông xáo dẫn đường. Đến khu vực mà tôi đã tìm kiếm lúc nãy, ông đưa tay chỉ vào một ngôi mộ nằm thấp tè sát mặt đất. Thật không thể tin nổi vào mắt mình! Phần đất khiêm tốn, phủ bên trên bởi hai miếng bêtông như hai tấm dale. Không một tấm bia, không một dòng đề tặng. Một vài chậu cây xơ xác...

Tôi hỏi ông giám đốc ấy vì sao ngôi mộ lại quá đỗi hoang lạnh. Phải chăng vì không ai cung cấp tiền để tu bổ, chỉnh trang? Ông khẳng định vấn đề ở đây không phải là tiền. Phần đất nơi chôn ông Bảo Đại đã do người vợ Pháp của ông mua quyền sở hữu vĩnh viễn. Và chính bà đã quyết định chôn cất ông như thế.

Đã nhiều người, trong đó có ông, bỏ tiền túi ra để dựng bia mộ cho ông Bảo Đại. Nhưng mỗi lần như thế bà vợ Bảo Đại đều phản đối, cho người gỡ đi. Chính ông cũng không biết lý do tại sao lại như vậy. Vị giám đốc ấy còn kể rằng sự ngạc nhiên mà tôi gặp khi nhìn thấy mộ Bảo Đại cũng là chuyện bình thường. Đã rất nhiều người VN đến đây thăm mộ. Lần nào ông giám đốc cũng phải dẫn họ đi tìm. Và lần nào ông cũng chứng kiến họ ra về, thái độ rất thất vọng.

Được biết có lần hội Việt kiều đã tổ chức quyên góp mỗi người 1 euro để tu bổ mộ Bảo Đại. Tiền không thiếu, thế nhưng khi quyên xong công việc vẫn không thực hiện được vì gặp sự phản đối của người vợ góa của Bảo Đại. Ngày đám tang của ông có rất nhiều người Việt Nam đến dự. Các cô con gái lai Tây của ông cũng có mặt, nhưng như nhiều người Việt ở đây mô tả “họ đã quá lai căng, không chút vấn vương của tâm hồn người Việt nơi họ”.

Thật bất ngờ! Giữa quần thể các ngôi mộ tinh tươm, đẹp đẽ của những thường dân Pháp, ngôi mộ của Bảo Đại nằm nép mình thật cô đơn và lạc lõng...


Bí mật cuộc đời Nam Phương Hoàng hậu

Click the image to open in full size.
    • Cách mạng Tháng Tám thành công, vua Bảo Đại thoái vị, hoàng hậu Nam Phương sang Pháp sinh sống. Tuy giàu có, nhưng bà sống thiếu hạnh phúc và chết trong cô đơn nơi đất khách năm 1963, khi mới 49 tuổi.
    • Vĩnh Thụy khi mới 8 tuổi đã trở thành Đông cung Hoàng thái tử. Sau 11 năm du học bên Pháp, Vĩnh Thụy trở lại quê nhà lên ngôi Hoàng đế Bảo Đại, ở tuổi 19. Trên chuyến tàu này, có một nữ khách người Việt, cô Mariette Jeanne Nguyễn Hữu Thị Lan xinh đẹp, năm ấy vừa tròn 18 tuổi. Cô sinh năm 1914 tại Sài Gòn, con ông Nguyễn Hữu Hào và bà Lê Thị Bính, cháu ngoại ông huyện Sĩ ở Nam Kỳ, một trong bốn người giàu nhất nước Việt Nam những năm đầu của thế kỷ 20, một gia đình theo đạo Thiên Chúa, quốc tịch Pháp. Năm 14 tuổi, cô được gia đình gửi sang Pháp, học trường dòng Couvent des Oiseaux ở Paris, cũng trở về nước chuyến này khi vừa học xong. Và lần đầu cô trông thấy Vĩnh Thụy ở phòng ăn trên tàu.
  • Click the image to open in full size.
Click the image to open in full size.

Nam Phương Hoàng hậu

Click the image to open in full size.

    1. Năm sau, dưới sự đạo diễn của người Pháp, Vĩnh Thụy và cô Lan hội ngộ. Họ bố trí cho Vĩnh Thụy và Toàn quyền Pasquier đến nghỉ mát ở núi Lâm Viên Đà Lạt. Darles, đốc lý, được giao nhiệm vụ tổ chức một buổi tiệc trà với lý do họp mặt giữa người Pháp và một số thân hào nổi tiếng ở miền Nam đang làm ăn tại cao nguyên này. Hai mẹ con cô Lan và anh ruột bà Nguyễn Hữu Hào, ông Denis Lê Phát An, từ Sài Gòn lên đây nghỉ mát từ vài hôm trước, cũng được gửi thiếp mời tới dự tiệc trà. Nể lời cậu, cô Lan đi dự nhưng không trang điểm, chỉ mặc áo dài bằng lụa đen mua bên Pháp. Trong buổi tiệc ấy, khi ông Darles đưa ông cậu và cô cháu gái đến giới thiệu, Hoàng đế đã bị chinh phục, nhìn cô không chớp mắt.
    2. Sau bữa tiệc, Vĩnh Thụy trở lại Huế bẩm với bà Hoàng Thái hậu Từ cung Hoàng Thị Cúc về chuyện gặp cô Lan. Bà Cúc tỏ ra lo lắng, nét mặt u buồn, bởi cô Lan đi đạo, lớn lên ở châu Âu, không phải sống trong khuôn phép lễ giáo Việt Nam. Không phải chỉ trong hoàng tộc và đình thần, cả trong dân chúng đều lo lắng, bàn tán xôn xao. Vĩnh Thụy vẫn bất chấp, hôn lễ được cử hành vào ngày 20/3/1934, trước sự hiện diện của đình thần và đại diện nước Pháp, tại điện Cần Chánh. Triều đình đứng thành hàng dọc theo tấm thảm hai màu vàng, đỏ dành riêng cho hoàng đế. Lần đầu tiên trong lịch sử nhà Nguyễn, có một phụ nữ xuất hiện giữa triều đình.
Click the image to open in full size.



Hoàng hậu trong trang phục
    • Bà Nam Phương, tên trị vì do Bảo Đại đặt, có nghĩa "Người con gái phương Nam", mặc áo thụng, chân đi hài mũi cong, đầu đội vương miện đính 9 con phượng bằng vàng thật và nhiều ngọc châu óng ánh. Bà đi đến giữa tấm thảm, cả triều đình vái chào. Với một vẻ đẹp lộng lẫy, bà đi thẳng vào phòng lớn giữa lúc nhà vua đang ngồi trên ngai thấp ở đó. Hôn lễ ngắn gọn, đơn giản. Hoàng đế và hoàng hậu sánh vai bước đi trong tiếng nhạc mừng qua Tử Cấm Thành vào điện Kiến Trung, nơi ở và làm việc chính. Sau này, họ có với nhau 5 người con: 2 hoàng tử và 3 công chúa.
    • Cuộc sống xa xứ
    • Cách mạng Tháng Tám thành công, Bảo Đại thoái vị cùng gia đình rời khỏi Đại Nội, tới ở cung An Định, bên bờ sông An Cựu. Thời gian sau, trong bối cảnh nhà Nguyễn đã suy vong, bà Nam Phương sang Pháp sống những năm tháng cuối đời.
    • Giữa đất khách, bà sống ẩn dật trong yên tĩnh với một tài sản chẳng ai bằng. Ngoài 2 chung cư lớn ở Neuilly và đại lộ Opéra (Paris), bà còn sở hữu nhiều nhà đất ở các nước Maroc, Congo, cùng nhiều ngọc ngà, châu báu.
    • Dân làng Chabrignac kể rằng, bà Nam Phương giàu có, nhưng sống thiếu hạnh phúc, bà chỉ sống âm thầm trong ngôi nhà vắng vẻ.
    • Một lần, sau chuyến đi chơi về, bà thấy đau cổ. Bác sĩ tới thăm bệnh, nói bà bị viêm họng nhẹ, không ngờ sau đó, bà bị khó thở. Ông quản gia và mấy cô giúp việc vội chạy đi tìm bác sĩ khác ở làng bên, cách mươi cây số. Nhưng bà càng khó thở hơn và trái tim bà đã ngừng đập ở tuổi 49. Đó là ngày 14/9/1963.
    • Trong giờ phút lâm chung, ngoài những người giúp việc, bên cạnh bà không có một người thân. Đến viếng bà là những người có mối quan hệ gần gũi như công chúa Như Lý, con gái Vua Hàm Nghi, và vài viên chức thuở xưa làm việc với cựu hoàng Bảo Đại. Đám tang bà hoàng hậu thưa thớt, vắng vẻ, không tiếng khóc than, không lời ai điếu. Nấm mộ đơn sơ đặt trong nghĩa trang của nhà thờ ngay tại Chabrignac, kém cả những ngôi mộ xây đủ hình khối ở ngay bên cạnh.
    • Người tới thăm viếng có thể nhìn tấm bia, mặt trước ghi mấy dòng tiếng Pháp: "Ici, repose l'impéreatrice d'Annam née Jeanne Mariette Nguyễn Hữu Thị Lan". (Đây là nơi an nghỉ của bà Hoàng hậu Việt Nam tên là Jeanne Mariette Nguyễn Hữu Thị Lan). Mặt sau tấm bia khắc dòng chữ Hán: "Đại Nam Nam Phương Hoàng hậu chi mộ" (mộ phần bà Hoàng hậu Nam Phương của nước Đại Nam).
    Click the image to open in full size.
    • Ngôi mộ của Nam Phương Hoàng Hậu

Đàn Nam Giao triều Nguyễn
  • là nơi các vua Nguyễn tế trời.
  • Đàn Nam Giao được xây dựng vào năm 1803, đặt tại làng An Ninh, thời vua Gia Long. Năm 1806, đàn được dời về phía nam của kinh thành Huế, trên một quả đồi lớn thuộc làng Dương Xuân, nay thuộc địa phận phường Trường An, thành phố Huế.
  • Click the image to open in full size.
  • Đàn Nam Giao
  • Click the image to open in full size.
  • Trai Cung
  • Click the image to open in full size.
  • Cờ vẽ sao trong đoàn lễ tại đàn Nam Giao
  • Click the image to open in full size.

  • Click the image to open in full size.

    Click the image to open in full size.


  • Click the image to open in full size.

  • Đàn gồm 3 tầng, xây chồng lên nhau, tượng trưng cho "tam tài": thiên, địa, nhân; xung quanh là các bó gạch xếp chắc chắn.
  • Nền đàn có kích thước 340×265 mét.
  • Tầng trên cùng: hình tròn – Viên Đàn – tượng trưng cho trời, xung quanh có lan can quét vôi màu xanh. Đường kính 40,5 m cao 2,8 m. Trên nền Viên Đàn có lát những phiến đá Thanh được khoét lỗ tròn. Đến kỳ tế lễ, những lỗ này được dùng để cắm cột dựng lều vải màu xanh hình nón, gọi là Thanh Ốc.
  • Tầng tiếp theo: hình vuông – Phương Đàn – tượng trưng cho đất, lan can quét vôi màu vàng.Kích thước 83×83 m, cao 1 m. Khi tế, người ta dựng lều vải màu vàng, gọi là Hoàng Ốc.
  • Tầng dưới cùng: hình vuông, lan can quét vôi màu đỏ, tượng trung cho con người. Có kích thước 165x165 m, nền cao 0,85 m.
  • Cả ba tầng đều trổ cửa và bậc cấp ở 4 mặt Đông, Tây, Nam, Bắc.
  • Xung quanh ba tầng đàn này còn có các công trình như Trai Cung (dành cho vua vào nghỉ ngơi trai giới trước khi tế vài ngày), Thần Trù (nhà bếp, nơi chuẩn bị các con vật cúng tế), Thần Khố (kho chứa đồ dùng cho cuộc tế) và một số công trình phụ khác.
  • Theo quan niệm xưa "Vua là Thiên tử" (con trời) nên chỉ có vua mới được quyền cúng tế trời đất (cha mẹ của vua), cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, tạ ơn trời đất. Lễ Tế Giao đầu tiên dưới thời Nguyễn được tổ chức năm 1807 và từ đó trở đi được tổ chức vào mùa xuân hàng năm cho đến thời Thành Thái, vào năm 1907, thì đổi lại 3 năm một lần.
  • Chủ tế: nhà vua và các quan phải trai giới 3 ngày trước khi tế. (Dưới thời Bảo Đại, thời gian trai giới rút xuống còn 1 ngày).
  • Vật tế: Được gọi là những "con sinh", đó là những con vật như trâu, heo, dê.
  • Dọc đường từ Đại Nội đến Giao Đàn, nhân dân phải kết cổng chào, lập hương án đón đám rước nhà vua đi qua.(còn tiếp)
  • Ngày 4/6, Lễ tế Nam Giao, một đại lễ cung đình xưa đã được tái dựng gần với nguyên bản. Các nhà tổ chức khẳng định đây là lễ tế giao thật sự chứ không đơn thuần là một lễ hội.

    Theo sử sách ghi lại: Tế Nam Giao là lễ tế trời, đất và các vị thần linh quan trọng nhất trong bờ cõi quốc gia. Bởi vậy, trong chế độ quân chủ phong kiến ở nước ta, đây là lễ tế quan trọng nhất và được tiến hành hoành tráng, trang trọng nhất.

    Click the image to open in full size.

    Hoàng đế xuất cung.
  • Dưới triều Nguyễn, đàn Nam Giao được xây dựng ở phía nam Kinh Thành từ năm 1806. Đàn gồm 3 tầng, tầng trên hình tròn tượng trưng cho Trời, hai tầng dưới hình vuông tượng trưng cho Đất và Con Người. Đàn Nam Giao nằm trong một khuôn viên rộng 390m x 265m, có tổng diện tích khoảng 10ha, bên trong là rừng thông xanh biếc.

    Click the image to open in full size.
    Đàn Nam Giao đêm 4/6.

  • Do nhưng ý nghĩa lịch sử văn hóa của lễ tế Nam Giao nên các nhà tổ chức Festival Huế đã cố gắng phục dựng lễ tế trong ba kỳ Festival 2002, 2004, 2006. Ban đầu chỉ là lễ hồi cung, rồi xuất cung và hồi cung, đến năm 2006 cả ba phần được tái hiện. Tuy nhiên, do khối lượng công việc khá lớn, đội ngũ tham gia không chuyên nghiệp và kể cả việc nghiên cứu phục dựng chưa thấu đáo nên những lần tổ chức trước đây chưa thật sự thành công như ý.
    Rút kinh nghiệm, việc phục dựng lễ tế Nam giao chỉ tái hiện hai phần: Lễ xuất cung và lễ tế tại đàn Nam Giao.

    Lễ Xuất cung diễn ra trong không gian từ điện Thái Hòa qua Ngọ Môn ra cửa Quảng Đức đến bến Phu Văn Lâu (Nghênh Lương Đình), theo hành trình của lễ xuất cung của các vua triều Nguyễn.

    Click the image to open in full size.

    Click the image to open in full size.

    Click the image to open in full size.

    Click the image to open in full size.
    Hoàng đế rời ngai vàng lên đàn Nam Giao tế trời đất.

    Từ 5 giờ 30 sáng 4/5, lễ đại triều đã được tổ chức tại điện Thái Hòa. Vị quan đầu triều mời nhà vua rời ngai vàng, lên kiệu qua Ngọ Môn, nhập vào đoàn ngự đạo xuất cung. Đoàn ngự đạo được chia là 3: Tiền đạo, Trung đạo và Hậu đạo. Đến bến Phu Văn Lâu – Nghênh Lương Đình các nghi vệ được tái thiết để tiễn nhà vua qua sông bằng thuyền Tế Thông lên đàn Nam Giao.

    Click the image to open in full size.

    Click the image to open in full size.

    Click the image to open in full size.

    Phần Lễ tế Nam Giao diễn ra từ 19 giờ đến 21 giờ, không gian tổ chức từ Trai Cung đến đàn tế, để cầu cho phong điền vũ thuận, quốc thái dân an, thiên hạ thái bình. Đoàn ngự đạo rước nhà vua từ Trai Cung (phía tây bắc đàn tế) đi đến đàn chính.
    Đàn Nam Giao được trang hoàng với hương án, long liễn, ngự liễn, đèn lồng được tái thiết lại theo quy chuẩn nghiêm ngặt của sách xưa để lại.

    Click the image to open in full size.

    Click the image to open in full size.
    Lế tế Tân trở.

    Đặc biệt có sự tham gia của 8 làng xã có truyền thống văn hóa tiêu biểu tại Thừa Thiên Huế, trực tiếp thực hiện các nghi lễ tế cúng tại 8 án thờ các vị Thần linh đặt tại 4 góc của tầng Phương Đàn (tầng 2).

    Click the image to open in full size.

    Click the image to open in full size.
    Án thờ thần linh và đội bát dật trong lễ tế.

    Phần chính của Lễ tế Nam Giao diễn ra tại Đàn thượng (Viên đàn), nhà vua được các Cung đạo dẫn lên Thăng đàn bái vị. Tiếp đó là lễ Điện ngọc bạch (dâng ngọc và lụa), lễ Tấn trở (dâng các con sinh và thức ăn), Lễ sơ hiến tửu (dâng rượu lần đầu), Đọc chúc (nguyện cầu), Chung hiến tửu (dâng rượu lần cuối), Tống thần (tiễn các vị thần đi) với hàng trăm nghi tiết.

    Click the image to open in full size.
    Hoàng đế hồi loan

    Lễ tế kết thúc vào lúc 21 giờ với nghi lễ Hoàng đế hồi loan.

    Bài đọc thêm

  • Ngay sau khi lên ngôi (1802), vua Gia Long cho lập đàn ở làng An Ninh vào năm 1803. Sau đó ít năm, triều đình lại bỏ vị trí ấy, cho xây dựng đàn tế khác ở đất làng Dương Xuân phía Nam kinh thành Huế (di tích nay đang bảo lưu).
    Ðàn tế trời được khởi công xây dựng vào ngày 25/3/1806. Ðầu năm 1807, triều đình Gia Long đã cử hành lễ tế Giao lần đầu tiên tại đây.
    Ðàn Nam Giao là đàn tế lộ thiên. Mô thức kiến trúc này mang ý nghĩa vừa tôn giáo vừa chính trị của nền quân chủ phương Ðông. Ðàn Nam Giao gắn với thuyết Thiên mệnh của đạo Nho. Cấu trúc đàn diễn tả quan niệm vũ trụ còn hạn chế của bao triều đại trước: Trời tròn, đất vuông.
    Ðàn Nam Giao quay mặt về hướng Nam. Vòng tường bằng đá chung quanh khuôn viên của đàn có trổ bốn cửa trống rộng nhằm theo bốn hướng. Trước mỗi cửa đều xây một bức bình phong rất lớn (rộng 12,5m, cao 3,2m, dày 8,8m). Trong dịp tế, trước mỗi cửa đều cắm lá cờ lớn với màu sắc khác nhau: cửa Bắc màu đen, cửa Nam màu đỏ, cửa Ðông màu xanh, cửa Tây màu trắng.
    Ðàn tế được cấu trúc thành ba tầng, dưới lớn, trên nhỏ chồng lên nhau tượng trưng cho thuyết tam tài: Thiên, Ðịa, Nhân. Mỗi tầng mang một hình dạng và màu sắc riêng: Trời tròn, đất vuông, thiên thanh địa hoàng. Tầng trên cùng hình tròn gọi là Viên đàn tượng trưng cho trời. Lan can chung quanh quét vôi màu xanh. Ngày tế giao, người ta dựng lên ở tầng này một cái nhà hình nón lợp vải màu xanh gọi là Thanh ốc. Tầng nối tiếp theo có hình vuông gọi là Phương Ðàn tượng trưng cho đất. Lan can bốn phía quét vôi màu vàng (địa hoàng). Khi tế, triều đình cho dựng ở đây một cái nhà vuông lợp vải vàng, nhỏ hơn nhà trên, gọi là Hoàng ốc. Tầng dưới cũng hình vuông, lan can xung quanh quét vôi màu đỏ tượng trưng cho người. Khi tế, tại đây có 128 văn sinh và vũ sinh đứng múa. Ba tầng cộng lại cao 4,65m. Ðàn Nam Giao áp dụng nguyên tắc Âm dương ngũ hành của Dịch học.
  • Từ thời Gia Long (1802 - 1819), lễ tế giao được cử hành vào thượng tuần tháng hai âm lịch hằng năm. Từ năm 1880, vì thấy mỗi lần tế lễ quá tốn kém nên triều đình Thành Thái thay đổi ba năm mới tế một lần vào các năm Tý, Mão, Ngọ, Dậu. Bộ Lễ và Bộ Công phải chuẩn bị từ mấy tháng trước cho việc lễ. Mỗi lần tế, vua đến và ở lại Trai cung trước 3 ngày, thời Bảo Ðại rút xuống còn một ngày. Từ Ðại Nội vua đi lên Trai cung với một đám rước gọi là Ngự đạo có từ 1000 đến 5000 người, tất cả đều mặc lễ phục và trang sức rực rỡ. Vua ngồi trên Ngự liễn do lính Loan gánh đi ở giữa trung đạo. Ðại lễ chính thức bắt đầu lúc 2 giờ sáng và kéo dài gần 3 giờ mới xong...
    Những đàn tế trời của các thời Lý, Trần, Lê nay đều không còn nữa. Ðàn Nam Giao triều Nguyễn ở Huế là di tích duy nhất còn lại tương đối nguyên vẹn. Ðến thăm nó, du khách có dịp hiểu biết thêm nhiều lĩnh vực của đời sống văn hoá, tinh thần trong triều đình phong kiến Việt Nam.
Điện Voi Ré
  • nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km về phía Tây-Nam, cách Hổ Quyền khoảng 400m, trên địa phận thôn Trường Đá thuộc xã Thủy Biều, thành phố Huế. Điện Voi Ré là chứng tích một thời của đội Kinh tượng nhà Nguyễn, đây là một di tích độc đáo thuộc quần thể di tích cố đô Huế.
  • Click the image to open in full size.
  • Tam quan Điện Voi Ré
  • Click the image to open in full size.
  • Tam quan, phía trước là Hồ Điện, nơi voi uống nước thiêng mỗi khi giao đấu với hổ tại Hổ Quyền
  • Dưới thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, trong một trận giao tranh với quân đội Đàng Ngoài, một dũng tướng của Đàng Trong hy sinh giữa trận tiền. Đau buồn trước cái chết của chủ, con voi của vị dũng tướng đã chạy trên một quãng đường dài hằng trăm dặm từ chiến địa về tận thủ phủ Phú Xuân, đến địa điểm phía đông của đồi Thọ Cương, nó đã rống lên một tiếng vang trời như phẫn uất, như đau thương cùng cực rồi phủ xuống trút hơi thở cuối cùng. Cảm động trước sự trung thành của một con vật có nghĩa, dân địa phương đã làm lễ an táng, xây mộ cho nó, nguời ta vẫn gọi một cách mộc mạc là mộ Voi Ré.
  • Sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã cho xây dựng bên cạnh mộ con voi một ngôi điện thờ với tên gọi là Long Châu Miếu để thờ các vị thần bảo vệ và miếu thờ bốn con voi dũng cảm nhất trong chiến trận của triều Nguyễn. Từ truyền thuyết và sự kiện lịch sử như vậy, dân gian quen gọi ngôi miếu này là điện Voi Ré.
  • Click the image to open in full size.
  • Miếu Long Châu
  • Click the image to open in full size.
  • Đông Phối Điện
  • Click the image to open in full size.
  • Tây Phối Điện
  • Điện Voi Ré được xây dựng trên một khu đất rộng, diện tích chừng 2.000m2, nằm về phía Đông Nam đồi Thọ Cương. Đại thần Nguyễn Đức Xuyên, chưởng tượng quân ty Tượng Chính là người chỉ huy việc xây dựng.
  • Điện Voi ré được xây theo nguyên tắc chung về thuật phong thủy, vận dụng Thành Lồi làm bình phong; hồ Điện tạo minh đường hồ có diện tích khoảng 1.000m², hồ được trồng sen. Kiến trúc điện theo kiểu chũ "môn", bên ngoài có vòng la thành xây bằng gạch. Phía trước cổng tam quan có hệ thống bậc cấp đi lên gồm 17 bậc; bên trên chính giữa ở lối chính có ba chữ Hán bằng sành “Nghiễm Nhược Lâm”. Thẳng theo lối chính, trước khi vào đến sân miếu, là một bức bình phong Long Mã.
  • Miếu Long Châu nằm ở trung tâm làm theo kiểu trùng thiềm điệp ốc, gồm năm gian hai chái, mái lợp ngói liệt, tiền đường kiểu vỏ cua. Bên trong trang trí bằng hệ thống liên ba bằng gỗ với 104 ô hộc chủ yếu là chữ Thọ theo lối triện và hoa lá chim muông. Chính giữa ngôi miếu là một bức hoành phi khắc nổi ba chữ Hán màu vàng “Long Châu Miếu”, bức hoành phi này được làm lại mới vào năm Khải Định thứ 2 (1917). Trong điện nguyên xưa có thờ 15 bài vị thờ các vị thần bảo hộ lính. Hiện nay, trong miếu chỉ còn lại bài vị của 4 vị thần là: thần Thiên Sư, thần Chúa Động, thần Hồng Nương, thần Tiền Hậu Khai Khẩn.
  • Hai bên miếu Long Châu là Đông Phối Điện và Tây Phối Điện, đây là nơi thờ những con voi lập được nhiều chiến công trong trận mạc vào thời kỳ quật khởi dựng xây đế nghiệp của triều Nguyễn, và đồng thời đây cũng làm nơi khoản đãi quan khách sau khi tế lễ. Trước hai ngôi nhà này, còn có hai tòa miếu phụ thờ thần vị voi, còn được gọi là miếu Tượng.
  • Sau chính điện là hai gò đất, xây thành xung quanh, trước có bia đá đề "Ô Long Tượng Mộ" (mộ voi Ô Long)
  • Trước đây ở hai miếu hai bên phía trước còn có bốn bài vị khác đề tên tước hiệu được phong của bốn con voi lập nhiều công trạng gồm: Đô Đốc Hùng Tượng Ré; Đô Đốc Hùng Tượng Bích; Đô Đốc Hùng Tượng Nhĩ và Đô Đốc Hùng Tượng Bôn.
  • Sau khi điện Voi Ré xây xong, triều đình đã ban cấp thêm nhiều tiền bạc để tổ chức tế lễ hai lần trong mỗi năm vào mùa xuân và mùa thu. Những con voi trung nghĩa đã được suy tôn ngang hàng với thần linh. Đồng thời, nơi đây còn thờ thêm những vị thần khác ở đó để cầu mong bảo vệ cho những con voi nhiều chiến tích. Năm 1825, vua Minh Mạng xét thấy các vị thần đều có công trong việc bảo vệ voi nên đã sắc phong cho điện Voi Ré và ban thêm cho các vị thần danh hiệu "Trợ Oai Tượng Võ Linh Ứng Hộ Tượng chi thần".
Điện Hòn Chén
tọa lạc trên núi Ngọc Trản, thuộc làng Ngọc Hồ, xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Núi Ngọc Trản xưa có tên là Hương Uyển Sơn, sau mới đổi tên là Ngọc Trản (có nghĩa là chén ngọc), dân gian vẫn quen gọi là Hòn Chén vì nó có liên quan đến giai thoại về vua Minh Mạng đánh rơi chén ngọc.



Click the image to open in full size.

Click the image to open in full size.
Điện Hòn Chén


Click the image to open in full size.



Click the image to open in full size.


Click the image to open in full size.
Điện Hòn Chén bên dòng sông Hương


Click the image to open in full size.
Tấp nập thuyền của du khách tại điện Hòn Chén

Click the image to open in full size.
Điện Hòn Chén tấp nập khách hành hương trong ngày đại lễ

Click the image to open in full size.


Click the image to open in full size.

Tái hiện cảnh vua dâng hương tại điện Hòn Chén



Click the image to open in full size.
Các thuyền đang chuẩn bị xuất phát lên Điện Hòn Chén để tham dự lễ hội

Trong quần thể di tích cố đô Huế, có lẽ điện Hòn Chén gắn với nhiều giai thoại nhất. Dân gian còn lưu truyền rằng điện Hòn Chén xưa có tên là Hoàn Chén với ý nghĩa “trả lại chén ngọc”, vì vua Minh Mạng trong một lần lên đây đã đánh rơi một chén ngọc xuống dòng sông Hương, tưởng không cách gì lấy lại được thì bỗng nhiên một con rùa to bằng chiếc chiếu nổi lên ngậm chén ngọc trả lại cho nhà vua. Song, trong các văn bằng sắc phong chính thức của các vua Nguyễn, thì ngôi điện vẫn xuất hiện với tên chính thức “Ngọc Trản Sơn Từ” (đền thờ ở núi Ngọc Trản). Đến thời Đồng Khánh (1886-1888), ngôi điện mới được đổi tên là Huệ Nam Điện (ý là mang lại ân huệ cho vua nước Nam) và cũng gắn với nhiều giai thoại khác nữa. Qua bao nhiêu năm tháng gắn với bao truyền thuyết , dân gian vẫn gọi điện là Điện Hòn Chén hay Điện Hoàn Chén đều đúng .

Ðiện Hòn Chén là nơi ngày xưa người Chàm thờ nữ thần PoNagar, sau đó người Việt theo Thiên Tiên Thánh Giáo tiếp tục thờ bà dưới xưng Thánh Mẫu Thiên Y A Na.
Điện Hòn Chén nguyên là ngôi đền thờ nữ thần PoNagar (Nữ Thần Mẹ xứ sở) của người Chăm. Theo truyền thuyết dân gian Chăm, nữ thần PoNagar là con của Ngọc hoàng Thượng đế được sai xuống trần gian, bà có công lao tạo ra trái đất và các loại gỗ trầm, lúa gạo. Hương mộc và kỳ nam là thứ gỗ tượng trưng cho sự linh hiển của Nữ thần. Bà còn làm tỏa hương gạo ngọt ngào, cổ vũ dân trồng cây bồ đề.
Tiếp nhận từ người Chăm một di tích tôn giáo độc đáo như điện Hòn Chén, người Việt dễ dàng dung hợp được cả một tín ngưỡng thần linh mang sắc thái riêng của người Chăm. Có lẽ vị Nữ thần của dân tộc Chăm xét trên bình diện tâm linh có nét tương đồng với các Nữ thần của người Việt. Đây được xem là sự hòa nhập về tôn giáo hay còn gọi là bản địa hóa . Để ký âm cho danh từ PoNagar bằng Hán văn, các Nho sĩ ngày xưa đã phải tạo ra một âm hưởng hao hao và mang một ý nghĩa tương đương nhất định bằng bốn chữ Hán: Thiên Y A Na. Tên gọi Thiên Y A Na là tên gọi của người Việt hay còn gọi là mẹ Xứ Sở theo tín ngưỡng của các vùng khác như Nha Trang - Khánh Hòa , v..v..
Từ năm 1954, Liễu Hạnh Công Chúa, tức là Vân Hương Thánh Mẫu cũng được đưa vào thờ ở đây. Ngoài ra, tại điện Hòn Chén, người ta còn thờ Phật, thờ Thánh Quan Công và hơn 100 vị thần thánh khác thuộc vào hàng đồ đệ của các thánh thần nói trên. Vua Ðồng Khánh cũng là một trong những đồ đệ ấy. Điện Hòn Chén được vua Minh Mạng cho tu sửa và mở rộng vào tháng 3/1832. Sau đó hai năm, đền lại được trùng tu. Như vậy , xét về mặt tín ngưỡng , điện Hòn Chén bối cục thờ không theo nguyên tắc , mà phối thờ nhiều tín ngưỡng khác nhau .

Từ năm 1883 đến năm 1885, vì gặp một giai đoạn éo le của lịch sử triều Nguyễn, vua Ðồng Khánh chờ đợi mãi vẫn chưa được lên nối ngôi cha nuôi là vua Tự Ðức. Ông nhờ mẹ là bà Kiên Thái Vương lên đền Ngọc Trản cầu đảo và hỏi Thánh Mẫu Thiên Y A Na xem mình có làm vua được không. Mẫu cho biết ông sẽ toại nguyện.
Bởi vậy, sau khi tức vị, năm 1886, vua Ðồng Khánh liền cho xây lại đền này một cách khang trang, làm thêm nhiều đồ tự khí để thờ, và đổi tên ngôi đền là Huệ Nam Ðiện để tỏ lòng biết ơn Thánh Mẫu. Huệ Nam nghĩa là ban ân huệ cho nước Nam, vua Nam. Có một điều kỳ lạ, chính vua Ðồng Khánh đưa cuộc lễ hằng năm tại đây vào hàng quốc lễ và tự nhận mình là đồ đệ của Thánh Mẫu, mặc dù nhà vua chỉ gọi thánh mẫu bằng "Chị". Theo nguyên tắc xưa, ông vua nào cũng đứng trên các thánh thần trong cả nước, nhưng ở đây vua Ðồng Khánh lại hạ mình xuống làm "em" của Mẫu. Hiện nay trong đền vẫn còn thờ vài bức tranh ảnh của chính nhà vua được treo ở đây .

Ngày nay, điện Hòn Chén được nhiều người biết đến không phải vì đó là một di tích tôn giáo cho bằng đó là một di tích kiến trúc phong cảnh. Công trình kiến trúc tôn giáo ấy đã được người xưa lồng vào trong một cảnh thơ mộng hữu tình của núi sông xứ Huế.
Có một dãy núi thấp ăn từ chân Trường Sơn chạy về phía đồng bằng của Huế, bị một đoạn của sông Hương chặn đầu tả ngạn. Cả dãy núi như bị dồn ép nguồn sinh lực ở đây, tạo thành một ngọn núi có vẻ biệt lập, cây cối mọc xanh um, đứng cheo leo bên bờ vực thẳm, đó là chỗ sâu nhất của sông Hương. Người xưa đã chọn hòn núi Ngọc Trản ấy để dựng đền thờ.

Trên đỉnh núi có một chỗ đất trũng xuống, đường kính vài mét, chung quanh có vòng đá dựng như bờ giếng, hễ gặp mưa thì nước đọng lại trông như cái chén đựng nước trong. Cho nên từ xa xưa, hòn núi được đặt tên Ngọc Trản (núi Chén Ngọc) và dân gian gọi là Hòn Chén.
Trong một tờ thần sắc ban cho đền năm 1886, vua Ðồng Khánh đã ví toàn cảnh thiên nhiên ở đó như hình thế một con sư tử đang nằm thò đầu xuống sông uống nước.
Khoảng 10 công trình kiến trúc xinh xắn của ngôi đền đều nằm ở lưng chừng sườn đông nam thoai thoải của ngọn núi, ẩn mình dưới bóng dâm của một khóm rừng cổ thụ tán lá xum xuê. Những hệ thống bậc cấp chạy từ đền cao xuống tận bến nước trong xanh. Mặt sông phẳng lặng như gương, được dùng cho toàn cảnh thiên nhiên và kiến trúc nghiêng mình soi bóng. Dù thuyền cập bến, đứng nhìn lên, khách dễ tưởng mình đang lạc vào chốn thần tiên.
Mặt bằng kiến trúc của toàn bộ ngôi đền không rộng, gồm điện thờ chính là Minh Kính Ðài nằm ở giữa, mặt hướng ra sông; bên phải là Nhà Quan Cư, Trinh Cát Viện, Chùa Thánh; bên trái là Dinh Ngũ Vị Thánh Bà; bàn thờ Các Quan, động thờ ông Hạ Ban (tức ông Hổ - con cọp), Am Ngoại Cảnh. Dưới bờ sông, cuối đường bên trái là Am Thủy Phủ. Trên mặt bằng kiến trúc ấy, còn có một số bệ thờ và am nhỏ khác nằm rải rác đó đây, như Am Cô Ngọc Lan, Am Trung Thiên...
Minh Kính Đài được xây dựng năm 1886 dưới thời vua Ðồng Khánh với mặt bằng 15mx17m, nó được chia làm 3 cung (theo thứ tự từ cao xuống thấp và từ sau đến trước căn cứ vào chức năng thờ phụng).
Minh Kính Cao Ðài Ðệ Nhất Cung, còn gọi là Thượng Cung hay Thượng Ðiện, chia làm 2 tầng. Tầng trên thờ Thánh Mẫu Thiên Y A Na, Thánh mẫu Vân Hương, ảnh vua Ðồng Khánh và một số thần thánh cao cấp khác trong tôn giáo; tầng dưới dùng làm chỗ tiếp khách và nơi ở của người thủ từ...
Minh Kính Trung Ðài Ðệ Nhị Cung, còn gọi là Cung Hội Ðồng, giữa xây bệ thờ cao và lớn, cung này thờ hàng chục tượng thần thánh khác nhau, có cả tượng Phật nữa, và dùng làm nơi thiết trí các đồ thờ dùng để rước sắc trong những dịp lễ lớn: Võng Cung Nghinh Mẫu, Phụng Liễn, Long Ðình.
Minh Kính Tiểu Ðài Ðệ Tam Cung, còn gọi là Tiền Ðiện - nơi có xây một hương án lớn, hai bên đặt trống chuông, là chỗ cử hành tế lễ. Nơi đứng cúng lạy của khách hành hương còn được nới rộng thêm bằng một mái hiên và cái sân ở mặt trước tòa nhà.
Trên bờ nóc quyết của Minh Kính đài cũng như các công trình kiến trúc khác ở chung quanh, hình ảnh con phụng được dùng nhiều để trang trí, vì con phụng tượng trưng cho đàn bà, ở đây là các nữ thần. Nó cũng được dùng để trang trí rất nhiều trên các đồ tự khí.

Phần lớn các đồ thờ quý báu ở Minh Kính Ðài đều ghi rõ là làm ra dưới thời vua Ðồng Khánh. Nhìn chung thì thấy trang hoàng rất bề bộn, nhưng có nhiều thứ lạ mắt đối với người xem.
Điện Hòn Chén nhìn từ sông Hương
Click the image to open in full size.

Điện Hòn Chén ngoài giá trị là một nơi phục vụ tín ngưỡng , tâm linh tôn linh tôn giáo mà nó là một trong những điễm thu hút khách tham quan . Chính kiến trúc của đền cùng với dòng sông, làng mạc, núi non, tạo nên cho bức tranh của điện Hòn Chén thêm hữu tình.
Gần nhất bên phải là hòn núi Kim Phụng uy nghi đồ sộ. Ngay bên trái đền, vách đá cheo leo trên bờ dốc thẳm, cùng với tượng cọp trừng mắt, dường như được dùng làm mối nguy hiểm đe dọa thường xuyên đối với những người yếu bóng vía và làm tăng thêm vẻ linh thiêng thần bí của các thần thánh đối với "con tôi đệ tử" của Thiên Tiên Thánh Giáo.
Có một điều thú vị nữa đối với du khách, nhất là các nhà nghiên cứu dân tộc học, là trong khi ở Hổ Quyền bên kia sông Hương, con cọp phải đưa ra đấu trường để bị tiêu diệt, thì ở điện Hòn Chén bên này sông, con cọp lại được thờ cúng kính cẩn như một vị thần linh. Một sự khác nhau rất lớn khiến cho con cọp bên trong đền được nâng lên là một vị thần tương tự con " Bạch Hổ" của miền Nam mà người người tôn thờ .
Điện Hòn Chén là ngôi điện duy nhất có một vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân xứ Huế và đó cũng là ngôi điện duy nhất ở Huế có sự kết hợp giữa nghi thức cung đình và tín ngưỡng dân gian; giữa lễ hội và đồng bóng; giữa văn hóa tâm linh và mê tín dị đoan. Đây cũng là nơi trang trí mỹ thuật đạt đến đỉnh cao vào cuối thế kỷ 19. Điện còn là sự pha trộn của nhiều tín ngưỡng tôn giáo mang sắc thái đa dạng .
Điện Hòn Chén không chỉ là một di tích lịch sử và tôn giáo mà còn là một thắng cảnh, một điểm tham quan văn hóa độc đáo thu hút hàng ngàn khách tham quan, nhất là vào dịp lễ hội tháng 3 và tháng 7 Âm lịch hàng năm.

Lễ Hội Điện Hòn Chén

Ðiện Hòn Chén thờ Thánh mẫu Thiên Y A Na, từ thế kỷ 16, hàng năm cử hành lễ hội vào hai kỳ: tháng ba và tháng bảy.
Tại Huế, Thánh Mẫu được thờ tại điện Hòn Chén, làng Hải Cát, huyện Hương Trà. Nghi lễ tại Ðiện Hòn Chén rất long trọng. Dân làng tổ chức tế tại đình, trước ngày chánh tế có lễ nghinh thần để rước tất cả các vị thần trong làng về đình. Ðám rước Thiên Y A Na Thánh Mẫu từ Huệ Nam đến đình làng Hải Cát tổ chức trọng thể hơn cả.
Lễ hội giống như một festival về văn hóa dân gian trên sông Hương, tấp nập những chiếc “bằng” (thuyền kết đôi) với cờ phướn, hương án đủ màu sắc, hành hương về điện Hòn Chén, nơi thờ Thánh Mẫu. Tại khu vực điện sẽ diễn ra Thánh Mẫu tuần du làng Hải Cát, lễ tế làng Hải Cát, lễ cung nghinh Thánh Mẫu hồi loan về điện, lễ phóng sanh, phóng đăng...
Ðám rước cử hành trên những chiếc “bằng”. Trên mỗi bằng có bàn thờ Thánh Mẫu cùng với long kiệu. Trên long kiệu có hòm sắc của vua ban Thánh Mẫu, liền kế đó là một bằng khác có bàn thờ, kiệu và hòm sắc của nhị vị Thượng Ngàn và Thuỷ Cung Thánh Mẫu. Sau đó là những chiếc bằng chở các tự khí, tàn tán cờ quạt.
Long kiệu của Thánh Mẫu là kiệu thêu, do các trinh nữ ăn mặc sặc sỡ khiêng, còn các bà, người mang bình hương, ống trầu, bình trà, hòm đựng đồ trang sức, kẻ mang cờ, biển, tàn, lọng, gối, quạt... Các thanh niên thì vác các đồ lễ bộ, bát bửu và các tự khí khác. Ðám rước đầy màu sắc rực rỡ, không khí trang nghiêm. Khi đoàn ghé bến, đám rước chuyển từ sông lên bộ, đi cho đến đình làng Hải Cát, có phường bát âm đi sau kiệu.
Trong lúc đoàn bằng khởi hành từ bến trước Huệ Nam điện, các bà đồng đã cùng nhau lên đồng ngay ở chiếc bằng có bàn thờ Thượng Thiên Thánh Mẫu. Những cuộc lên đồng hầu bóng tiếp tục cho đến khi đoàn bằng đi tới bờ, nơi đám rước chuyển từ sông lên bộ. Những cuộc lên đồng có bàn thờ Thượng Thiên Thánh Mẫu. Những cuộc lên đồng hầu bóng tiếp tục cho đến khi đoàn bằng đi tới bờ, nơi đám rước chuyển từ sông lên bộ.
Dân làng đi theo đám rước cùng với các thiện nam tín nữ. Nghinh thần xong, dân làng làm lễ Túc Yết (tức yết kiến kính trọng) theo nghi thức cổ truyền.
Suốt đêm, trên mặt sông Hương và có khi ở trước đình làng là các cuộc hát thờ, hầu đồng, hầu bóng. Sáng ngày hôm sau là lễ chánh tế, tổ chức từ 02g – 05g00 sáng. Sau đó là lễ Tống thấn. Mặt sông Hương lại bùng lên với âm nhạc, pháo nổ tưng bừng, hàng trăm chiếc thuyền, bằng chen chúc, những bộ lễ phục rực rỡ.
Trải qua những thăng trầm lịch sử, những năm gần đây lễ hội này đã được phục hồi theo các tập tục truyền thống mang đậm màu sắc văn hóa dân gian địa phương. Lễ hội điện Hòn Chén còn được gọi là Lễ Vía Mẹ, không chỉ là của những tín đồ Thiên Tiên Thanh Giáo, mà còn là của những người theo đạo thờ Mẹ, đạo hiếu, đạo làm người. Theo ý nghĩa đó, việc phục hồi lễ hội điện Hòn Chén là phục hồi một giá trị văn hóa truyền thống .
Lễ hội không chỉ dừng lại là một lễ hội văn hóa dân gian mà nó còn thu hút một lớn số lượng du khách trong nước lẫn nước ngoài . Lễ hội pha trộn nhiều màu sắc tín ngưỡng và không biệt tín ngưỡng , lễ hội đưa mọi người đến gần nhau hơn .
Đến thăm thành phố Huế đúng dịp diễn ra lễ hội, xuôi thuyền ngược dòng Hương Giang đến núi Hòn Chén, du khách sẽ được tham gia vào lễ tế điện Hòn Chén . Vậy mới biết , sức hút của Huế không chỉ ở những công trình đền đài lăng tẩm, mà còn có cả những lễ hội linh thiêng như lễ điện Hòn Chén hằng năm.
(www.vietcaravan.com)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét