Vạc đồng
Vạc đồng là những di vật cổ bằng đồng có kích thước khá lớn, được đặt trước điện Cần Chánh và một số nơi khác trong Kinh thành Huế. Tại cố đô Huế ngày nay hiện còn lưu giữ và trưng bày 15 chiếc vạc đồng. Trong số đó, 11 chiếc được đúc từ thời các chúa Nguyễn, còn 4 chiếc được đúc vào thời Minh Mạng.
Theo tư liệu để lại thì từ năm 1631 đến năm 1684, chúa Nguyễn Phúc Chu và chúa Nguyễn Phúc Tần đã cho đúc 11 chiếc vạc đồng, đến nay trong 11 chiếc này có đến 7 chiếc đặt tại hoàng cung, 3 chiếc đặt tại Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế, và một chiếc đặt tại Lăng Đồng Khánh. Tất cả những chiếc vạc trên đều có kích thước rất to lớn, từ vài trăm đến vài ngàn cân.
Công việc đúc đồng chủ yếu là do Jean de la Croix, một người Bồ Đào Nha cùng những người thợ thủ công khéo tay của xứ Đàng Trong đảm trách. Croix đến Huế vào nửa đầu thế kỷ XVII, sống tại Phường Đúc (khu vực đối diện phía thượng nguồn chùa Thiên Mụ), lấy vợ người Việt và được xem là người sáng lập ra ngành đúc đồng nổi tiếng của vùng đất này. Trong vòng 25 năm, chúa Nguyễn Phúc Tần đã lệnh cho ông đúc rất nhiều vạc đồng và vũ khí. Mục đích của chúa Nguyễn khi cho đúc những chiếc vạc đồng này là để biểu dương uy quyền và sự bền vững của triều đại, đánh dấu những chiến thắng với quân Trịnh trong công cuộc mở mang lãnh thổ về phía nam.
Trong số những chiếc vạc đồng còn lại cho đến ngày nay thì đáng chú ý nhất là hai chiếc vạc đặt tại sân điện Càn Chánh. Đây là những chiếc vạc to nhất, nặng nhất và được trang trí đẹp hơn cả. Phần trang trí chính của vạc được chia thành 60 ô hộc chữ nhật bằng nhau ngăn cách bởi các nhóm vạch thẳng đứng. Mỗi ô đều có hoa văn riêng, bao gồm tinh tú, hoa lá, chim thú chạm khắc một cách công phu.
Những chiếc vạc đồng còn lại cho đến ngày nay thật sự là một tác phẩm nghệ thuật quí hiếm, thể hiện thành tựu và giá trị mỹ thuật đồ đồng độc đáo dưới thời chúa Nguyễn Phúc Tần.
Tại cố đô Huế hiện còn lưu giữ và trưng bày 15 chiếc vạc đồng là những tác phẩm nghệ thuật thật sự, thể hiện trình độ kỹ thuật đúc và mỹ thuật tuyệt vời. Trong số đó, 11 chiếc được đúc từ thời các chúa Nguyễn, còn 4 chiếc được đúc vào thời Minh Mạng.
Vạc đồng thời các chúa Nguyễn
Theo sử sách, từ năm 1631 đến năm 1684, chúa Nguyễn Phúc Chu (1631 – 1635) và chúa Nguyễn Phúc Tần (1648 – 1687) đặt tại Phước Yên (1626 – 1636) và Kim Long (1636 – 1687) chứ chưa chuyển về Phú Xuân. Tức là 11 chiếc vạc đồng này xuất hiện vào thời gian này; tuy nhiên, người ta chưa xác định được đặt chỗ nào. Hiện nay, 11 chiếc này có đến 7 chiếc đặt tại hoàng cung, 3 chiếc đặt tại Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế, một chiếc đặt tại Lăng Đồng Khánh.
Tất cả những chiếc vạc có kích thước to lớn, từ vài trăm đến vài ngàn cân, theo giả thiết, tác giả của những chiếc vạc này chính là do Cruz1 - người Bồ Đào Nha sống tại Phường Đúc - Huế, lấy vợ người Việt Nam và là người được xem là sáng tạo nên ngành đúc nổi tiếng. Ông là người giúp chúa Nguyễn đúc vũ khí và vạc đồng để tỏ rõ uy quyền của dòng họ Nguyễn.
Trừ chiếc làm năm 1659, 10 chiếc làm sau có kiểu dáng tương tự nhau và gồm loại 4 quai và loại có 8 quai.
Loại vạc 4 quai gồm có 6 chiếc, trong đó có 2 chiếc đúc vào năm 1659, các chiếc còn lại vào các năm 1660, 1662, 1667 và 1673 (tức các chiếc số 2, 3, 4, 5, 10 và 11 theo thứ tự liệt kê trên). 4 quai được đặt gần trên miệng và cao vượt miệng, xoắn hình dây thừng. Phần thân vạc chia thành nhiều ô và được trang trí khác nhau hoàn toàn, tuy nhiên vạc nào là cặp thì trang trí hòan toàn giống nhau.
Loại vạc 8 quai gồm có 4 chiếc đúc vào các năm 1670, 1672 (2 chiếc) và 1684 (tức các chiếc số 6, 7, 8 và 9 theo thứ tự liệt kê trên).Đặc điểm chung của loại vạc này là 8 quai được đặt dưới miệng vạc một đoạn và cao không quá miệng vạc. Các chiếc quai kiểu này đều tạo hình đầu rồng có cổ vương ra từ thân vạc, trông khá sinh động. Phần thân vạc không chia thành lớp hay ô hình học để trang trí như loại vạc 4 quai mà chỉ trang trí phần trên, phía gần quai vạc. Mô típ trang trí cũng khác kiểu vạc 4 quai rất nhiều. Nhưng cũng như loại vạc 4 quai, những chiếc cùng một đôi thì có mô típ trang trí gần tương tự nhau.
Tất cả 11 chiếc vạc trên dĩ nhiên đều không có chân đúc liền thân. Hiện nay, trừ 3 chiếc vạc đang đặt trước điện Long An được kê trên bộ chân (3 chiếc kiểu chân kiềng) bằng gang được tạo dáng khá đẹp và hài hoà với phần thân, các chiếc vạc còn lại đều được đặt trên các chân bằng đá Thanh khá mộc mạc. Có lẽ các bộ chân này đều được làm lại trong thời Nguyễn.
Tất cả những chiếc vạc có kích thước to lớn, từ vài trăm đến vài ngàn cân, theo giả thiết, tác giả của những chiếc vạc này chính là do Cruz1 - người Bồ Đào Nha sống tại Phường Đúc - Huế, lấy vợ người Việt Nam và là người được xem là sáng tạo nên ngành đúc nổi tiếng. Ông là người giúp chúa Nguyễn đúc vũ khí và vạc đồng để tỏ rõ uy quyền của dòng họ Nguyễn.
Trừ chiếc làm năm 1659, 10 chiếc làm sau có kiểu dáng tương tự nhau và gồm loại 4 quai và loại có 8 quai.
Loại vạc 4 quai gồm có 6 chiếc, trong đó có 2 chiếc đúc vào năm 1659, các chiếc còn lại vào các năm 1660, 1662, 1667 và 1673 (tức các chiếc số 2, 3, 4, 5, 10 và 11 theo thứ tự liệt kê trên). 4 quai được đặt gần trên miệng và cao vượt miệng, xoắn hình dây thừng. Phần thân vạc chia thành nhiều ô và được trang trí khác nhau hoàn toàn, tuy nhiên vạc nào là cặp thì trang trí hòan toàn giống nhau.
Loại vạc 8 quai gồm có 4 chiếc đúc vào các năm 1670, 1672 (2 chiếc) và 1684 (tức các chiếc số 6, 7, 8 và 9 theo thứ tự liệt kê trên).Đặc điểm chung của loại vạc này là 8 quai được đặt dưới miệng vạc một đoạn và cao không quá miệng vạc. Các chiếc quai kiểu này đều tạo hình đầu rồng có cổ vương ra từ thân vạc, trông khá sinh động. Phần thân vạc không chia thành lớp hay ô hình học để trang trí như loại vạc 4 quai mà chỉ trang trí phần trên, phía gần quai vạc. Mô típ trang trí cũng khác kiểu vạc 4 quai rất nhiều. Nhưng cũng như loại vạc 4 quai, những chiếc cùng một đôi thì có mô típ trang trí gần tương tự nhau.
Tất cả 11 chiếc vạc trên dĩ nhiên đều không có chân đúc liền thân. Hiện nay, trừ 3 chiếc vạc đang đặt trước điện Long An được kê trên bộ chân (3 chiếc kiểu chân kiềng) bằng gang được tạo dáng khá đẹp và hài hoà với phần thân, các chiếc vạc còn lại đều được đặt trên các chân bằng đá Thanh khá mộc mạc. Có lẽ các bộ chân này đều được làm lại trong thời Nguyễn.
Vạc thứ nhất
Vạc được đúc năm 1631, thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên, hiện đang được đặt ngay trước hiên điện Long An (hiện là toà nhà trưng bày chính của Bảo tàng mỹ thuật cung đình Huế). Đây là một chiếc vạc có hình dáng rất lạ, tương tự một chiếc nồi kích thước lớn, cổ thắt bụng phình to, trên cổ có 4 quai được tạo dáng khá đẹp. Trên thân vạc có đề niên đại “Tuế thứ Tân Mùi nhuận trọng xuân”, tức năm 16312. Trọng lượng vạc là 560 cân. Vạc này do người Việt Nam đúc.
- Văn tự khắc trên vạc:
Tuế thứ Tân Mùi nhuận trọng xuân nguyệt cát nhật tạo Trọng ngũ bách lục thập nhất cân
Vạc thứ hai
Chiếc vạc thứ hai được đúc năm 1659, hiện được đặt phía trước điện Kiến Trung, bên trong Tử Cấm Thành Huế. Vạc có 4 quai. Trên miệng vạc có ghi rõ năm đúc là Thịnh Đức thứ 7 và trọng lượng chiếc vạc là 2.154 cân (khoảng 1.378kg). Trên miệng đỉnh có khắc dòng chữ "nhất song" (nghĩa là một đôi) nhưng hiện còn chỉ 1 chiếc.
- Văn tự khắc trên vạc:
Thịnh Đức thất niên tạo đỉnh Đồng nhị thiên nhất bách ngũ thập tứ cân
Vạc thứ ba
Chiếc vạc thứ ba này cũng được đúc vào năm 1659, nhưng không đề niên hiệu vua Lê mà đề niên đại theo can chi (Kỷ Hợi niên tứ nguyệt tạo đỉnh), trọng lượng của vạc chỉ là 560 cân, nhưng nó lại có cùng kiểu dáng và hình thức trang trí với chiếc vạc đặt trước điện Kiến Trung. Cùng niên đại và cùng hình dáng, kiểu thức trang trí. Vạc có 4 quai. Trên miệng chiếc vạc thứ 2 này còn khắc 3 chữ "Nội phủ tướng".
- Văn tự khắc trên vạc:
Kỷ hợi niên tứ nguyệt tạo đỉnh Nội phủ tướng Đồng ngũ bách lục thập cân.
Vạc thứ tư và thứ năm
2 vạc này hiện đang được đặt trước sân điện Cần Chánh, bên trong Tử Cấm Thành. Đây là 2 chiếc vạc có kích thước và trọng lượng lớn nhất trong các vạc thời chúa Nguyễn. Chiếc thứ nhất đúc năm 1660 (năm Thịnh Đức thứ 8), trọng lượng 2.482 cân; chiếc thứ hai đúc năm 1662 (Thịnh Đức thứ 10), trọng lượng 2.425 cân; cả hai đều có đường kính miệng trên 2,2 m, cao trên 1 m. Hai chiếc vạc này có hình dáng và kiểu thức trang trí rất giống nhau, có 4 quai, trên miệng vạc đều khắc 2 chữ Hán "Nhất Song" (một đôi).
- Văn tự khắc trên vạc:
Thịnh Đức bát niên nhị nguyệt tạo đỉnh Đồng nhị thiên tứ bách bát thập nhị cân Thịnh Đức thập niên tạo đỉnh Đồng nhị thiên tứ bách nhị thập ngũ cân
Vạc thứ sáu
Chiếc vạc thứ sáu đúc vào năm Cảnh Trị thứ 8 (1670), hiện đặt ở phía trước, bên phải Duyệt Thị Đường, nặng 938 cân.
- Văn tự khắc trên vạc:
Cảnh Trị bát niên bát nguyệt tạo chú Đồng cửu bách tam thập bát cân
Vạc thứ bảy
Là chiếc cùng đôi với chiếc vạc đặt ở Duyệt Thị Đường và nó được đúc sau đó 1 năm (1671), hiện được đặt ở góc sân phía đông điện Thái Hoà. Chiếc vạc còn lại nặng 896 cân, hình thức trang trí gần giống như chiếc kia.
- Văn tự khắc trên vạc:
Cảnh trị thập niên lục nguyệt tạo chú Đồng bát bách cửu thập lục cân Một bên có dòng chữ Chính nội phủ
Vạc thứ tám và thứ chín
Đôi vạc này dễ nhận biết vì từ hình dáng đến kích thước đều tương tự nhau, tuy nhiên, niên đại đúc của chúng lại lệch nhau đến 13 năm. Đó là hai chiếc vạc đặt trước sân điện Càn Thành. Chiếc bên trái (nhìn từ trong ra) đúc năm Chính Hoà thứ 5 (1684), nặng 1395 cân; chiếc bên phải đúc năm Cảnh Trị thứ 10 (1671), nặng 1.390 cân. Cũng như hai chiếc vạc đặt trước sân điện Cần Chánh, hai chiếc vạc này có lẽ đã được đặt tại đây từ rất sớm.
- Văn tự khắc trên vạc:
Cảnh Trị thập niên chính nguyệt tạo chú Đồng nhất thiên tam bách cửu thập cân Chính Hòa ngũ niên lục nguyệt tạo chú Đồng nhất thiên tam bách cửu thập ngũ cân
Vạc thứ mười
Được đặt trong khuôn viên phần tẩm điện lăng Đồng Khánh, phía đầu hồi nhà Hữu Vu (của điện Ngưng Hy). Vạc loại 4 quai, đúc năm Dương Đức thứ 2 (1673), nặng 1.013 cân. Tuy trên miệng vạc có đề 2 chữ Hán “nhị song” (tức 2 đôi) nhưng cho đến nay vẫn chưa tìm ra loại vạc cùng cặp.
- Văn tự khắc trên vạc:
Dương Đức nhị nhiên lục nguyệt tạo đỉnh. Đồng nhất thiên tam thập cân
Vạc thứ mười một
Hiện đặt phía trước hiên, bên trái điện Long An, được đúc vào năm Đinh Tỵ (1667). Chiếc vạc này nặng 560 cân, có 4 quai, trên miệng có đề nhất song nhưng chưa tìm ra chiếc cùng đôi với nó. Điểm đáng chú ý ở chiếc vạc này là trên miệng vạc có khắc 3 chữ tiền chính cung tức nguyên xưa nó được đặt trước cung điện chính của phủ chúa.
- Văn tự khắc trên vạc:
Đinh tỵ niên tứ nguyệt sơ lục nhật tạo đỉnh Đồng ngũ bách lục thập cân Một bên có chữ: Tiền chánh cung
Vạc đồng thời Minh Mạng
4 vạc này đặt tại điện Hòa Khiêm, trong khu vực lăng Tự Đức. Bốn chiếc được đặt đối xứng với nhau, lấy trục đối xứng là đường Thần đạo của phần tẩm điện và gần như lấy điểm đối xứng là vị trí đặt chiếc đỉnh đồng đốt vàng mã hình chữ nhật đặt gần như ở chính giữa sân. Theo thứ tự từ trong (phía điện Hòa Khiêm) ra ngoài, từ trái qua phải, 4 chiếc vạc này gồm:- Chiếc thứ 1 được đúc vào năm 1825, nặng 430 cân;
- Chiếc thứ 2 cũng được đúc cùng năm với chiếc trên, nặng 435 cân;
- Chiếc thứ 3 được đúc vào năm 1828, nặng 352 cân;
- Chiếc thứ 4 được đúc cùng năm với chiếc thứ 3, nặng 399 cân. Minh Mạng lục niên nhị nguyệt cát nhật Võ Khố phụng tạo); hai chiếc sau thì chỉ đề năm đúc và trọng lượng chứ không ghi đơn vị đứng ra đúc.
Tuy về trọng lượng 4 chiếc vạc trên có khác nhau, về hình thức và kích thước thì gần như tương tự. 4 quai đặt thấp dưới miệng vạc, quai tạo kiểu đầu rồng, thân vạc hình chum, thân trơn, không trang trí, chân đế hình tròn, làm bằng đá Thanh.
Giá trị
Vạc đồng tại kinh thành Huế xưa kia không chỉ có 15 cái mà có rất nhiều. Vạc đồng phản ánh một thời kỳ huy hoàng của ngành đúc đồng Huế, mang giá trị lịch sử cao. Tuy chỉ còn 15 cái, một số khác bị thất lạc và bị biến mất theo thời gian. Tuy nhiên với 15 cái vạc đồng này, du khách có thể tìm hiểu về ngành đúc đồng một thời và ngành mỹ thuật trên đồ đồng. Bộ sưu tập 15 chiếc vạc đồng được xem là bộ sưu tập nhiều nhất và độc nhất về loại nay và được xem là bảo vật của quốc gia.
Vạc đồng nặng 1552 kg đặt trước điện Cần Chánh, đúc năm 1662
Tàng thư lâu là một công trình xây dựng trên hồ Học Hải, Huế vào năm 1825, dùng làm nơi lưu các công văn cũ của cơ quan và lục bộ triều đình nhà Nguyễn. Đây có thể coi là một Tàng Kinh Các của Việt Nam dưới triều Nguyễn lưu trữ các tài liệu văn bản quý hiếm liên quan đến sinh hoạt của triều đình và biến đổi của đất nước. Chỉ riêng số địa bạ thời Gia Long và Minh Mạng lưu trữ ở đây đã lên đến 12.000 tập. Có thể nói Tàng thư lâu rất quan trọng trong việc chứa các tài liệu và địa bạ, giấy tờ quan trọng lúc bấy giờ.
Vị trí và kiến trúc
Triều đình Nguyễn lựa chọn vị trí trên hòn đảo giữa hồ Học Hải với ý đồ cách ly với đất liền, chỉ thông thương bằng một cây cầu. Chính những kỹ thuật sơ khai lúc bấy giờ đã giúp cho Tàng thư lâu lưu trữ rất nhiều tài liệu quý giá lúc bấy giờ trong một khoảng thời gian rất dài. Nhưng cùng với sự chấm dứt của chế độ quân chủ, Tàng thư lâu cũng ngưng hoạt động. Khối lượng tài liệu khổng lồ lưu trữ tại đây cũng bị tiêu tán trong chiến tranh. Hiện nay, công trình này đang được lập hồ sơ xin công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia. Nằm ẩn mình trong hồ Ngọc Hải, dọc đường Đinh Tiên Hoàng, nối với sông Ngự Hà và hồ Tịnh Tâm, Tàng thư lâu như đang đắm mình cùng thời gian để hoài niệm về quá khứ lịch sử. Theo Đại Nam Thực Lục và Đại Nam Nhất Thống Chí, Tàng thư lâu được xây dựng vào mùa hè năm Minh Mạng thứ 6 (1825). Dưới sự ủy thác của triều đình, Thử Thống Chế Đoàn Đức Luân điều khiển hơn 1000 binh lính để thi công, tòa nhà được xây dựng bằng gạch và đá gồm 2 tầng, tầng dưới 11 gian, tầng trên 7 gian 2 chái; nằm trên hòn đảo hình chữ nhật (kích thước khoảng 45 m × 65 m) nằm giữa hồ Học Hải. Nguyên hồ Học Hải là một phần của sông Ngự Hà được cải tạo thông với hồ Tịnh Tâm tạo ra một hệ thống sông hồ liên kết với nhau.
Được đặt ngay ở giữa hồ, nó chỉ được thông thương với bên ngoài bằng một cây cầu đá, Lầu được thiết kế và xây dựng theo kiến trúc hiện đại và khoa học, xung quanh là hồ sâu nên nó có thể tránh hỏa hoạn, chống được sự xâm nhập của các loài gặm nhấm. Tầng dưới được rải nhiều lưu huỳnh để khử kiến, gián, mối, mọt... Tầng trên, nơi có chức năng chứa tư liệu được trổ nhiều cửa, xung quanh xây lan can thưa, thoáng để thông khí, tránh sự ẩm mốc do độ ẩm trong không khí ở Huế thường rất cao. Nó được bảo quản thường xuyên và được bảo vệ dưới những biện pháp tốt nhất lúc bấy giờ và những công việc chăm sóc diễn ra đều đặn.
Được đặt ngay ở giữa hồ, nó chỉ được thông thương với bên ngoài bằng một cây cầu đá, Lầu được thiết kế và xây dựng theo kiến trúc hiện đại và khoa học, xung quanh là hồ sâu nên nó có thể tránh hỏa hoạn, chống được sự xâm nhập của các loài gặm nhấm. Tầng dưới được rải nhiều lưu huỳnh để khử kiến, gián, mối, mọt... Tầng trên, nơi có chức năng chứa tư liệu được trổ nhiều cửa, xung quanh xây lan can thưa, thoáng để thông khí, tránh sự ẩm mốc do độ ẩm trong không khí ở Huế thường rất cao. Nó được bảo quản thường xuyên và được bảo vệ dưới những biện pháp tốt nhất lúc bấy giờ và những công việc chăm sóc diễn ra đều đặn.
Tình trạng
Sau 120 năm hoạt động (1825 - 1945), khi triều Nguyễn bị lật đổ cơ quan lưu trữ tài liệu quốc gia này đã ngừng hoạt động. Kể từ đó đến nay nó đang dần đi vào quên lãng cùng thời gian, với toàn bộ khối lượng sách khổng lồ của Tàng thư lâu đã thất thoát gần hết. Sự bào mòn của thời gian cũng như sự xâm hại của con người Tàng thư lâu đang dần biến mất và hư hại.
Sau 1975, với sự quản lý chưa chặt chẽ, cũng như sự quan tâm chưa đúng mức của một công trình lịch sử đối với các ban ngành liên quan, Tàng thư lâu đã bị biến thành nhà ở, nhiều hạng mục của công trình đã bị hư hại nặng. Việc xâm hại của con người đã làm cấu trúc bị thay đổi với nhiều vách ngăn giữa các hộ gia đình được tạo nên, cũng như nhiều công trình phụ đã mọc lên làm cho mỹ quan của di tích bị phá vỡ.
Sau 1975, với sự quản lý chưa chặt chẽ, cũng như sự quan tâm chưa đúng mức của một công trình lịch sử đối với các ban ngành liên quan, Tàng thư lâu đã bị biến thành nhà ở, nhiều hạng mục của công trình đã bị hư hại nặng. Việc xâm hại của con người đã làm cấu trúc bị thay đổi với nhiều vách ngăn giữa các hộ gia đình được tạo nên, cũng như nhiều công trình phụ đã mọc lên làm cho mỹ quan của di tích bị phá vỡ.
Đến “châu về hợp phố”
Tàng Thư Lâu tọa lạc trên một đảo nhỏ giữa hồ Hải Học, chung quanh có tường gạch bao bọc, mặt tiền hướng tây, nhìn ra hồ Tĩnh Tâm. Một chiếc cầu bằng đá, mặt sàn lát gạch nối tam quan ở bên đường Đinh Tiên Hoàng với Lầu Tàng Thơ. Phía bắc Lầu Tàng Thơ là đồn Mang Cá.
Phía nam có một đảo nhỏ khác, trên đảo có một công trình kiến trúc nhưng đã bị phá hủy từ lâu rồi, thay thế vào đó là một ngôi chùa nhỏ. Hai hòn đảo được kết nối bởi một cây cầu gỗ.
Kiến trúc Lầu Tàng Thơ rất độc đáo: Hiện đại, khoa học nhưng không kém phần cổ kính. Xung quanh là hồ nước sâu để tránh hỏa hoạn và ngăn chăn sự xâm nhập của chuột.
Mặt nền lầu ở bên dưới lớp gạch Bát Tràng được lát bằng các tấm chì lá để cách ẩm và rải bột lưu huỳnh nhằm khử kiến, gián, chống mối mọt.
Tầng trên tập trung nhiều loại văn bản, tư liệu quý nên được trổ nhiều cửa để thông khí, chống ẩm, mốc - do Huế mưa nhiều, độ ẩm trong không khí rất cao.
Phía nam có một đảo nhỏ khác, trên đảo có một công trình kiến trúc nhưng đã bị phá hủy từ lâu rồi, thay thế vào đó là một ngôi chùa nhỏ. Hai hòn đảo được kết nối bởi một cây cầu gỗ.
Kiến trúc Lầu Tàng Thơ rất độc đáo: Hiện đại, khoa học nhưng không kém phần cổ kính. Xung quanh là hồ nước sâu để tránh hỏa hoạn và ngăn chăn sự xâm nhập của chuột.
Mặt nền lầu ở bên dưới lớp gạch Bát Tràng được lát bằng các tấm chì lá để cách ẩm và rải bột lưu huỳnh nhằm khử kiến, gián, chống mối mọt.
Tầng trên tập trung nhiều loại văn bản, tư liệu quý nên được trổ nhiều cửa để thông khí, chống ẩm, mốc - do Huế mưa nhiều, độ ẩm trong không khí rất cao.
Tờ châu bản này nên lưu trữ ở đâu để phát huy giá trị nhiều mặt của nó?
Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đang xúc tiến dự án xây dựng Thư viện Hoàng cung trên cơ sở trùng tu, phục hồi chức năng của Tàng Thư Lâu.
Thư viện sẽ được thành lập vào năm 2010. Lầu Tàng Thơ được xây dựng vào năm 1825 gồm 2 tầng, tầng dưới 11 gian, tầng trên 7 gian 2 chái, với chức năng lưu trữ văn bản - tài liệu quan trọng của triều đình nhà Nguyễn, gần giống như chức năng của Trung tâm lưu trữ Quốc gia ngày nay (ở Hà Nội).
Theo nhiều tư liệu của triều Nguyễn, chúng ta được biết các loại sổ sách của Lục Bộ và các Nha ở kinh đô Huế sau mỗi năm đều được đưa đến cất giữ trong Tàng Thư Lâu.
Chỉ riêng số địa bạ thời Gia Long và Minh Mạng lưu trữ ở đây đã lên đến 12.000 tập. Vì thế Tàng Thư Lâu là một nguồn tư liệu vô cùng quý giá đối với các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý trên tất cả các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, lịch sử, địa lý, kinh tế, quốc phòng. v.v...
Sau những biến cố lịch sử và sau những trận lũ lụt lớn, sách vở, tài liệu, các văn bản lưu trữ tại Lầu Tàng Thơ bị hư hỏng, thất lạc dần dần. Khi triều Nguyễn cáo chung (8/1945) cơ quan lưu trữ tài liệu quốc gia này ngừng hoạt động.
Cũng từ đó nó cứ từ từ rơi vào sự quên lãng; một khối lượng sách, tư liệu văn bản khổng lồ lưu trữ trong Lầu Tàng Thơ đã thất thoát hết, chỉ còn lại “đền cũ lâu đài bóng tịch dương” chứng tích của một quá khứ vừa huy hoàng vừa tang thương.
Dự án Thư viện Hoàng cung nhằm mục đích trả lại chức năng vốn có cho một di tích lịch sử-văn hóa. Thư viện Hoàng cung sẽ là nơi lưu trữ, bảo quản những tài liệu của triều Nguyễn để lại, phục vụ cho công tác nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực. Lúc đó những tài liệu tương tự như tờ châu bản mà ông Phan Thuận An vừa trao tặng Bộ Ngoại giao nếu được lưu trữ ở đây là hợp lý nhất.
Châu về hợp phố, bằng các con đường chính trị ngoại giao và ngoại giao văn hóa, các tư liệu, thư tịch của nhà Nguyễn hiện đang nằm rải rác ở nhiều cơ quan ngoài ngành văn hoá, ngoài địa giới hành chính của Huế, thậm chí nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam rất có thể sẽ dần dần sẽ được chuyển giao cho thư viện Hoàng cung lưu trữ, phát huy giá trị.
Sân Đại Triều Nghi hay Sân Chầu là khoảng sân rộng trước Điện Thái Hòa nơi các quan đứng chầu trong các buổi đại thiết triều của triều đình nhà Nguyễn Điện, cùng với sân chầu, là địa điểm được dùng cho các buổi triều nghi quan trọng của triều đình như: lễ Đăng Quang, sinh nhật vua, những buổi đón tiếp sứ thần chính thức và các buổi đại triều được tổ chức 2 lần vào ngày mồng 1 và 15 âm lịch hàng tháng. Vào những dịp này, nhà vua ngồi uy nghiêm trên ngai vàng trong Điện Thái Hòa. Chỉ các quan Tứ trụ và những hoàng thân quốc thích của nhà vua mới được phép vào điện diện kiến. Các quan khác có mặt đông đủ và đứng xếp hàng ở sân Đại triều theo cấp bậc và thứ hạng từ nhất phẩm đến cửu phẩm, quan văn đứng bên trái, quan võ đứng bên phải. Tất cả các vị trí đều được đánh dấu trên hai dãy đá đặt trước sân chầu.
Vị trí
Điện Thái Hòa và sân đại triều nằm ngay trên đường xuyên tâm Hoàng Thành nhìn thẳng ra cửa Ngọ Môn trong kinh thành Huế. Đây chính là khu vực quan trọng nhất và là địa điểm tham quan đặc sắc nhất trong cung đình Huế sau Ngọ Môn.
Vị trí
Điện Thái Hòa và sân đại triều nằm ngay trên đường xuyên tâm Hoàng Thành nhìn thẳng ra cửa Ngọ Môn trong kinh thành Huế. Đây chính là khu vực quan trọng nhất và là địa điểm tham quan đặc sắc nhất trong cung đình Huế sau Ngọ Môn.
Lịch sử
Sân đại triều xây dựng cùng lúc với Điện Thái Hòa, tức là vào năm 1805. Một năm sau đó, vua Gia Long làm lễ trong Điện Thái
Sân Đại Triều Nghi khá rộng, được lát hoàn toàn bằng đá Thanh và được chia bậc. Lúc bấy giờ sân đại triều nghi chia làm 2 bậc: Bậc trên dành cho các quan văn, quan võ ấn quan (từ hàng tam phẩm trở lên chánh nhất phẩm). Hai bên sân có hai hàng trụ đá đề rõ phẩm trật để cho các quan xem đó mà sắp hàng cho thứ tự gọi là Phẩm Sơn.
Dưới cùng, gần cầu Trung Ðạo còn một hàng nữa dành cho các kỳ cựu hương lão, thích lý đến chầu trong những dịp khánh tiết. Với cách chia của sân Đại Triều Nghi, có thể nhận biết thứ bậc vua quan triều Nguyễn lúc bấy giờ. Hai góc sân có hai con kỳ lân bằng đồng thiếp vàng để trong lồng gương bằng gỗ sơn vàng. Hai con Kỳ Lân được trang trí ở hai góc sân có ý nghĩa là đời thái bình, đồng thời nó cũng là một biểu tượng nhắc nhở sự nghiêm chỉnh giữa chốn triều nghi. Kỳ Lân này hiện nay còn khá nguyên vẹn.
Khi yến tiệc, hội nghị, thiết triều thì vua đội mũ cửu long, mặc hoàng bào, lưng đeo đai, tay cầm hốt trầm quế, chân đi hia, uy nghi ngồi trên ngai vàng. Các quan tứ trụ và những hoàng thân, quốc thích được đứng hai bên trong điện. Bên ngoài sân Đại Triều Nghi, toàn bộ các quan đều sắp hàng đứng ở ngoài sân theo phẩm trật như đã nêu trên.
Dưới cùng, gần cầu Trung Ðạo còn một hàng nữa dành cho các kỳ cựu hương lão, thích lý đến chầu trong những dịp khánh tiết. Với cách chia của sân Đại Triều Nghi, có thể nhận biết thứ bậc vua quan triều Nguyễn lúc bấy giờ. Hai góc sân có hai con kỳ lân bằng đồng thiếp vàng để trong lồng gương bằng gỗ sơn vàng. Hai con Kỳ Lân được trang trí ở hai góc sân có ý nghĩa là đời thái bình, đồng thời nó cũng là một biểu tượng nhắc nhở sự nghiêm chỉnh giữa chốn triều nghi. Kỳ Lân này hiện nay còn khá nguyên vẹn.
Khi yến tiệc, hội nghị, thiết triều thì vua đội mũ cửu long, mặc hoàng bào, lưng đeo đai, tay cầm hốt trầm quế, chân đi hia, uy nghi ngồi trên ngai vàng. Các quan tứ trụ và những hoàng thân, quốc thích được đứng hai bên trong điện. Bên ngoài sân Đại Triều Nghi, toàn bộ các quan đều sắp hàng đứng ở ngoài sân theo phẩm trật như đã nêu trên.
Sân Đại Triều Nghị không mang giá trị về mặt kiến trúc trừ kỳ lân phía trước sân. Tuy nhiên, xét về mặt vai trò lịch sử, sân là nơi chứng kiến sự hưng thịnh và suy vong của 13 đời vua triều Nguyễn. Ngày nay, sân là sân khấu ngoài trời để biễu diễn nhã nhạc cung đình Huế, là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa của kinh thành Huế.
Hiển Lâm Các
là một công trình kiến trúc nằm trong quần thể di tích cố đô Huế được xây dựng vào năm 1821 và hoàn thành vào năm 1822 thời vua Minh Mạng. Hiển Lâm Các nằm trong khu vực miếu thờ trong hoàng thành Huế, cao 17m và là công trình kiến trúc cao nhất trong Hoàng Thành . Đây được xem là đài kỷ niệm ghi nhớ công tích của các vua nhà Nguyễn và các quan đại thần có công lớn của triều đại.Kiến trúc
Hiển Lâm Các được kiến trúc bằng gỗ cao tầng, xây dựng trên khối nền cao hình chữ nhật, lát gạch Bát Tràng, xây bó bằng gạch vồ, vôi vữa và đắp nổi mảnh sành để trang trí. Từ dưới bước lên mặt nền bằng hai hệ thống bậc cấp đá Thanh, ở trước và sau mỗi hệ thống có 9 cấp bậc. Hai bên thành bậc cấp đắp hình rồng ở giữa là giới hạn lối đi giành riêng cho vua.
Kiến trúc của Hiển Lâm các được chia làm 3 phần rõ rệt chia làm 3 phần mái chính. Tầng 1 có tất cả 5 gian, kiến trúc của tầng 1 được xem là sắc sảo với những bản điêu khắc đạt đến trình độ điêu khắc tinh xảo. Tại các cột, kèo của tầng 1, các bản điêu khắc có in hình rồng, hoa, lá có giá trị rất cao về mặt kiến trúc. Ở hàng cột 3 tính từ mặt trước, dựng một dãy đố bản, giữa mỗi gian trổ một cửa vòm. Các hệ thống kèo, liên ba, đố bản ở tầng này đều chạm nổi các mô típ hình rồng cách điệu hoá thành dây leo lá cuốn. Trên cửa giữa treo tấm hoành phi lớn đề ba chữ "Hiển Lâm Các" trên nền sơn màu lục, khung chạm 9 con rồng vờn mây sơn son thếp vàng.
Chiếc cầu thang nhỏ bằng gỗ được bắc lên tầng 2 được xem là một tác phẩm giá trị nhất của Hiển Lâm Các. Tầng 2 được chia làm 3 gian và tầng 3 chỉ có 1 gian. Trên cùng của tầng 3 có đựng một bình rượu màu vàng.
Kết cấu của kiến trúc Hiển Lâm Các khá vững chãi một phần nhờ vào sức chống đỡ của 24 cột. Độc đáo của Hiển Lâm Các nhất chính là công trình này được làm hoàn toàn bằng gỗ và có tất cả 12 mái, 4 cột chính chạy suốt chiếu cao của Hiển Lâm Các 13 m Diện tích mặt bằng Hiển Lâm Các là 300 m².
Hiển Lâm Các là công trình đẹp và độc đáo của khu vực Hoàng Thành. Nó là công trình được bảo quản tốt và được trùng tu nhiều lần, lần mới nhất vào năm 2001 được xem là lần trùng tu hoàn chỉnh nhất. Cụm từ Hiển Lâm Các, Thế Miếu và Cửu Đỉnh là 3 cụm từ mà mọi người luôn nhắc liền nhau để cho thấy sự liên kết về mặt kiến trúc cũng như về công dụng, chức năng của các công trình này và là một tổng thể không thể tách rời, chính sự phối hợp với bố cục xung quanh cùng cảnh quan khiến cho giá trị của Hiển Lâm Các rất quan trọng.
143 NĂM VƯƠNG TRIỀU NGUYỄN (1802-1945)
(13 đời Vua của Việt Nam)
Triều Nguyễn - triều đại Phong kiến cuối cùng ở Việt Nam, đã tồn tại trong suốt hơn 143 năm (1802-1845) với 13 đời vua Nguyễn. Thông thường các vua Nguyễn sau khi mất, bài vị được đưa vào thờ tại Thế Miếu, có Miếu hiệu ứng với tên của các đỉnh đồng đúc dưới thời Minh Mạng (1835), trừ các vua bị phế truất và các vua bị Pháp đày ra khỏi nước. Riêng vua Dục Đức (phế đế) có Miếu hiệu Cung Tôn Huệ Hoàng đế là do con trai là vua Thành Thái truy phong, nhưng bài vị không được đưa vào thờ tại Thế Miếu. Các vị vua yêu nước Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân vào năm 1959 đã được Hội Đồng Nguyễn Phước Tộc làm lễ và đưa bài vị vào thờ tại Thế Miếu.
Dưới đây là những ghi chép vắn tắt về 13 vua Nguyễn:
1.Vua Gia Long (1802-1819)*
Vua Gia Long tên là Nguyễn Phúc Ánh (Anh), ngoài ra còn có tên là Chủng và Noãn, con thứ 3 của Nguyễn Phúc Côn (Luân) và bà Nguyễn Thị Hoàn. Nguyễn Phúc Ánh sinh ngày 15 tháng Giêng năm Nhâm Ngọ (8-2-1762).
Năm 1775, lợi dụng sự suy sụp của triều đình chúa Nguyễn do cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, quân Trịnh vào chiếm Phú Xuân khiến Nguyễn Phúc Ánh phải trốn vào Nam. Từ đó ông bôn tẩu gian nan, tìm đủ mọi cách chiêu tập lực lượng để giành lại vương quyền cho họ Nguyễn.
Năm 1792, vua Quang Trung mất, quân Tây Sơn ngày càng yếu và quân Nguyễn ngày càng lớn mạnh. Năm 1801, quân Nguyễn do Nguyễn Phúc Ánh chỉ huy đã đánh chiếm Quy Nhơn và chiếm Thuận Hóa.
Ngày 1-2-1802, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi Hoàng đế ở Phú Xuân, lấy niên hiệu là Gia Long, chính thức lập nên triều đại nhà Nguyễn. Tháng 3 năm 1804, vua Gia Long đổi quốc hiệu nước ta là Việt Nam .
Gia Long làm vua được 18 năm (1802-1819), mất vào ngày 19 tháng Chạp năm Kỷ Mão (ngày 3 tháng 2 năm 1820), hưởng thọ 58 tuổi. Sau khi mất, bài vị vua Gia Long được đưa vào thờ ở Thế Miếu và có Miếu hiệu là Thế Tổ Cao Hoàng đế.
Vua Gia Long có 31 người con (13 con trai và 18 con gái)
2. Vua Minh Mạng (1820-1840)
Vua Minh Mạng tên là Nguyễn Phúc Đảm, còn có tên là Kiểu, con thứ 4 của vua Gia Long và bà Nguyễn Thị Đang (Thuận Thiên Cao Hoàng hậu). Ông sinh ngày 23 tháng 4 năm Tân Hợi (25-5-1871) tại làng Tân Lộc, tỉnh Gia Định.
Vua Minh Mạng lên ngôi vào tháng Giêng năm Canh Thìn (1820), làm vua được 21 năm (1820-1840). Trong thời gian ở ngôi, nhà vua đã có nhiều cải cách quan trọng: cho bỏ các dinh và trấn mà thành lập các tỉnh (cả nước được chia làm 31 tỉnh); định lại quan chế, đặt mức lương bổng của các quan tùy theo ngạch trật; thống nhất việc đo lường và thống nhất y phục; khuyến khích dân khai hoang lập ấp, sửa sang hệ thống giao thông, lập nhà Dưỡng tế ở các tỉnh để giúp đỡ những người nghèo khổ, tàn tật, già cả không nơi nương tựa...
Đề cao Nho học và khuyến khích nhân tài ra giúp nước là một trong những việc rất được vua Minh Mạng chú trọng. Nhà vua cho lập Quốc Tử Giám, mở thêm kỳ thi Hội và thi Đình (thời Gia Long chỉ có thi Hương).
Lãnh thổ Việt Nam dưới thời Minh Mạng được mở rộng nhất trong lịch sử và Việt Nam thực sự trở thành một quốc gia hùng mạnh. Vì vậy vào năm 1838, vua Minh Mạng cho đổi tên nước ta là Đại Nam.
Vua Minh Mạng mất ngày 28 tháng Chạp năm Canh Tý (20-1-1841), hưởng thọ được 50 tuổi. Sau khi mất, bài vị vua Minh Mạng được đưa vào thờ ở Thế Miếu với Miếu hiệu Thánh Tổ Nhân Hoàng đế.
Vua Minh Mạng có 142 người con (74 con trai, 68 con gái)
3. Vua Thiệu Trị (1841-1847)
Vua Thiệu Trị có tên là Nguyễn Phúc Miên Tông, ngoài ra còn có tên là Tuyền và Dung. Ông là con trưởng của vua Minh Mạng và bà Hồ Thị Hoa (Tá Thiên Nhân Hoàng hậu), sinh ngày 11 tháng 5 năm Đinh Mão (16-6-1807) tại ấp Xuân Lộc, phía Đông Kinh Thành Huế.
Vua Thiệu Trị lên ngôi ngày 20 tháng Giêng năm Tân Sửu (11-2-1841), làm vua được 7 năm (1841-1847), mất ngày 27 tháng 9 năm Đinh Mùi (4-10-1847), hưởng thọ 41 tuổi. Sau khi mất, bài vị nhà vua được đưa vào thờ trong Thế Miếu và có Miếu hiệu Hiến Tổ Chương Hoàng đế.
Vua Thiệu Trị có 64 người con (29 trai, 35 gái).
4. Vua Tự Đức (1848-1883)
Vua Tự Đức có tên là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, ngoài ra còn có tên là Thì. Ông là con thứ 2 của vua Thiệu Trị và bà Phạm Thị Hằng (Hoàng hậu Từ Dũ), sinh ngày 25 tháng 8 năm Kỷ Sửu (22-9-1829).
Vua Tự Đức lên ngôi tháng 10 năm Đinh Mùi (1847), làm vua được 36 năm (1847-1883), mất ngày 16 tháng 6 năm Quý Mùi (19-7-1883), hưởng thọ 55 tuổi. Sau khi mất, bài vị nhà vua được đưa vào thờ trong Thế Miếu và có Miếu hiệu Dực Tông Anh Hoàng đế.
Vua Tự Đức không con, ông nhận 3 người cháu gọi bằng chú làm con nuôi là: Nguyễn Phúc Ưng Chân (sau này là vua Dục Đức); Nguyễn Phúc Ưng Đường (sau này là vua Đồng Khánh); Nguyễn Phúc Ưng Đăng (sau này là vua Kiến Phúc).
5. Vua Dục Đức (1883, 3 ngày)
Vua Dục Đức tên là Nguyễn Phúc Ưng Ái, là con thứ 2 của Thụy Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Y và bà Trần Thị Nga. Ông sinh ngày 4 tháng 1 năm Quý Sửu (11-2-1853). Năm 1869, lúc 17 tuổi được vua Tự Đức chọn làm con nuôi và đổi tên là Ưng Chân, cho xây Dục Đức Đường để ở và giao cho Hoàng Quý Phi Vũ Thị Duyên (sau này là Lệ Thiên Anh Hoàng hậu) trông coi, dạy bảo.
Vua Tự Đức mất để di chiếu truyền ngôi cho Ưng Chân, nhưng trong di chiếu có đoạn viết: “... Nhưng vì có tật ở mắt nên hành vi mờ ám sợ sau này thiếu sáng suốt, tính lại hiếu dâm cũng là điều chẳng tốt chưa chắc đã đảm đương được việc lớn. Nước có vua lớn tuổi là điều may cho xã tắc, nếu bỏ đi thì biết làm sao đây.”
Lúc làm lễ lên ngôi, Ưng Chân đã cho đọc lướt đoạn này nên 3 ngày sau hai Phụ chính Đại thần là Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường đã phế bỏ Dục Đức theo lệnh của Từ Dũ Thái hoàng Thái hậu (mẹ vua Tự Đức) và Lệ Thiên Anh Hoàng hậu (vợ vua Tự Đức).
Làm vua được 3 ngày chưa kịp đặt niên hiệu (Dục Đức chỉ là tên gọi nơi ở) thì Ưng Chân đã bị phế bỏ và giam vào ngục cho đến khi mất. Ông mất ngày 6 tháng 9 năm Giáp Thân (24-10-1884), thọ 32 tuổi.
Đến thời vua Thành Thái (con vua Dục Đức) vào năm 1892 đã truy tôn cha mình là Cung Tôn Huệ Hoàng đế.
Vua Dục Đức có 19 con (11 con trai và 8 con gái).
6. Vua Hiệp Hòa (1883, 4 tháng).
Vua Hiệp Hòa tên là Nguyễn Phúc Hồng Dật, còn có tên là Thăng, con thứ 29 của vua Thiệu Trị và bà Đoan Tần Trương Thị Thuận, sinh ngày 24 tháng 9 năm Đinh Mùi (1-1-1847).
Vua Dục Đức bị phế bỏ, Hồng Dật được đưa lên ngai vàng vào ngày 30 tháng 7 năm 1883, lấy niên hiệu là Hiệp Hòa.
Do có ý thân Pháp, vua Hiệp Hòa lên ngôi chưa được bao lâu thì bị triều đình Huế phế bỏ và buộc uống thuốc độc tự vẫn vào ngày 30 tháng 10 năm Quý Mùi (29-11-1883).
Dưới thời Thành Thái vào năm 1891, ông được truy phong là Văn Lãng Quận vương.
Vua Hiệp Hòa có 17 người con (11 trai, 6 gái).
7. Vua Kiến Phúc (1883-1884)
Vua Kiến Phúc tên là Nguyễn Phúc Ưng Đăng, con thứ 3 của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị Thanh. Ưng Đăng sinh ngày 2 tháng Giêng năm Kỷ Tỵ (12-2-1869). Năm 1870 lúc được 2 tuổi, Ưng Đăng được vua Tự Đức nhận làm con nuôi và giao cho bà Học Phi Nguyễn Thị Hương trông coi, dạy bảo.
Sau khi vua Hiệp Hòa bị phế truất, vào ngày 2-12-1883, Ưng Đăng (15 tuổi) được đưa lên ngôi vua và đặt niên hiệu là Kiến Phúc. Vua Kiến Phúc ở ngôi được 8 tháng thì mất vào ngày 10 tháng 6 năm Giáp Thân (31-7-1884) lúc mới 16 tuổi.
Sau khi mất, bài vị vua Kiến Phúc được đưa vào thờ trong Thế Miếu và có Miếu hiệu là Giản Tông Nghị Hoàng đế.
8. Vua Hàm Nghi (1884-1885)*
Vua Hàm Nghi tên là Nguyễn Phúc Ưng Lịch, còn có tên là Minh. Ông là con thứ 5 của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Phan Thị Nhàn, sinh ngày 17 tháng 6 năm Tân Mùi (3-8-1871).
Sau khi vua Kiến Phúc mất, ngày 12 tháng 6 năm Giáp Thân (2-8-1884) Ưng Lịch được đưa lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Hàm Nghi lúc mới 14 tuổi.
Binh biến năm Ất Dậu (5-7-1885) xảy ra, vua Hàm Nghi cùng quần thần ra Tân Sở, phát hịch Cần Vương, phát động phong trào kháng Pháp trên toàn quốc. Quân Pháp nhiều lần kêu gọi nhà vua quay về nhưng thất bại. Ngày 30 tháng 10 năm 1888, tên Trương Quang Ngọc (người hầu của vua) bị Pháp mua chuộc nên đem người bắt vua Hàm Nghi dâng cho Pháp.
Vua Hàm Nghi bị quân Pháp bắt đi đày ở Algérie vào ngày 13 tháng 1 năm 1889. Nhà vua sống ở đó cho đến lúc mất (4-1-1943), thọ 72 tuổi.
Vua Hàm Nghi có 3 người con (1 trai, 2 gái).
9. Vua Đồng Khánh (1886-1888)
Vua Đồng Khánh tên là Nguyễn Phúc Ưng Thị, còn có tên là Đường và Biện. Ông là con trưởng của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị Thanh, sinh ngày 12 tháng Giêng năm Giáp Tý (19-2-1864). Năm 1865 lúc được 2 tuổi, Ưng Thị được vua Tự Đức nhận làm con nuôi và giao cho bà Thiện Phi Nguyễn Thị Cẩm chăm sóc, dạy bảo.
Sau binh biến năm 1885, vua Hàm Nghi bỏ ngai vàng ra Tân Sở, triều đình Huế thương lượng với Pháp đưa Ưng Đường lên ngôi, đặt niên hiệu là Đồng Khánh.
Ở ngôi được 3 năm, vua Đồng Khánh bệnh và mất vào ngày 27 tháng 12 năm Mậu Tí (28-1-1889) lúc được 25 tuổi.
Sau khi mất, bài vị vua Đồng Khánh được đưa vào thờ trong Thế Miếu và có Miếu hiệu là Cảnh Tông Thuần Hoàng đế.
Vua Đồng Khánh có 10 người con (6 trai, 4 gái).
10.Vua Thành Thái (1889-1907)
Vua Thành Thái tên là Nguyễn Phúc Bửu Lân, còn có tên là Chiêu, con thứ 7 của vua Dục Đức và bà Từ Minh Hoàng hậu (Phan Thị Điểu), sinh ngày 22 tháng 2 năm Kỷ Mão (14-3-1879).
Vua Đồng Khánh mất, triều đình Huế được sự đồng ý của Pháp đã đưa Bửu Lân lên ngôi vào ngày 1 tháng 2 năm 1889 với niên hiệu là Thành Thái, lúc mới 10 tuổi.
Vua Thành Thái là người có tư tưởng tiến bộ (cắt tóc ngắn, lái ô tô, xuồng máy) và có tư tưởng chống Pháp. Vì vậy, sau 19 năm ở ngôi, dưới áp lực của Pháp, triều đình Huế lấy cớ nhà vua mắc bệnh tâm thần và buộc phải thoái vị. Sau đó, ông bị Pháp đưa đi an trí ở Vũng Tàu. Năm 1916, ông bị Pháp đem đi đày ở đảo Réunion (Châu Phi).
Năm 1947, ông được trở về sống ở Sài Gòn cho đến khi mất. Ông mất ngày 9 tháng 3 năm 1955, thọ 77 tuổi.
Vua Thành Thái có 45 người con (19 trai, 26 gái).
11. Vua Duy Tân (1907-1916)
Vua Duy Tân tên là Nguyễn Phúc Vĩnh San, còn có tên là Hoảng, con thứ 5 của vua Thành Thái và bà Nguyễn Thị Định, sinh ngày 26 tháng 8 năm Canh Tý (19-9-1900).
Năm 1907, vua Thành Thái thoái vị, triều đình Huế đưa Hoàng tử Vĩnh San lên ngôi, lấy niên hiệu là Duy Tân lúc mới được 8 tuổi.
Vua Duy Tân là vị vua lên ngôi nhỏ tuổi nhất trong 13 vua Nguyễn. Tuy nhiên nhà vua lại là người chững chạc, có khí phách của một bậc đế vương. Cũng như cha mình, vua Duy Tân là người có tư tưởng chống Pháp. Nhà vua đã cùng với Thái Phiên, Trần Cao Vân... vạch định cuộc nổi dậy chống Pháp vào ngày 3 tháng 5 năm 1916. Nhưng âm mưu bại lộ, nhà vua cùng Thái Phiên và Trần Cao Vân trốn ra khỏi Kinh Thành. 3 ngày sau, vua Duy Tân bị Pháp bắt và bị kết tội rồi đày sang đảo Réunion.
Nhà vua mất ngày 21 tháng 11 năm Ất Dậu (25-12-1945) trong một tai nạn máy bay khi được 46 tuổi. Nhà vua được an táng tại nghĩa trang Thiên Chúa Giáo M’Baiki, thuộc Cộng Hòa Trung Phi. Ngày 6 tháng 4 năm 1987, nhà vua được cải táng trong khuôn viên của An Lăng (Lăng Dục Đức).
Vua Duy Tân có 5 người con (3 trai, 2 gái)
12. Vua Khải Định (1916-1925)
Vua Khải Định tên là Nguyễn Phúc Bửu Đảo, còn có tên là Tuấn, con trưởng của vua Đồng Khánh và bà Dương Thị Thục (Hựu Thiên Thuần Hoàng hậu), sinh ngày 1 tháng 9 năm Ất Dậu (8-10-1885).
Vua Đồng Khánh mất, Hoàng tử Bửu Đảo còn ít tuổi (4 tuổi) nên không được chọn làm vua. Đến năm 1916, sau khi vua Duy Tân bị Pháp đưa đi đày ở Réunion, triều đình Huế và người Pháp mới lập Bửu Đảo lên ngôi vua vào ngày 18-5-1916, lấy niên hiệu là Khải Định.
Vua Khải Định ở ngôi được 10 năm thì bị bệnh nặng và mất vào ngày 20 tháng 9 năm Ất Sửu (6-11-1925), thọ 41 tuổi.
Sau khi chết, bài vị nhà vua được đưa vào thờ trong Thế Miếu và có Miếu hiệu là Hoằng Tông Tuyên Hoàng đế.
Vua Khải Định chỉ có một con trai là Hoàng tử Vĩnh Thụy (vua Bảo Đại).
13. Vua Bảo Đại (1926-1945)
Vua Bảo Đại tên là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, ngoài ra còn có tên là Thiển. Ông là con độc nhất của vua Khải Định và bà Hoàng Thị Cúc (bà Từ Cung), sinh ngày 23 tháng 9 năm Quý Sửu (22-10-1913).
Hoàng tử Vĩnh Thụy được đưa sang Pháp học lúc mới 10 tuổi, đến khi vua Khải Định qua đời, ông về Huế lên ngôi vua vào ngày 8 tháng 1 năm 1926, lấy niên hiệu Bảo Đại, đây là vị vua cuối cùng của triều Nguyễn. Sau đó, ông lại tiếp tục sang Pháp học cho đến 8-9-1932 mới trở về Huế.
Vua Bảo Đại ở ngôi cho đến 30 tháng 8 năm 1945 thì làm lễ thoái vị tại Ngọ Môn, giao chính quyền lại cho Chính phủ Cách mạng Lâm thời.
Chế độ phong kiến chấm dứt, Bảo Đại sang Pháp và sống hết cuộc đời của vị vua lưu vong ở đó. Ông mất ngày 1 tháng 8 năm 1997 tại Pháp.
Vua Bảo Đại có 5 người con (2 trai, 3 gái).
Thời phong kiến , dân thường ai lỡ thấy mặt vua là cũng có thể mất đầu như chơi , nhưng người Pháp rất thích các bưu thiếp hình vua chúa AnNam , các ông vua thời đó cũng nỗi tiếng không kém các diễn viên điện ảnh cùng thời của Pháp .
Chính vì thế nên hôm nay chúng ta mới có cơ hội nhìn mặt vua mà không sợ bị mất đầu .
Chính vì thế nên hôm nay chúng ta mới có cơ hội nhìn mặt vua mà không sợ bị mất đầu .
1. Gia Long ( 1762 - 1820 )
Giai đoạn trị vì : 1802 - 1820
Vua Gia Long người thành lập triều đại nhà Nguyễn .
Giai đoạn trị vì : 1802 - 1820
Vua Gia Long người thành lập triều đại nhà Nguyễn .
3.Thiệu Trị ( 1807 - 1847 )
giai đoạn trị vì : 1841 -1847
(chưa tìm ra ảnh)
giai đoạn trị vì : 1841 -1847
(chưa tìm ra ảnh)
4. Tự Đức ( 1829 - 1883 )
Giai đoạn trị vì : 1847 - 1883
Giai đoạn trị vì : 1847 - 1883
5. Dục Đức ( 1853-1883)
Giai đoạn trị vì : 1883, làm vua được 3 ngày
( chưa tìm ra ảnh )
6. Hiệp Hòa ( 1847-1883)
Giai đoạn trị vì : 1883 ,làm vua 4 tháng
( chưa tìm ra ảnh )
7. Kiến Phúc ( 1869 - 1884)
giai đoạn trị vì : 1884 , làm vua được 6 tháng .
(chưa tìm ra ảnh )
Giai đoạn trị vì : 1883, làm vua được 3 ngày
( chưa tìm ra ảnh )
6. Hiệp Hòa ( 1847-1883)
Giai đoạn trị vì : 1883 ,làm vua 4 tháng
( chưa tìm ra ảnh )
7. Kiến Phúc ( 1869 - 1884)
giai đoạn trị vì : 1884 , làm vua được 6 tháng .
(chưa tìm ra ảnh )
12. Khải Định ( 1885 - 19330
Giai đoạn trị vì ; 1916 - 1925
Đây là ông vua diêm dúa nhất trong lịch sử , và ngay trong cách xây dựng lăng Khải Định cũng y như cách ăn mặc nửa tây nửa ta này .
Giai đoạn trị vì ; 1916 - 1925
Đây là ông vua diêm dúa nhất trong lịch sử , và ngay trong cách xây dựng lăng Khải Định cũng y như cách ăn mặc nửa tây nửa ta này .
Thái tử Vĩnh Thụy (vua Bảo Ðại trong tương lai)
Vua Bảo Ðại
Những hình ảnh này được thu thập qua các bưu ảnh xưa và tài liệu lưu trữ mà phần lớn là từ các thư viện dữ liệu thuộc địa của Pháp . Những tấm ảnh này như 1 cỗ máy thời gian đưa chúng ta ngược dòng lịch sử , nó không có bản quyền tức không thuộc về 1 cá nhân nào , nó thuộc về tất cả các bạn , về lịch sử loài người .
(vietcaravan.com)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét