Thứ Ba, 24 tháng 11, 2009

HUẾ ( P1 )

Trong chúng ta,chắc không ít bác đã từng đi du lịch Huế 1 lần hoặc nhiều lần. Mình cũng vậy , đến với Huế không ít nhưng thật sự vẫn chưa hiểu lắm về các đền đài lăng tẩm trong đó vỉ đại và mang tính lịch sử nhất là Đại nội ,với rất ,rất nhiều các di tích mà đến nay có những di tích vẫn còn tồn tại và có những di tích đã biến mất do chiến tranh và năm tháng trôi qua. Để hiểu thêm về nơi sinh hoạt của các triều đại vua chúa, xin mời các bác cùng tham khảo tài liệu sau:
(có sưu tầm nhiều nguồn)
Kỳ Đài trước Ngọ Môn


Click the image to open in full size.
Không gian Kỳ Đài
Kỳ Đài, tục gọi Cột cờ là di tích kiến trúc thời Nguyễn. Kỳ Đài được xây dựng năm Gia Long thứ 6 (1807) ở vị trí chính giữa trên mặt nam của Kinh thành, thuộc phạm vi pháo đài Nam Chánh. Kỳ Đài gồm hai phần: đài cờ và cột cờ. Đài cờ là một cái đài đồ sộ gồm 3 tầng hình chóp cụt chữ nhật chồng lên nhau. Tầng thứ nhất cao hơn 5,5m, tầng giữa cao gần 6m, tầng trên cùng cao hơn 6m. Tổng cộng của ba tầng đài cao khoảng 17,5m.
Chung quanh mỗi tầng đều có xây lan can, mặt nền của các tầng đài đều lát gạch Bát Tràng. Lối đi từ tầng dưới lên tầng trên cùng trổ ở mặt bắc. ở tầng trên cùng, xưa có hai điếm canh và pháo xưởng để bố trí các khẩu đại bác. Cột cờ nguyên xưa làm bằng gỗ, gồm 2 tầng, cao gần 30m. Năm Thiệu Trị 6 (1846), cột cờ được thay bằng một cây cột gỗ dài suốt hơn 32m. Đến năm Thành Thái 16 (1904), cột cờ này bị một cơn bão lớn thổi gãy, nên sau phải đổi làm bằng ống gang. Năm 1947, khi quân Pháp tái chiếm Huế, cột cờ lại bị pháo bắn gãy một lần nữa. Năm 1948, cột cờ bằng bê-tông cốt sắt với tổng chiều cao 37m hiện thấy mới được xây dựng.
Thời Nguyễn, trong tất cả các dịp lễ tiết, chầu mừng, tuần du cho đến việc cấp báo đều có hiệu cờ. Trên đỉnh cột cờ còn đặt một trạm quan sát gọi là Vọng Đẩu. Thỉnh thoảng, lính canh phải trèo lên Vọng Đẩu dùng kính Thiên lý quan sát ngoài bờ biển.
Click the image to open in full size.
Cùng với những bước thăng trầm của Huế, Kỳ Đài là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Ngày 23/8/1945, lần đầu tiên lá cờ của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tung bay phất phới trên đỉnh Kỳ Đài, báo hiệu sự chấm dứt của chế độ quân chủ. Kỳ Đài không chỉ là vị trí trung tâm của Thành phố Huế mà còn là một biểu tượng của mảnh đất Cố đô.

CỬU VỊ THẦN CÔNG

Click the image to open in full size.


Cửu Vị Thần Công
Sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, vua Gia Long ra lệnh tập trung tất cả khí dụng bằng đồng tịch thu được đúc thành 9 khẩu thần công để "làm kỷ niệm muôn đời" về chiến thắng của mình. Công việc được bắt đầu vào ngày 31-1-1803, hoàn tất vào cuối tháng 1 năm 1804. Mỗi khẩu dài 5,10m, nặng hơn 17.000 cân được đặt trên một giá súng và giá súng đều được chạm trổ cực kỳ công phu, tinh xảo.
Cửu vị thần công được chia thành 2 nhóm: Nhóm bên tả xếp phía sau cửa Thể Nhơn gồm 4 khẩu, được đặt tên theo 4 mùa: Xuân - Hạ - Thu - Đông. Nhóm bên hữu xếp phía sau cửa Quảng Đức gồm 5 khẩu, được đặt tên theo ngũ hành: Kim - Mộc - Thuỷ - Hỏa - Thổ. Vào năm 1816, vua Gia Long sắc phong cho cả 9 khẩu đại bác này danh hiệu: "Thần Oai Vô địch Thượng tướng quân". Danh hiệu này và nội dung bài sắc phong đều được khắc trên cả 9 khẩu.
Click the image to open in full size.
Triều đình cử riêng một đội hình thường xuyên túc trực bên cạnh Cửu Vị Thần công để bảo vệ, đồng thời cấp tiền để tổ chức lễ cúng tế có cả trâu (hoặc bò), lợn và dê. Kể từ sau năm 1886, lễ cúng tế này bị triều đình bãi bỏ do khó khăn về tài chính. Tuy nhiên, những người lính bảo vệ vẫn tự góp tiền mua hoa, quả, hương, trầm để cúng, vì họ sợ "oai linh" của Cửu vị Thần công. Cửu vị Thần công được đánh giá là một tác phẩm nghệ thuật bằng đồng có giá trị cao.(Huedulich)
Click the image to open in full size.




Click the image to open in full size.

cg. súng thần cơ), hoả khí do Hồ Nguyên Trừng chế tạo từ thế kỉ 15, đúc bằng đồng hoặc sắt. STC có nhiều cỡ, cỡ lớn đặt trên bệ cố định hoặc trên giá có bánh xe để kéo; cỡ nhỏ dùng giá gỗ hay vác vai. Tầm bắn trên 200 m. Có loại STC chỉ là vũ khí; có loại vừa là vũ khí vừa là công trình mĩ thuật tượng trưng cho uy lực nhà vua. Cố đô Huế có 9 STC cổ, loại sau, kích thước rất lớn: mang tên Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ, Xuân, Hạ, Thu, Đông (tượng trưng 5 yếu tố tự nhiên, 4 mùa); đặt ở phía sau Cửa Ngăn và Cửa Sập, xế trước mặt cửa Ngọ Môn (ở hai bên). Mỗi khẩu chiều dài 5, 10 m; đường kính nòng 0,23 m; nòng dày 0,105 m; phía sau đo vòng quanh: 2,60 m; mỗi khẩu nặng hơn 10 tấn. Giá súng (gỗ) dài 2,75 m, cao 0,73 m. Mỗi bên trụ súng khắc bài chế thuốc súng, các loại đạn. Trên STC đều khắc chữ: “Thần oai vô địch thượng tướng quân”, niên đại Gia Long năm thứ 3 (1804). Ở thân súng khắc bài minh văn (lí do đúc súng), và những dải hoa văn trang trí hoa lá và gắn hai quai lớn hình con lân, chạm khắc rất tinh xảo. Đây là loại văn vật bằng đồng đồ sộ, đúc đẹp, hiếm thấy trên thế giới.
Vị trí: Cửu vị thần công được đặt gần cửa Thể Nhơn và cửa Quảng Ðức bên trong kinh thành Huế, Tp. Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Đặc điểm: Cửu vị thần công là chín khẩu súng thờ, tượng trưng cho những vị thần linh bảo vệ kinh thành.

Ngày 31/01/1803, Gia Long hạ lệnh thu hết tất cả đồ dùng bằng đồng của triều đại Tây Sơn đúc thành 9 khẩu súng. Ðến cuối tháng Giêng năm 1804 thì công việc đúc hoàn thành. Người ta lấy tên bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Ðông và ngũ hành: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ để đặt tên cho 9 khẩu súng. Tất cả chín khẩu đều được phong "Thần Oai vô địch thượng tướng quân". Mỗi khẩu dài 5,1m, nặng trên 10 tấn.

Trọng lượng của từng khẩu (tính theo cân ta):

Súng thứ 1: Xuân, nặng 17.700 cân
Súng thứ 2: Hạ, nặng 17.200 cân
Súng thứ 3: Thu, nặng 18.400 cân
Súng thứ 4: Ðông, nặng 17.800 cân
Súng thứ 5: Mộc, nặng 17.000 cân
Súng thứ 6: Hoả, nặng 17.200 cân
Súng thứ 7: Thổ, nặng 18.800 cân
Súng thứ 8: Kim, nặng 17.600 cân
Súng thứ 9: Thủy, nặng 17.200 cân

Thân súng chạm trổ tỉ mỉ, khắc danh hiệu, vị thứ, trọng lượng, cách dùng súng, bài ký về việc tranh chấp với Tây Sơn cùng việc thu đồng đúc súng.

Chín khẩu súng này chưa hề dùng trong trận mạc, chúng chỉ có tính cách tượng trưng, xem như những vị thần linh bảo vệ kinh thành.

Lúc mới đúc xong, Cửu vị thần công được đặt dưới chân Hoàng Thành, trước cửa Ngọ Môn. Ðến đời Khải Ðịnh mới dời ra vị trí như ta thấy hiện nay.
Click the image to open in full size.

Click the image to open in full size.
Súng thần công bắn đạn thật tại Bạch Dinh ở Núi lớn Vũng tàu
Click the image to open in full size.

Cửu Ðỉnh


Click the image to open in full size.


Vị trí: Cửu Đỉnh đặt dưới bóng Hiển Lâm Các, trước sân Thế Miếu ở phía tây nam Hoàng Thành, thuộc Tp. Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Đặc điểm: Cửu Ðỉnh là chín cái đỉnh đồng lớn nhất Việt Nam đúc năm 1836 thời Minh Mạng, mỗi đỉnh có một tên riêng ứng với miếu hiệu của một vị hoàng đế thờ trong Thế Miếu.

Cửu Ðỉnh - chín cái đỉnh có những đặc điểm riêng:

Cao Ðỉnh dành cho vua Thế Tổ Cao Hoàng Ðế (tức Gia Long), Nhân Đỉnh dành cho Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế (tức Minh Mạng), Chương Ðỉnh, Anh Ðỉnh, Nghị Ðỉnh, Thuần Ðỉnh, Tuyên Ðỉnh dành cho các vua kế tiếp là Thiệu Trị, Tự Ðức, Kiến Phước, Ðồng Khánh, Khải Ðịnh. Cho đến năm 1958 trong Thế Miếu chỉ có 7 án thờ nên mới dùng 7 đỉnh, còn hai đỉnh Dụ và Huyền chưa dùng đến.

Mới nhìn 9 đỉnh hình như giống nhau, nhưng trong thực tế chúng đều khác nhau: khác nhau về trọng lượng, khác nhau về bộ chân, cũng như bộ quai ở trên. Nhưng cái khác nhau đặc biệt nhất là 17 hình chạm chung quanh mỗi đỉnh.

Ứng với các án thờ bên trong Thế Miếu, Cửu Ðỉnh từ hồi mới đúc xong đã được đặt vào chỗ như ta thấy hiện nay: Cao Ðỉnh đứng giữa một mình ở hàng trước, các đỉnh khác đứng thẳng hàng ở phía sau theo vị trí cứ một cái bên trái thì đến một cái bên phải đối xứng nhau qua đỉnh trung tâm: Nhân Cương, Anh Nghị, Thuần Tuyên và Dũ Huyền.

Mười bảy hình chạm nổi chung quanh mỗi đỉnh gồm những gì tiêu biểu của đất nước từ Lạng Sơn xuống tận mũi Cà Mau và được qui lại trong các chủ đề: tinh tú, sông núi, biển cả, thuyền bè, xe cộ, các sản vật quí giá trên rừng, dưới biển của nước Việt Nam đầu thế kỷ 20.

Minh Mạng đúc Cửu Ðỉnh với mục đích tượng trưng đế quyền của dòng họ.

Click the image to open in full size.
Cửu đỉnh thời xưa

Click the image to open in full size.


Đỉnh lớn nhất là Cao Đỉnh

Click the image to open in full size.

Click the image to open in full size.
Hoa văn trên cửu đỉnh

Click the image to open in full size.
Đỉnh hương gần Cửu Đỉnh

Click the image to open in full size.
Giá sắt

Click the image to open in full size.
Cửu Đỉnh vật báo muôn đời
Cửu đỉnh (chữ Hán:九鼎) là bộ gồm chín cái đỉnh (vạc) tượng trưng cho quyền lực phong kiến tại các nước Á Đông. Theo sử Trung Quốc thì vua Hạ Vũ (夏禹) là người đúc đầu tiên. Chế độ phong kiến Trung Quốc, Việt Nam... xem cửu đỉnh như là quốc bảo.

Nguồn gốc

Theo truyền thuyết thì sau khi Hạ Vũ chia "thiên hạ" thành chín châu (cửu châu), lấy đồng của các châu đúc thành chín đỉnh (cửu đỉnh), khắc tinh hoa phong cảnh của chín châu vào Cửu Đỉnh, mỗi Cửu Đỉnh tượng trưng cho một châu, toàn bộ cất giữ tại kinh đô nhà Hạ. Vì thế, Cửu Đỉnh trở thành biểu trưng cho quyền uy của chính quyền phong kiến và sự thống nhất quốc gia. Từ đó có câu nói "Có được Cửu Đỉnh là có được thiên hạ".


Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn là chín cái đỉnh bằng đồng, mỗi đỉnh có một tên riêng ứng với một vị hoàng đế của triều Nguyễn, chúng có trọng lượng khác nhau và hình chạm khắc bên ngoài đỉnh cũng khác nhau. 9 đỉnh đó là:
  • Cao Đỉnh: tương ứng với Thế Tổ Cao Hoàng Đế, vua đầu tiên của triều Nguyễn có niên hiệu là Gia Long.
  • Nhân Đỉnh: tương ứng với Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế, niên hiệu Minh Mạng
  • Chương Đỉnh: tương ứng với Hiến Tổ Chương Hoàng đế, niên hiệu Thiệu Trị
  • Anh Đỉnh: tương ứng với Dực Tông Anh Hoàng đế, niên hiệu Tự Đức
  • Nghị Đỉnh: tương ứng với Giản Tông Nghị Hoàng đế, niên hiệu Kiến Phúc
  • Thuần Đỉnh: tương ứng với Cảnh Tông Thuần Hoàng đế,niên hiệu Đồng Khánh
  • Tuyên Đỉnh: tương ứng với Hoằng Tông Tuyên Hoàng đế, niên hiệu Khải Định
  • Dụ Đỉnh
  • Huyền Đỉnh
Hai đỉnh Dụ và Huyền chưa được tương ứng với vị vua nào thì triều Nguyễn đã chấm dứt. Mặc dù còn 6 vị vua khác là Dục Đức, Hiệp Hòa, Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân, Bảo Đại nhưng không được tương ứng với các đỉnh.


Cửu Đỉnh được đặt ở trước Hiển Lâm Các đối diện với Thế Miếu, phía tây nam Hoàng Thành tại thành phố Huế. Trên mỗi đỉnh có ghép 17 tấm đồng chạm khắc các phong cảnh như sông núi..., sản vật như lúa ngô... của đất nước. Tổng cộng có 153 tấm chạm khắc. Các còn đỉnh khác nhau về hình dáng quai, hình dáng chân. Đỉnh lớn nhất là Cao Đỉnh, cao 2,5m nặng 2601kg; nhỏ nhất là Huyền Đỉnh, cao 2,21m nặng 1935kg.

Click the image to open in full size.
Họa tiết cửu đỉnh Huế
Tất cả đều được đúc ở Huế vào cuối năm 1835, hoàn thành vào đầu năm 1837, dùng làm biểu tượng cho sự giàu đẹp, thống nhất của đất nước và ước mơ triều đại mãi vững bền.

Ngọ Môn

Click the image to open in full size.



Click the image to open in full size.
Vị trí: Ngọ Môn là cổng chính vào Đại Nội trong kinh thành Huế, Tp. Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Đặc điểm: Ngọ Môn là một trong những công trình kiến trúc cổ tiêu biểu của miền núi Ngự sông Hương.

Mặc dù đã trải qua hơn một thế kỷ rưỡi với bao cơn bão táp của thiên nhiên và chiến tranh tàn phá, nhưng nhờ có kỹ thuật xây dựng khéo léo và nhất là nghệ thuật kiến trúc rất thành thạo, cho nên, Ngọ Môn vẫn còn đứng vững với thời gian để trở thành một trong những công trình kiến trúc cổ tiêu biểu của miền núi Ngự Sông Hương.

Ngọ Môn xây dựng vào năm 1833, khi vua Minh Mạng cho quy hoạch lại mặt bằng và hoàn chỉnh hóa tổng thể kiến trúc trong Ðại Nội.

Vì Kinh Dịch quy định, ông vua bao giờ cũng quay mặt về phía nam để cai trị thiên hạ, cho nên, ngay từ thời Gia Long (1802 - 1810), khi xây dựng Kinh đô Huế, các nhà kiến trúc đã cho hệ thống thành quách và cung điện ở vào vị trí thế “tọa càn hướng tốn” (tây bắc đông nam). Hướng này cũng được xem như hướng bắc - nam. Ðối với ngai vàng trong Điện Thái Hòa được xem như vị trí trung tâm của mặt bằng tổng thể, Ngọ Môn nằm ở phía nam của nó. Căn cứ trên la kinh (la bàn) của khoa địa lý phong thủy Ðông Phương, phía nam thuộc hướng "ngọ" trên trục "tý ngọ" (nghĩa là bắc - nam). Do đó, triều Minh Mạng đã đặt tên cho cái cổng mới xây ở chính giữa mặt trước Hoàng Thành là Ngọ Môn, thay cho tên cũ là Nam Khuyết Ðài. Chúng ta nên hiểu Ngọ Môn là cổng phía nam với ý nghĩa mang tính không gian, chứ không nên cho rằng chữ "ngọ" ở đây mang tính thời gian là giờ "ngọ", lúc mặt trời đứng bóng giữa ngày. Thành thử không thể dịch chữ Ngọ Môn ra thành "Noon time gate" như có người đã dịch. Có hiểu đúng ý nghĩa của người xưa khi đặt tên, mới thấy rõ hơn vị trí của Ngọ Môn trong tổng thể kiến trúc Ðại Nội. Ngày xưa, cổng này thường đóng chặt quanh năm, chỉ được mở khi vua ra vào Hoàng Thành có đoàn ngự đạo đi theo, và trong những dịp tiếp kiến các sứ ngoại quốc quan trọng trong hoàng cung...

Tuy nhiên, Ngọ Môn không phải chỉ là một cái cổng, mà nó là cả một tổng thể kiến trúc khá phức tạp: bên trên còn có Lầu Ngũ Phụng được xem như một lễ đài, dùng để tổ chức một số cuộc lễ hàng năm của triều đình, như lễ Truyền Lô (đọc tên các sĩ tử thi đỗ tiến sĩ), lễ Ban Sóc (phát lịch), lễ Duyệt Binh...và đây cũng là nơi diễn ra cuộc lễ thoái vị của vua Bảo Ðại vào ngày 30/8/1945.

Về mặt kết cấu kiến trúc, có thể chia tổng thể Ngọ Môn ra làm hai hệ thống: hệ thống nền đài ở dưới và hệ thống Lầu Ngũ Phụng ở trên, mặc dù cả hai đều đã được thiết kế ăn khớp nhau một cách chặt chẽ và hài hòa với nhau từ tổng thể đến chi tiết.

Hệ thống nền đài: Cao gần 5m, nền đài Ngọ Môn xây trên một mặt bằng hình chữ U vuông góc, đáy dài 57,77m và cánh 27,06m. Vật liệu kiến trúc chính là gạch vồ, đá thanh và đồng thau. Ở phần giữa của nền đài trổ ra ba lối đi song song nhau: Ngọ Môn (dành cho vua đi), Tả Giáp Môn và Hữu Giáp Môn (dành cho quan văn võ theo hầu trong đoàn Ngự Ðạo). Ở trong lòng mỗi cánh chữ U có trổ một lối đi như đường hầm chạy xuyên suốt từ trong ra ngoài, rồi thẳng góc vào phía đường Dũng đạo. Hai lối đi này được gọi là Tả Dịch Môn và Hữu Dịch Môn (dành cho lính tráng và voi ngựa theo hầu trong đoàn Ngự đạo). Ở phần trên của 5 lối đi đều xây cuốn thành vòm cao, nhưng ở riêng ở hai đầu 3 lối đi giữa thì các kiến trúc thời Minh Mạng lại kết cấu những hệ thống xà ngang và xà dọc bằng đồng thau với tiết diện 15x12 để gia cố cho sự chịu lực từ Lầu Ngũ Phụng nằm trên đài. Nơi nào chịu đựng trọng lượng càng lớn thì số lượng xà ngang càng nhiều và khoảng cách giữa chúng càng thu hẹp lại, nghĩa là mật độ xà càng cao. Và để giữ vẻ thẫm mỹ, họ đã bọc thêm một lớp đồng lá dát mỏng ở ngoài mặt các hệ thống xà đồng này. Họ đã tỏ ra rất thành thạo trong việc tính toán tải trọng, sức bền vật liệu, cũng như trong việc sử dụng thích hợp các phương thức và các loại vật liệu xây dựng.

Còn ở tầng trên thì mặt trước nhà giữa dựng cửa lá sách, chung quanh nong ván, nhưng có trổ nhiều cửa sổ với những dạng khác nhau: hình tròn, hình cái quạt, hình cái khánh...

Có thể chia 9 bộ mái của Lầu Ngũ Phụng ra làm 3 dãy, mỗi dãy gồm 3 nóc: dãy chính chạy ngang theo đáy hình chữ U và hai dãy phụ chạy dọc theo hai cánh hình chữ U. Hai dãy này được gọi là Tả Dực Lâu và Hữu Dực Lâu.

Click the image to open in full size.


Từ mặt đất thường, người ta đi lên trên nền đài bằng hai hệ thống bậc cấp xây bằng đá thanh ở hai bên, nằm lộ thiên nhưng rất kín đáo. Quanh trên nền đài là hệ thống nữ tường (tường hoa, lan can) được trang trí bằng nhiều kiểu gạch hoa đúc rỗng tráng men ngũ sắc.

Hệ thống Lầu Ngũ Phụng : Lầu Ngũ Phụng có hai tầng, dưới lớn trên nhỏ. Bộ sườn làm bằng gỗ lim. Lầu gồm chín bộ mái ngói ống tráng men vàng và xanh lá cây, gọi là ngói hoàng lưu ly và ngói thanh lưu ly. Ngói được lợp theo kiểu âm dương. Lầu dựng ở một nền cao 1,14m xây trên đài. Tòa nhà lầu có 100 cây cột chẵn, trong đó có 48 cột ăn suốt cả hai tầng. Mái tầng dưới đơn giản, nối liền nhau chạy quanh một vòng khắp tất cả các phía để che mưa nắng cho các dãy hồi lang của tầng này. Nhưng ở tầng trên thì mái lầu chia ra thành 9 bộ khác nhau, trong đó, bộ mái ở giữa cao hơn 8 bộ mái ở hai bên. Quanh các phía tầng dưới đều để trống chỉ trừ chính giữa có hệ thống cửa gương ở mặt trước, dựng đố bản ở hai bên và mặt sau chỗ thiết Ngự tọa để vua ngồi dự lễ.

Sở dĩ tổng thể Ngọ Môn được xây dựng trên một mặt bằng hình chữ U và hệ thống Lầu Ngũ Phụng được chia ra thành 9 bộ mái lớn nhỏ, cao thấp, nằm nhấp nhô trông vui mắt như thế là vì để tránh sự nặng nề của một công trình kiến trúc hình khối tương đối đồ sộ. Hệ thống nền đài đều xây bằng các loại vật liệu cứng (đá, gạch, đồng), nhưng nhờ tạo dáng mềm mại, bố trí hài hòa và trau chuốt khéo léo, nên trông vẫn rất nhẹ nhàng. Ðá thanh mài nhẵn, gạch vồ nung kỹ, vừa trộn mật mía và nhựa cây với tỷ lệ cao, cho nên độ bền rất lớn. Các lối đi trổ xuyên qua thân nền đài thành những đường hầm khá dài, nhưng ánh sáng thiên nhiên vẫn chiếu dọi vào đầy đủ nhờ những dạ cửa được nâng cao và trổ thêm các cửa sổ tròn trang trí hình chữ "thọ". Các hệ thống lan can con tiện bằng gỗ (ở tầng trên Lầu Ngũ Phụng) và bằng gạch hoa đúc rỗng (nữ tường quanh trên nền đài) càng làm cho tổng thể kiến trúc trở nên thanh tú. Ở các ô hộc trên bờ nóc, bở quyết và các đầu hồi của tòa nhà lầu được trang trí nhiều hình ảnh rồng, giao, dơi ngậm kim tiền, thơ văn, hoa lá, làm cho phần mái càng thêm xinh.

Căn cứ vào số đo của mọi kích thước mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt, cố họa sĩ Phạm Ðăng Trí đã chứng minh rằng tổng thể cũng như từng bộ phận kiến trúc Ngọ Môn đều được thiết lập theo “tỷ lệ vàng” của nền mỹ học Tây phương; mặc dù các nhà kiến trúc vào nửa đầu thế kỷ 19 chỉ làm theo mỹ cảm trực giác của mình.

Mặt khác, những số đếm trên kiến trúc Ngọ Môn cũng được áp dụng theo nguyên tắc của Dịch học Ðông phương, chẳng hạn như số 5, số 9, số 100. Năm lối đi tượng trưng cho “ngũ hành”. Chín nóc lầu biểu hiện con số 9 trong hào “cửu ngũ” ở Kinh Dịch, ứng với mạng thiên tử. Một trăm cây cột nhà ở Lầu Ngũ Phụng cho thấy đó là số cộng của “Hà Đồ” và “Lạc Thư” trong sách ấy.

Số của "Hà Đồ" là 55 (do các số từ 1 đến 10 cộng lại : 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10); số của “Lạc Thư” là 45 (do các số từ 1 đến 9 cộng lại: 1 2 3 4 5 6 7 8 9). Như vậy số thành của Hà Đồ và Lạc Thư cộng lại (55 45) là 100. Và nói đến Dịch học là phải nói đến âm dương, vì “Nhất âm nhất dương chi vị Ðạo”.

Số dương của Hà Đồ là 25 (do các số lẻ từ 1 đến 10 cộng lại: 1 3 5 7 9; số âm của Hà Đồ là 30 (do các số chẵn từ 1 đến 10 cộng lại: 2 4 6 8 10) và số dương của Lạc Thư là 25 (do các số lẻ từ 1 đến 9 cộng lại: 1 3 5 7 9); số âm của Lạc Thư là 20 (do các số chẵn từ 1 đến 9 cộng lại: 2 4 6 8)

Hai số dương của Hà Đồ và Lạc Thư cộng lại là 50 (tức 25 25); hai số âm của chúng cộng lại cũng là 50 (tức là 30 20). Thành ra âm và dương của Dịch học là bằng nhau, đều 50. Nghĩa là : (25 25) (20 30)= 100.

Trên thực địa, nếu dùng đường trục chính của Ðại Nội là Dũng đạo để chia mặt bằng Lầu Ngũ Phụng ra làm hai phần thì chúng ta thấy mỗi bên có 50 cột đối xứng nhau.


Click the image to open in full size.
Vị trí: Ngọ Môn là cổng chính vào Đại Nội trong kinh thành Huế, Tp. Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Click the image to open in full size.

Click the image to open in full size.


Click the image to open in full size.

Click the image to open in full size.
Ðạo âm dương ngũ hành của nền triết học Ðông Phương đã biểu hiện thật cụ thể trên kiến trúc Ngọ Môn. Cho hay, trong các công trình kiến trúc cổ của chúng ta, người xưa đã gửi gắm nhiều ẩn số, ẩn ngữ, ẩn ý rất sâu xa.

Ngoài ra, sự để trống chung quanh tầng dưới Tả Dục Lâu và Hữu Dục Lâu làm lộ rõ các hàng cột thon nhỏ ở Lầu Ngũ Phụng gây cho người xem một cảm giác, một ấn tượng thanh thoát, nhẹ nhàng, dễ chịu.

Tổng thể Ngọ Môn tuy đồ sộ nguy nga, nhìn từ xa như một tòa lâu đài tráng lệ, nhưng khi tiếp cận, chúng ta thấy các kiến trúc sư thời Minh Mạng đã tỏ ra rất cao tay nghề trong việc thiết kế và trang trí, cho nên, nó trở thành một công trình kiến trúc xinh xắn đáng yêu, gần gũi với phong cảnh thiên nhiên và tâm hồn, tình cảm của con người xứ Huế.

Ngọ Môn xứng đáng được liệt vào hàng những công trình kiến trúc nghệ thuật xuất sắc nhất của triều Nguyễn nói riêng và của nền kiến trúc cổ Việt Nam nói chung.

Mặt bằng kiến trúc của hệ thống Lầu Ngũ Phụng ăn khớp với mặt bằng của hệ thống nền đài, như đã nói trên, tạo thành một vòng tay của chủ nhân dang ra phía trước để đón khách vào.

Trước kia tại vị trí này là Nam Khuyết Đài, xây dựng đầu thời Gia Long. Trên đài này có điện Càn Nguyên, hai bên có hai cửa là Tả Đoan MônHữu Đoan Môn. Đến năm Minh Mạng 14 (1833) khi triều Nguyễn tổ chức qui hoạch lại toàn bộ mặt bằng kiến trúc Hoàng thành, Nam Khuyết Đài bị giải thể hoàn toàn để lấy chỗ xây dựng Ngọ Môn. Về mặt từ nguyên, Ngọ Môn có nghĩa là chiếc cổng xây mặt về hướng Ngọ. Hướng này, theo quan niệm của địa lý phong thủy phương Đông là hướng Nam. Hướng của Ngọ Môn cũng như toàn bộ Kinh thành Huế trên thực tế là hướng càn - tốn (tây bắc - đông nam) nhưng vẫn được xem là hướng Ngọ (hướng nam). Theo Dịch học hướng nam là hướng dành cho bậc vua Chúa để “nhi thính thiên hạ, hướng minh nhi trị” (chữ Hán: 而聽天下, 向明而治, tạm dịch: hướng về ánh sáng để nghe thiên hạ và cai trị thiên hạ một cách sáng suốt).

Kiến trúc

Về mặt kiến trúc Ngọ Môn có dáng dấp tương tự Thiên An mônCố cungBắc Kinh nhưng vẫn thể hiện rõ phong cách kiến trúc dân tộc Việt Nam. Ngọ Môn có hai phần chính là: đài - cổng và lầu Ngũ Phụng.

đài - cổng

Có bình diện hình chữ U vuông góc, đáy dài 57,77m, cạnh bên dài 27,06m. Đài được xây bằng gạch đá kết hợp với các thanh dầm chịu lực bằng đồng thau. Đài cao gần 5m, diện tích chiếm đất hơn 1560m2 (kể cả phần trong lòng chữ U). Thân đài trổ 5 lối đi. Lối chính giữa là Ngọ Môn, chỉ dành cho vua đi. Hai lối bên là Tả Giáp Môn và Hữu Giáp Môn, dành cho quan văn, võ theo cùng trong đoàn Ngự đạo. Hai lối đi bên ngoài cùng nằm ở hai cánh chữ U là Tả Dịch Môn và Hữu Dịch Môn, dành cho binh lính và voi ngựa theo hầu.

Lầu Ngũ Phụng

Lầu Ngũ phụng là phần lầu đặt ở phía trên đài - cổng. Ngoài phần thân đài, lầu còn được tôn cao bởi một hệ thống nền cao 1,15m cũng chạy suốt thân đài hình chữ U. Lầu có hai tầng, kết cấu bộ khung hoàn toàn bằng gỗ lim với chẳn 100 cây cột. Mái tầng dưới nối liền nhau, chạy vòng quanh để che cho phần hồi lang. Mái tầng trên chia thành 9 bộ, với rất nhiều hình chim phụng trang trí ở phần bờ nóc, bờ quyết, khiến tòa lầu trông rất nhẹ nhàng, thanh thoát. Bộ mái chính giữa của lầu Ngũ Phụng lợp ngói lưu ly màu vàng, tám bộ còn lại lợp ngói lưu ly màu xanh.
Ngọ Môn cũng là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Nơi đây ngày xưa vẫn thường diễn ra các lễ lạc quan trọng nhất của triều Nguyễn như lễ Ban sóc (ban lịch mới), Truyền Lô (tuyên đọc tên tiến sĩ tân khoa)... Ngày 30 tháng 8 năm 1945, tại Ngọ Môn, vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng của Việt Nam, đã thoái vị và trao chính quyền lại cho chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Thế Miếu

Click the image to open in full size.

Vị trí: Thế Miếu nằm trong kinh thành Huế, Tp. Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Đặc điểm: Thế Miếu là nơi thờ cúng các vua Nguyễn. Đây là một trong những công trình to lớn bậc nhất so với các miếu, điện ở Việt Nam.

Năm 1804, Gia Long cho xây dựng miếu Hoàng Khảo ở vị trí của Thế Miếu ngày nay để thờ cha mình là Nguyễn Phúc Luân. Sau khi vua Gia Long mất, Minh Mạng lên nối ngôi, năm 1821 ông đã cho dời miếu Hoàng Khảo lui về phía sau vài chục mét, đổi thành Hưng Miếu, còn xây Thế Miếu vào vị trí ấy vào năm 1821 - 1822 để thờ vua Gia Long, và các vua kế vị về sau.

Thế Miếu được xây dựng trên mặt bằng 1.500m² , cũng là toà nhà kép theo kiểu "trùng thiềm, trùng lương" như Ðiện Thái Hoà. Tiền doanh ( nhà trước) có 11 gian và chính doanh (nhà sau) có 9 gian.

Hai doanh nối với nhau bằng trần vỏ cua. Tất cả có chung một đường mà ngăn riêng từng thất tức là cùng một toà nhà mà chia ra nhiều ngăn, một gian thiết trí, một án thờ giành cho một vị vua.

Nền Thế Miếu cao, ngày xưa lát gạch men Bát Tràng màu vàng và lục. Qua các lần tu sửa trước năm 1975, nền tiền doanh được lát lại bằng gạch hoa tráng men vàng, nền chính doanh tráng xi măng. Các cột kèo, đòn tay, liên ba, đố bản đều sơn thếp nhưng màu sắc nay đã phai úa đi nhiều... Chỉ có các khám thờ và án thờ còn giữ được màu sơn son thếp vàng. Trước mỗi khám thờ đều treo một bức sáo để che.

Bộ mái trước kia lợp ngói ống men vàng (hoàng lưu ly) nay đã thay bằng ngói thường. Trên nóc nhà trước chắp bằng pháp lam ngũ sắc. Các bờ nóc, bờ quyết đều đắp hình rồng nhưng đơn giản...

Nội thất Thế Miếu, cho đến giữa thế kỷ 20 (1954) chỉ có 7 án thờ, mỗi án một gian, các gian thừa để trống.

Vài hình ảnh trong Thế Miếu


Click the image to open in full size.

Click the image to open in full size.

Click the image to open in full size.

Click the image to open in full size.
Hưng Miếu

Địa điểm: Nằm trong khu vực Hoàng Thành Huế.
Hưng Miếu (tức Hưng Tổ Miếu) thờ ông Nguyễn Phúc Côn, thân sinh vua Gia Long. Sinh thời ông không ở ngôi chúa nhưng sau vẫn được truy tôn miếu hiệu là Hưng Tổ Hiếu Khang Hoàng Đế. Miếu được dựng từ năm Gia Long 3 (1804) ở góc tây nam trong Hoàng thành, trên vị trí Thế Miếu hiện nay với tên gọi là Hoàng Khảo Miếu. Năm Minh Mạng thứ 2 (1821), Hoàng Khảo Miếu được dời lùi về phía bắc chừng 50m để lấy chỗ dựng Thế Miếu và đổi tên thành Hưng Tổ Miếu. Hưng Miếu nằm chung cùng khuôn viên với Thế Miếu nhưng có bờ tường gạch ngăn cách.
Miếu chính nằm ở vị trí trung tâm là một tòa nhà kép, chính đường 3 gian 2 chái kép, tiền đường 5 gian 2 chái đơn. Bên trong đặt thần khám thờ bài vị của Hưng Tổ Hiếu Khang Hoàng đế và Hoàng hậu. Hai bên miếu chính có tường ngắn ngăn cách, ở giữa tường trổ 2 cửa: Dục Khánh (bên đông), Chương Khánh (bên tây), phía trước là cửa miếu. Đi qua cửa Dục Khánh là Thần Khố (nhà kho), qua cửa Chương Khánh có nhà Thần Trù (nhà bếp). Từ khu vực Thần Khố, Thần Trù đều có cửa thông ra ngoài và qua khu Thế Miếu.
Lễ tế ở Hưng Miếu tổ chức mỗi năm 5 lần tựa như ở Thái Miếu, Thế Miếu. Đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, tháng 02-1947, Hưng Miếu bị đốt cháy hoàn toàn. Năm 1951, bà Đoan Huy Hoàng Thái Hậu (mẹ vua Bảo Đại) đã mua một phủ thờ từ Kim Long đưa về dựng lại ở nền cũ tòa miếu chính. Năm 1995 tòa nhà này lại được tu bổ thêm một lần nữa. Trong lần tu bổ này, miếu được sơn son thếp vàng.

This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 3888x2592.
Click the image to open in full size.

Nói vậy không phải là phủ nhận công sức của các nhà trùng tu, dù sao, bỏ qua những cái gợn, họ đã và đang thực hiện một khối lượng công việc khổng lồ với chi phí khổng lồ. Nhờ đó, chúng ta còn thấy lại chút ít hào quang của mười mấy đời vua trong kiến trúc và đồ vật của Thế Miếu, Hưng Miếu, cung Diên Thọ, Hiển Lâm Các...
(Những cánh cửa sơn son thếp vàng trong Thế Miếu)

Click the image to open in full size.

(Nắng trưa tỏa bóng bên hàng hiên của Hưng Miếu)

Click the image to open in full size.


...Và cả những giá trị văn hoá phi vật thể không gì đong đếm được...
Trong ảnh là hình ảnh tái hiện trò Xăm hường, một trò chơi tao nhã thể hiện tinh thần cầu học và ước vọng khoa bảng của người chơi.

Click the image to open in full size.

bên trong Hưng Miếu

Click the image to open in full size.

Click the image to open in full size.

Vài suy nghĩ về loại hình và sự phân bố của hệ thống giếng cổ trong kiến trúc cung đình Huế
Click the image to open in full size.

Trong ca dao xứ Huế, hình ảnh chiếc giếng cổ từ lâu lắm đã đi vào chuyện tình yêu đôi lứa, trở thành biểu tượng để người ta đem làm vật nguyện thề:
Nước giếng Hàm Long đã trong lại ngọt
Anh thương em rày có Bụt chứng tri

Giếng Hàm Long chính là chiếc giếng nằm dưới chân chùa Báo Quốc, một trong những cổ tự lừng danh của đất Thần Kinh. Tương truyền nước giếng Hàm Long chỉ dùng để tiến vua pha trà hay nấu chè sen. Giếng nay vẫn còn và đã là của chung dân gian.

Huyền thoại là như vậy nhưng chúng tôi không tin rằng, các vua Nguyễn ngày xưa phải dùng nước giếng Hàm Long cách Kinh Thành đến vài cây số để hàng ngày pha trà, nấu chè sen. Bởi ngay trong chốn Hoàng cung cũng có không ít chiếc giếng đã được đào ngay từ đầu thời Nguyễn để phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của vua chúa. Người Việt vốn đã biết đào giếng và sử dụng nước giếng từ rất sớm, đến khi vào Đàng Trong lại được kế thừa thêm kỹ thuật đào giếng tuyệt vời của người Chăm nên ở đâu cũng thấy có giếng đào, giếng khơi. Kỹ thuật đào giếng của người Việt đến thời Nguyễn rõ ràng là đã được kế thừa từ cả ngàn năm truyền thống của dân tộc nên mang những đặc trưng rất độc đáo.

Hệ thống giếng thuộc khu vực kiến trúc cung đình của triều Nguyễn tập trung chủ yếu tại khu vực Hoàng Thành- Tử Cấm Thành. Ngoài ra còn phải kể đến các khu lăng tẩm vua chúa, các đền miếu, hành cung do triều Nguyễn xây dựng dọc hai bờ sông Hương ở phía Tây và Tây nam Kinh Thành Huế. Tuy nhiên, trong bài viết này chúng tôi chỉ giới thiệu hệ thống giếng cổ ở khu vực Hoàng Thành-Tử Cấm Thành với những đặc điểm về loại hình cùng cách phân bố.

Click the image to open in full size. Click the image to open in full size.
(Giếng cổ ở Hưng Miếu) (Giếng cổ ở cung Diên Thọ)
Click the image to open in full size. Click the image to open in full size.
(Giếng cổ ở lăng Minh Mạng) (Giếng cổ ở lăng Tự Đức)

Hoàng Thành- Tử Cấm Thành thời Nguyễn vốn được quy hoạch theo mô thức cung điện truyền thống phương Đông với những khu vực khác nhau có chức năng riêng biệt. Xét về tổng thể, toàn bộ khu đất khoảng 36 ha này được chia thành các khu vực chính:

- Khu Tiền Triều: nằm trên trục trung tâm phía Nam của Hoàng Thành, từ Ngọ Môn đến điện Thái Hoà. Đây là nơi cử hành các nghi lễ của triều đình
- Khu Nội Đình: Tức khu vực Tử Cấm Thành, nằm trên trục trung tâm, phía Bắc của khu Tiền Triều.
- Khu vực các miếu thờ tổ tiên: gồm 4 miếu chính (Triệu- Thái Miếu, Hưng-Thế Miếu), bố trí ở hai bên khu Tiền Triều và một biệt miếu (Miếu Phụng Tiên) được bố trí hơi lùi về phía sau khu Hưng- Thế Miếu.
- Khu vực các cung điện dành cho Thái hậu và Thái hoàng Thái hậu (cung Diên Thọ, cung Trường Sanh), bố trí ở phía Tây khu Tử Cấm Thành.
- Khu vực kho tàng của hoàng gia (Phủ Nội Vụ),bố tríở phía Đông Tử Cấm Thành.
- Khu vực vườn ngự (vườn Cơ Hạ, Hậu Hồ) bố trí ở phía Đông bắc và phía Bắc Tử Cấm Thành.
Trong 6 khu vực trên, ngoài hai khu Tiền Triều và khu vực vườn ngự không phát hiện thấy giếng đào, các khu vực còn lại đều có những chiếc giếng cổ.

1. Khu vực Tử Cấm Thành (khu Nội Đình): hiện còn 4 chiếc giếng cổ,

- Giếng vuông ở phía Bắc Duyệt Thị Đường, gần vườn Thiệu Phương. Giếng gần như vuông, lòng giếng kích thước 153cm x 154 cm, nếu kể cả thành giếng là 223 cm x 225 cm. Thành xây bằng đá thanh, có vữa gắn kết, cao 43 cm. Lòng giếng được kè xếp bằng gạch vồ loại nhỏ, không dùng vữa. Hiện tại giếng không còn được sử dụng, lòng giếng bị lấp đầy cây cỏ.

- Giếng tròn ở phía Tây nam Duyệt Thị Đường. Đây là chiếc giếng rất đẹp, lòng giếng hình tròn, đường kính 219cm, nếu kể cả thành giếng thì đường kính là 276cm. Thành xây gạch, cao 23cm, bên ngoài kể từ thành ra 110cm lại có một bậc cấp cao 30cm. Nghĩa là thành giếng cao hơn mặt đất 53 cm. Lòng giếng, từ bờ thành sâu xuống 2m được kè bằng gạch vồ, phía dưới kè bằng đá núi. Toàn bộ giếng sâu khoảng hơn 4m, nước giếng trong dù khá lâu không sử dụng.

- Giếng tròn ở phía Đông Tả Vu (điện Cần Chánh) hiện vẫn còn được sử dụng, nằm ngay phía sau nhà Tả Vu của điện Cần Chánh. Thành giếng xây gạch, cao 62cm, dày 30cm; đường kính lòng 120cm, kể cả thành là 180cm. Toàn bộ lòng giếng từ trên xuống đều được xếp kè bằng gạch vồ, không dùng vữa. Giếng sâu khoảng 5m, nước rất trong.

- Giếng vuông ở khu Lục Viện, nằm khá gần trục trung tâm của Hoàng Thành-Tử Cấm Thành, nhưng hơi chếch về phía Tây, trong phạm vi của khu Lục Viện xưa. Giếng có hình gần như vuông, lòng giếng kích thước 160cm x 165cm, kể cả thành ngoài là 223cm x 217cm. Thành xây gạch vồ trát vữa, cao 27cm, phía dưới lớp thành ở mặt trong có kè 2 viên đá thanh, mỗi viên rộng khoảng 25cm, dưới nữa lại kè bằng gạch vồ cho đến đáy. Toàn bộ giếng sâu 4,9m, nước sâu khoảng 50cm.

2. Khu vực các miếu thờ tổ tiên:gồm có 5 giếng hình vuông với kích thước khá giống nhau:
Triệu Miếu: có 2 giếng:
- Giếng ở phía Tây, nằm ở đầu hồi phía Nam nhà Thần Trù (tức nhà bếp) của Triệu Miếu. Giếng vuông, thành xây gạch vồ, cao 80cm, dày 28cm. Lòng giếng rộng 148cm, toàn bộ lòng giếng được xếp kè bằng đá núi. Hiện giếng không còn sử dụng nhưng nước rất trong, sâu gần 60cm, toàn bộ chiều sâu của giếng là 4,2m.

- Giếng ở phía Đông, có lẽ cũng tại đầu hồi nhà Thần Khố (tức nhà kho) của Triệu Miếu, thành xây gạch vồ rất dày, đến 47cm, cao 43cm (có lẽ đã bị đập bỏ bớt). Lòng giếng vuông, rộng 150cm, kè gạch phần trên (khoảng 1m, kể cả thành giếng), bên dưới xếp đá núi. Hiện nay giếng đã bị lấp cạn rất nhiều, chỉ còn sâu 2,6m và không có nước.

Hưng Miếu: chỉ có một giếng nằm ở đầu hồi phía Nam nhà Thần Trù. Hiện giếng vẫn còn được sử dụng nên nước rất trong. Thành xây gạch nhưng có kè thêm đá, cao 61cm, dày 30cm. Lòng giếng rộng 206cm, kè bằng đá núi từ trên xuống. Toàn bộ chiều sâu của giếng là 5,1m, trong đó nước sâu 1,55m.

Miếu Phụng Tiên: có 2 giếng:
- Giếng nằm ở phía Tây, phía sau nhà Hữu Vu của toà miếu chính. Thành giếng xây gạch, phần thành trên đã bị đập bớt, cao 33cm, dày 30cm. Lòng giếng vuông, rộng 138cm, kè hoàn toàn bằng đá núi. Toàn bộ chiều sâu của giếng là 3,8m, trong đó nước sâu khoảng 30cm.

- Giếng ở phía Đông, phía sau nhà Tả Vu của miếu chính, thành giếng xây gạch, cao 58cm nhưng chỉ dày 15cm. Lòng giếng hình vuông, rộng 143cm, kè gạch vồ từ trên xuống khoảng 3m, dưới nữa kè bằng đá núi. Giếng sâu 5,1m, trong đó nước sâu 1,1m.

3. Khu vực các cung điện dành cho Thái hậu và Thái hoàng Thái hậu:gồm có 5 chiếc giếng, trong đó cung Diên Thọ có 4 chiếc, còn cung Trường Sanh chỉ có 1 chiếc.

- Giếng vuông phía Đông nam cung Diên Thọ: Giếng gần như hình vuông, thành xây gạch vồ có vữa, kích thước lòng giếng là 184cm x 194cm, kể cả thành là 244cm x 250cm. Lòng giếng được kè xếp gạch từ dưới lên trên. Toàn bộ giếng sâu khoảng 4m, nước trong.

- Giếng vuông phía Tây bắc cung Diên Thọ nằm gần Khương Ninh Các, ngôi chùa dành cho các Thái hậu trong cung Diên Thọ. Giếng hình vuông, lòng rộng 177cm x 177cm. Thành giếng xây gạch, cao 64cm, dày 30cm. Lòng giếng được kè xếp gạch vồ từ trên xuống dưới. Nước giếng trong và sâu.

- Giếng vuông ở góc Đông bắc điện Thọ Ninh có thành rất cao, đến 124cm, xây gạch vồ, dày 30cm. Giếng hình vuông, lòng giếng kích thước 170cm x 170cm, xếp kè bằng gạch vồ. Hiện giếng không còn sử dụng, lòng giếng lấp đầy cỏ rác.

- Giếng tròn ở góc Đông bắc cung Diên Thọ, rất đẹp và vẫn còn được sử dụng để tưới cây. Đây là một giếng tròn lớn, đường kính 274cm. Thành giếng xây gạch, cao 87cm, dày 30cm. Giếng sâu khoảng 5m, toàn bộ lòng giếng được kè gạch vồ.

Cung Trường Sanh: chỉ có một giếng tròn nằm phía Đông nam toà nhà chính Ngũ Đại Đồng Đường, sát bên hiên nhà Tả Vu, thành xây gạch, cao 101cm, dày 15cm. Giếng sâu hơn 4m, từ bờ thành xuống 226cm kè bằng gạch vồ, phía dưới kè bằng đá núi. Nước giếng khá trong và hiện vẫn đang được sử dụng.

4. Khu vực kho tàng của hoàng gia(Phủ Nội Vụ)
Phủ Nội Vụ hiện nay là trụ sở của Trường Đại học Nghệ thuật Huế. Theo những nhân chứng từng ra vào khu vực này trước năm 1975, tại khu vực này có đến 4 chiếc giếng cổ, đều là giếng vuông, bố trí khá đăng đối với nhau. Nhưng hiện nay, do sự phát triển của Trường Đại học Nghệ thuật Huế, 3 chiếc giếng đã bị lấp. Chiếc giếng hình vuông còn lại, nằm ở phía Đông nam khu đất, sát Đông Khuyết Đài của Hoàng Thành, hiện vẫn còn được sử dụng. Thành giếng xây gạch vồ, bên ngoài được tô mới bằng xi măng. Thành giếng cao 71cm, dày 20cm. Lòng giếng rộng 137cm, kè hoàn toàn bằng gạch vồ. Giếng sâu 5m, trong đó nước sâu đến 1,7m; nước khá trong và hiện vẫn còn được sử dụng để phục vụ xưởng vẽ của trường.

Như vậy, riêng trong khu vực Hoàng Thành-Tử Cấm Thành, ít nhất cũng từng có đến 18 chiếc giếng được đào và sử dụng trong thời Nguyễn. Điều đặc biệt là các giếng cổ này không hề được đề cập trong các sử liệu chính thống của triều Nguyễn nên không thể xác định chính xác thời điểm ra đời của chúng. Tuy nhiên, căn cứ vào đặc điểm kỹ thuật xây dựng những chiếc giếng này, so sánh với các giếng cổ tại hệ thống lăng vua Nguyễn- những chiếc giếng có thể xác định khá chính xác thời điểm xây dựng, thì chúng ta có thể khẳng định, hệ thống giếng cổ trong khu vực Hoàng Thành- Tử Cấm Thành đều được xây dựng vào đầu thời Nguyễn, ít ra là từ thời Tự Đức (1848-1883) trở về trước.

Vài suy nghĩ về loại hình và sự phân bố của hệ thống giếng cổ trong kiến trúc cung đình Huế

Về loại hình: giếng thời Nguyễn có cả kiểu giếng vuông và giếng tròn nhưng giếng vuông chiếm đa số (14/18). Sự áp đảo của loại hình giếng vuông so với giếng tròn thể hiện rõ ảnh hưởng của phong cách giếng Chăm đối với kỹ thuật đào giếng thời Nguyễn tại khu vực Huế. Qua đợt khai quật khảo cổ học tại kinh thành Thăng Long- Hà Nội, những chiếc giếng cổ được phát hiện đều là những chiếc giếng tròn. Điều đó chứng tỏ qua suốt cả ngàn năm lịch sử, phong cách chủ đạo của giếng Việt là giếng tròn, hoàn toàn khác so với giếng Chăm từ Đàng Trong vốn quen với phong cách giếng vuông. Tại Kinh đô Huế trong thời Nguyễn, vừa kế thừa truyền thống dân tộc trong kỹ thuật đào giếng, vừa tiếp thu những nét ưu việt của kỹ thuật giếng Chăm đã tạo nên cả một hệ thống giếng phong phú, gồm cả loại giếng tròn và giếng vuông.

Về sự phân bố các giếng cổ tại khu vực Hoàng Thành - Tử Cấm Thành, có thể nêu lên một số đặc điểm nổi bật:

Tại khu vực Tiền Triều, phục vụ cho các lễ nghi tuyệt đối không có giếng nước. Điều này có thể là do quan niệm của người xưa về địa lý phong thuỷ: tránh mọi sự đụng chạm vào lòng đất tại khu vực “rốn rồng” để bảo đảm sự yên ổn, vững bền của triều đại. Vì vậy, không chỉ khu vực Tiền Triều mà toàn bộ khu vực suốt dọc trục trung tâm của Hoàng Thành-Tử Cấm Thành đều không thấy có giếng đào.

Tại khu vực vườn Ngự ở phía Đông bắc cũng không thấy có giếng đào. Chúng tôi cho rằng có thể tại đây cũng từng có giếng nhưng không nhiều và đã bị lấp (1). Vả lại, tại khu vực này có rất nhiều hồ ao nên không nhất thiết phải có nhiều giếng.

Tại khu vực các miếu thờ, số lượng giếng đào khá hạn chế. Mỗi khu vực (dù diện tích rất lớn) cũng chỉ có 1-2 chiếc. Giếng đều bố trí ở đầu hồi phía Tây nam của nhà bếp hay nhà kho để tiện cho việc dùng nước nấu nướng.

Trong khu vực Tử Cấm Thành, các giếng đào tập trung nhiều ở phía Đông; ở phía Tây chỉ có 1 chiếc tại khu Lục Viện. Với số lượng 4 chiếc giếng trên một khu vực rộng lớn, lại tập trung rất nhiều công trình kiến trúc phục vụ nhà vua và gia đình sinh hoạt khiến chúng ta có quyền nghĩ rằng, triều Nguyễn rất hạn chế việc đào giếng bên trong khu Nội Đình.

Khu vực các cung điện dành cho Thái hậu ở phía Tây dường như không bị hạn chế việc đào giếng, đặc biệt là tại cung Diên Thọ có đến 4 chiếc. Điều này thể hiện sự ưu ái đặc biệt của các vua Nguyễn dành cho Thân mẫu của họ.

Chúng tôi cũng nhận thấy rằng, tại tất cả các khu vực có giếng đào trong thời Nguyễn (kể cả trong khu vực các di tích), các giếng đều được phân bố ở hai bên trục kiến trúc công trình hoặc tại các góc khuất, tuyệt đối không có hiện tượng đào giếng trên trục trung tâm của kiến trúc. Điều này cho thấy, việc đào giếng dưới thời Nguyễn đã tuân thủ rất nghiêm ngặt những nguyên tắc quy định về phong thuíy và kiến trúc. Ngoài ra, một đặc điểm cần lưu ý nữa là ngày xưa sau khi đã đào giếng, người ta rất kiêng chuyện lấp bỏ. Cổ nhân có câu: “cải ấp bất cải tỉnh” (thà thay đổi chỗ ở chứ không thay giếng đào), nguyên do là việc đào giếng, xây giếng không phải dễ dàng, lại đụng chạm rất nhiều đến các quan niệm về đất đai phong thuỷ. Bởi vậy, theo chúng tôi, dù qua thời gian các cung điện có thể có sự dịch chuyển, thay đổi vị trí nhưng các giếng cổ thì vẫn còn nguyên vẹn. Chúng ta có thể dựa vào đặc điểm này để xác định quy hoạch cung điện nguyên thuỷ cũng như sự thay đổi của quy hoạch trên qua thời gian.

Sau khi triều Nguyễn chấm dứt, những người quản lý mới của hệ thống kiến trúc cung đình dường như không để ý đến các giếng đào quý giá xưa. Hầu như chỉ có nơi nào có người ở để trực tiếp quản lý di tích, giếng ở nơi ấy mới tồn tại để tiếp tục được sử dụng, còn lại đều bị bỏ hoang rồi dần dần bị lấp bỏ. Dầu vậy, trong khu vực kiến trúc cung đình Huế vẫn còn đến hàng chục chiếc giếng, tất cả đều rất đẹp và được xây dựng công phu. Những chiếc giếng này nếu được bảo tồn, tu bổ để phát huy tác dụng như phục vụ các hoạt động văn hoá, du lịch thì chắc chắn sẽ đưa lại nhiều hiệu quả tốt đẹp. Chúng tôi đã từng chứng kiến rất nhiều du khách đứng băn khoăn, thẫn thờ bên cạnh chiếc giếng vuông sau cửa Vụ Khiêm (lăng Tự Đức) hay chiếc giếng tròn sau nhà Tả Vu (điện Cần Chánh). Đáng tiếc là chúng ta chưa biết phát huy những gì mình đang có! Hãy tưởng tượng, giữa mùa hè oi ả, khi bạn vào thăm cung Diên Thọ, nơi các bà Thái Hậu triều Nguyễn từng sinh sống, được tự tay múc một gàu nước trong veo, mát lạnh từ một chiếc giếng cổ để rửa mặt thì tuyệt vời làm sao. Rồi trong lúc ngồi nghỉ, bạn lại được mời uống một chén trà thơm pha bằng thứ nước ấy, được người bán trà (hoặc hướng dẫn viên du lịch) kể về những huyền thoại xung quanh chiếc giếng cổ, về cách chế biến trà, pha trà cầu kỳ, công phu của các ông hoàng bà chúa xưa...






Click the image to open in full size.


Trong ca dao xứ Huế, hình ảnh chiếc giếng cổ từ lâu lắm đã đi vào chuyện tình yêu đôi lứa, trở thành biểu tượng để người ta đem làm vật nguyện thề:
Nước giếng Hàm Long đã trong lại ngọt
Anh thương em rày có Bụt chứng tri

Giếng Hàm Long chính là chiếc giếng nằm dưới chân chùa Báo Quốc, một trong những cổ tự lừng danh của đất Thần Kinh. Tương truyền nước giếng Hàm Long chỉ dùng để tiến vua pha trà hay nấu chè sen. Giếng nay vẫn còn và đã là của chung dân gian.

Huyền thoại là như vậy nhưng chúng tôi không tin rằng, các vua Nguyễn ngày xưa phải dùng nước giếng Hàm Long cách Kinh Thành đến vài cây số để hàng ngày pha trà, nấu chè sen. Bởi ngay trong chốn Hoàng cung cũng có không ít chiếc giếng đã được đào ngay từ đầu thời Nguyễn để phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của vua chúa. Người Việt vốn đã biết đào giếng và sử dụng nước giếng từ rất sớm, đến khi vào Đàng Trong lại được kế thừa thêm kỹ thuật đào giếng tuyệt vời của người Chăm nên ở đâu cũng thấy có giếng đào, giếng khơi. Kỹ thuật đào giếng của người Việt đến thời Nguyễn rõ ràng là đã được kế thừa từ cả ngàn năm truyền thống của dân tộc nên mang những đặc trưng rất độc đáo.

Hệ thống giếng thuộc khu vực kiến trúc cung đình của triều Nguyễn tập trung chủ yếu tại khu vực Hoàng Thành- Tử Cấm Thành. Ngoài ra còn phải kể đến các khu lăng tẩm vua chúa, các đền miếu, hành cung do triều Nguyễn xây dựng dọc hai bờ sông Hương ở phía Tây và Tây nam Kinh Thành Huế. Tuy nhiên, trong bài viết này chúng tôi chỉ giới thiệu hệ thống giếng cổ ở khu vực Hoàng Thành-Tử Cấm Thành với những đặc điểm về loại hình cùng cách phân bố.

Click the image to open in full size. Click the image to open in full size.
(Giếng cổ ở Hưng Miếu) (Giếng cổ ở cung Diên Thọ)
Click the image to open in full size. Click the image to open in full size.
(Giếng cổ ở lăng Minh Mạng) (Giếng cổ ở lăng Tự Đức)



Hoàng Thành- Tử Cấm Thành thời Nguyễn vốn được quy hoạch theo mô thức cung điện truyền thống phương Đông với những khu vực khác nhau có chức năng riêng biệt. Xét về tổng thể, toàn bộ khu đất khoảng 36 ha này được chia thành các khu vực chính:

- Khu Tiền Triều: nằm trên trục trung tâm phía Nam của Hoàng Thành, từ Ngọ Môn đến điện Thái Hoà. Đây là nơi cử hành các nghi lễ của triều đình
- Khu Nội Đình: Tức khu vực Tử Cấm Thành, nằm trên trục trung tâm, phía Bắc của khu Tiền Triều.
- Khu vực các miếu thờ tổ tiên: gồm 4 miếu chính (Triệu- Thái Miếu, Hưng-Thế Miếu), bố trí ở hai bên khu Tiền Triều và một biệt miếu (Miếu Phụng Tiên) được bố trí hơi lùi về phía sau khu Hưng- Thế Miếu.
- Khu vực các cung điện dành cho Thái hậu và Thái hoàng Thái hậu (cung Diên Thọ, cung Trường Sanh), bố trí ở phía Tây khu Tử Cấm Thành.
- Khu vực kho tàng của hoàng gia (Phủ Nội Vụ),bố tríở phía Đông Tử Cấm Thành.
- Khu vực vườn ngự (vườn Cơ Hạ, Hậu Hồ) bố trí ở phía Đông bắc và phía Bắc Tử Cấm Thành.
Trong 6 khu vực trên, ngoài hai khu Tiền Triều và khu vực vườn ngự không phát hiện thấy giếng đào, các khu vực còn lại đều có những chiếc giếng cổ.

1. Khu vực Tử Cấm Thành (khu Nội Đình): hiện còn 4 chiếc giếng cổ,

- Giếng vuông ở phía Bắc Duyệt Thị Đường, gần vườn Thiệu Phương. Giếng gần như vuông, lòng giếng kích thước 153cm x 154 cm, nếu kể cả thành giếng là 223 cm x 225 cm. Thành xây bằng đá thanh, có vữa gắn kết, cao 43 cm. Lòng giếng được kè xếp bằng gạch vồ loại nhỏ, không dùng vữa. Hiện tại giếng không còn được sử dụng, lòng giếng bị lấp đầy cây cỏ.

- Giếng tròn ở phía Tây nam Duyệt Thị Đường. Đây là chiếc giếng rất đẹp, lòng giếng hình tròn, đường kính 219cm, nếu kể cả thành giếng thì đường kính là 276cm. Thành xây gạch, cao 23cm, bên ngoài kể từ thành ra 110cm lại có một bậc cấp cao 30cm. Nghĩa là thành giếng cao hơn mặt đất 53 cm. Lòng giếng, từ bờ thành sâu xuống 2m được kè bằng gạch vồ, phía dưới kè bằng đá núi. Toàn bộ giếng sâu khoảng hơn 4m, nước giếng trong dù khá lâu không sử dụng.

- Giếng tròn ở phía Đông Tả Vu (điện Cần Chánh) hiện vẫn còn được sử dụng, nằm ngay phía sau nhà Tả Vu của điện Cần Chánh. Thành giếng xây gạch, cao 62cm, dày 30cm; đường kính lòng 120cm, kể cả thành là 180cm. Toàn bộ lòng giếng từ trên xuống đều được xếp kè bằng gạch vồ, không dùng vữa. Giếng sâu khoảng 5m, nước rất trong.

- Giếng vuông ở khu Lục Viện, nằm khá gần trục trung tâm của Hoàng Thành-Tử Cấm Thành, nhưng hơi chếch về phía Tây, trong phạm vi của khu Lục Viện xưa. Giếng có hình gần như vuông, lòng giếng kích thước 160cm x 165cm, kể cả thành ngoài là 223cm x 217cm. Thành xây gạch vồ trát vữa, cao 27cm, phía dưới lớp thành ở mặt trong có kè 2 viên đá thanh, mỗi viên rộng khoảng 25cm, dưới nữa lại kè bằng gạch vồ cho đến đáy. Toàn bộ giếng sâu 4,9m, nước sâu khoảng 50cm.

2. Khu vực các miếu thờ tổ tiên:gồm có 5 giếng hình vuông với kích thước khá giống nhau:
Triệu Miếu: có 2 giếng:
- Giếng ở phía Tây, nằm ở đầu hồi phía Nam nhà Thần Trù (tức nhà bếp) của Triệu Miếu. Giếng vuông, thành xây gạch vồ, cao 80cm, dày 28cm. Lòng giếng rộng 148cm, toàn bộ lòng giếng được xếp kè bằng đá núi. Hiện giếng không còn sử dụng nhưng nước rất trong, sâu gần 60cm, toàn bộ chiều sâu của giếng là 4,2m.

- Giếng ở phía Đông, có lẽ cũng tại đầu hồi nhà Thần Khố (tức nhà kho) của Triệu Miếu, thành xây gạch vồ rất dày, đến 47cm, cao 43cm (có lẽ đã bị đập bỏ bớt). Lòng giếng vuông, rộng 150cm, kè gạch phần trên (khoảng 1m, kể cả thành giếng), bên dưới xếp đá núi. Hiện nay giếng đã bị lấp cạn rất nhiều, chỉ còn sâu 2,6m và không có nước.

Hưng Miếu: chỉ có một giếng nằm ở đầu hồi phía Nam nhà Thần Trù. Hiện giếng vẫn còn được sử dụng nên nước rất trong. Thành xây gạch nhưng có kè thêm đá, cao 61cm, dày 30cm. Lòng giếng rộng 206cm, kè bằng đá núi từ trên xuống. Toàn bộ chiều sâu của giếng là 5,1m, trong đó nước sâu 1,55m.

Miếu Phụng Tiên: có 2 giếng:
- Giếng nằm ở phía Tây, phía sau nhà Hữu Vu của toà miếu chính. Thành giếng xây gạch, phần thành trên đã bị đập bớt, cao 33cm, dày 30cm. Lòng giếng vuông, rộng 138cm, kè hoàn toàn bằng đá núi. Toàn bộ chiều sâu của giếng là 3,8m, trong đó nước sâu khoảng 30cm.

- Giếng ở phía Đông, phía sau nhà Tả Vu của miếu chính, thành giếng xây gạch, cao 58cm nhưng chỉ dày 15cm. Lòng giếng hình vuông, rộng 143cm, kè gạch vồ từ trên xuống khoảng 3m, dưới nữa kè bằng đá núi. Giếng sâu 5,1m, trong đó nước sâu 1,1m.

3. Khu vực các cung điện dành cho Thái hậu và Thái hoàng Thái hậu:gồm có 5 chiếc giếng, trong đó cung Diên Thọ có 4 chiếc, còn cung Trường Sanh chỉ có 1 chiếc.

- Giếng vuông phía Đông nam cung Diên Thọ: Giếng gần như hình vuông, thành xây gạch vồ có vữa, kích thước lòng giếng là 184cm x 194cm, kể cả thành là 244cm x 250cm. Lòng giếng được kè xếp gạch từ dưới lên trên. Toàn bộ giếng sâu khoảng 4m, nước trong.

- Giếng vuông phía Tây bắc cung Diên Thọ nằm gần Khương Ninh Các, ngôi chùa dành cho các Thái hậu trong cung Diên Thọ. Giếng hình vuông, lòng rộng 177cm x 177cm. Thành giếng xây gạch, cao 64cm, dày 30cm. Lòng giếng được kè xếp gạch vồ từ trên xuống dưới. Nước giếng trong và sâu.

- Giếng vuông ở góc Đông bắc điện Thọ Ninh có thành rất cao, đến 124cm, xây gạch vồ, dày 30cm. Giếng hình vuông, lòng giếng kích thước 170cm x 170cm, xếp kè bằng gạch vồ. Hiện giếng không còn sử dụng, lòng giếng lấp đầy cỏ rác.

- Giếng tròn ở góc Đông bắc cung Diên Thọ, rất đẹp và vẫn còn được sử dụng để tưới cây. Đây là một giếng tròn lớn, đường kính 274cm. Thành giếng xây gạch, cao 87cm, dày 30cm. Giếng sâu khoảng 5m, toàn bộ lòng giếng được kè gạch vồ.

Cung Trường Sanh: chỉ có một giếng tròn nằm phía Đông nam toà nhà chính Ngũ Đại Đồng Đường, sát bên hiên nhà Tả Vu, thành xây gạch, cao 101cm, dày 15cm. Giếng sâu hơn 4m, từ bờ thành xuống 226cm kè bằng gạch vồ, phía dưới kè bằng đá núi. Nước giếng khá trong và hiện vẫn đang được sử dụng.

4. Khu vực kho tàng của hoàng gia(Phủ Nội Vụ)
Phủ Nội Vụ hiện nay là trụ sở của Trường Đại học Nghệ thuật Huế. Theo những nhân chứng từng ra vào khu vực này trước năm 1975, tại khu vực này có đến 4 chiếc giếng cổ, đều là giếng vuông, bố trí khá đăng đối với nhau. Nhưng hiện nay, do sự phát triển của Trường Đại học Nghệ thuật Huế, 3 chiếc giếng đã bị lấp. Chiếc giếng hình vuông còn lại, nằm ở phía Đông nam khu đất, sát Đông Khuyết Đài của Hoàng Thành, hiện vẫn còn được sử dụng. Thành giếng xây gạch vồ, bên ngoài được tô mới bằng xi măng. Thành giếng cao 71cm, dày 20cm. Lòng giếng rộng 137cm, kè hoàn toàn bằng gạch vồ. Giếng sâu 5m, trong đó nước sâu đến 1,7m; nước khá trong và hiện vẫn còn được sử dụng để phục vụ xưởng vẽ của trường.

Như vậy, riêng trong khu vực Hoàng Thành-Tử Cấm Thành, ít nhất cũng từng có đến 18 chiếc giếng được đào và sử dụng trong thời Nguyễn. Điều đặc biệt là các giếng cổ này không hề được đề cập trong các sử liệu chính thống của triều Nguyễn nên không thể xác định chính xác thời điểm ra đời của chúng. Tuy nhiên, căn cứ vào đặc điểm kỹ thuật xây dựng những chiếc giếng này, so sánh với các giếng cổ tại hệ thống lăng vua Nguyễn- những chiếc giếng có thể xác định khá chính xác thời điểm xây dựng, thì chúng ta có thể khẳng định, hệ thống giếng cổ trong khu vực Hoàng Thành- Tử Cấm Thành đều được xây dựng vào đầu thời Nguyễn, ít ra là từ thời Tự Đức (1848-1883) trở về trước.

Vài suy nghĩ về loại hình và sự phân bố của hệ thống giếng cổ trong kiến trúc cung đình Huế

Về loại hình: giếng thời Nguyễn có cả kiểu giếng vuông và giếng tròn nhưng giếng vuông chiếm đa số (14/18). Sự áp đảo của loại hình giếng vuông so với giếng tròn thể hiện rõ ảnh hưởng của phong cách giếng Chăm đối với kỹ thuật đào giếng thời Nguyễn tại khu vực Huế. Qua đợt khai quật khảo cổ học tại kinh thành Thăng Long- Hà Nội, những chiếc giếng cổ được phát hiện đều là những chiếc giếng tròn. Điều đó chứng tỏ qua suốt cả ngàn năm lịch sử, phong cách chủ đạo của giếng Việt là giếng tròn, hoàn toàn khác so với giếng Chăm từ Đàng Trong vốn quen với phong cách giếng vuông. Tại Kinh đô Huế trong thời Nguyễn, vừa kế thừa truyền thống dân tộc trong kỹ thuật đào giếng, vừa tiếp thu những nét ưu việt của kỹ thuật giếng Chăm đã tạo nên cả một hệ thống giếng phong phú, gồm cả loại giếng tròn và giếng vuông.

Về sự phân bố các giếng cổ tại khu vực Hoàng Thành - Tử Cấm Thành, có thể nêu lên một số đặc điểm nổi bật:

Tại khu vực Tiền Triều, phục vụ cho các lễ nghi tuyệt đối không có giếng nước. Điều này có thể là do quan niệm của người xưa về địa lý phong thuỷ: tránh mọi sự đụng chạm vào lòng đất tại khu vực “rốn rồng” để bảo đảm sự yên ổn, vững bền của triều đại. Vì vậy, không chỉ khu vực Tiền Triều mà toàn bộ khu vực suốt dọc trục trung tâm của Hoàng Thành-Tử Cấm Thành đều không thấy có giếng đào.

Tại khu vực vườn Ngự ở phía Đông bắc cũng không thấy có giếng đào. Chúng tôi cho rằng có thể tại đây cũng từng có giếng nhưng không nhiều và đã bị lấp (1). Vả lại, tại khu vực này có rất nhiều hồ ao nên không nhất thiết phải có nhiều giếng.

Tại khu vực các miếu thờ, số lượng giếng đào khá hạn chế. Mỗi khu vực (dù diện tích rất lớn) cũng chỉ có 1-2 chiếc. Giếng đều bố trí ở đầu hồi phía Tây nam của nhà bếp hay nhà kho để tiện cho việc dùng nước nấu nướng.

Trong khu vực Tử Cấm Thành, các giếng đào tập trung nhiều ở phía Đông; ở phía Tây chỉ có 1 chiếc tại khu Lục Viện. Với số lượng 4 chiếc giếng trên một khu vực rộng lớn, lại tập trung rất nhiều công trình kiến trúc phục vụ nhà vua và gia đình sinh hoạt khiến chúng ta có quyền nghĩ rằng, triều Nguyễn rất hạn chế việc đào giếng bên trong khu Nội Đình.

Khu vực các cung điện dành cho Thái hậu ở phía Tây dường như không bị hạn chế việc đào giếng, đặc biệt là tại cung Diên Thọ có đến 4 chiếc. Điều này thể hiện sự ưu ái đặc biệt của các vua Nguyễn dành cho Thân mẫu của họ.

Chúng tôi cũng nhận thấy rằng, tại tất cả các khu vực có giếng đào trong thời Nguyễn (kể cả trong khu vực các di tích), các giếng đều được phân bố ở hai bên trục kiến trúc công trình hoặc tại các góc khuất, tuyệt đối không có hiện tượng đào giếng trên trục trung tâm của kiến trúc. Điều này cho thấy, việc đào giếng dưới thời Nguyễn đã tuân thủ rất nghiêm ngặt những nguyên tắc quy định về phong thuíy và kiến trúc. Ngoài ra, một đặc điểm cần lưu ý nữa là ngày xưa sau khi đã đào giếng, người ta rất kiêng chuyện lấp bỏ. Cổ nhân có câu: “cải ấp bất cải tỉnh” (thà thay đổi chỗ ở chứ không thay giếng đào), nguyên do là việc đào giếng, xây giếng không phải dễ dàng, lại đụng chạm rất nhiều đến các quan niệm về đất đai phong thuỷ. Bởi vậy, theo chúng tôi, dù qua thời gian các cung điện có thể có sự dịch chuyển, thay đổi vị trí nhưng các giếng cổ thì vẫn còn nguyên vẹn. Chúng ta có thể dựa vào đặc điểm này để xác định quy hoạch cung điện nguyên thuỷ cũng như sự thay đổi của quy hoạch trên qua thời gian.

Sau khi triều Nguyễn chấm dứt, những người quản lý mới của hệ thống kiến trúc cung đình dường như không để ý đến các giếng đào quý giá xưa. Hầu như chỉ có nơi nào có người ở để trực tiếp quản lý di tích, giếng ở nơi ấy mới tồn tại để tiếp tục được sử dụng, còn lại đều bị bỏ hoang rồi dần dần bị lấp bỏ. Dầu vậy, trong khu vực kiến trúc cung đình Huế vẫn còn đến hàng chục chiếc giếng, tất cả đều rất đẹp và được xây dựng công phu. Những chiếc giếng này nếu được bảo tồn, tu bổ để phát huy tác dụng như phục vụ các hoạt động văn hoá, du lịch thì chắc chắn sẽ đưa lại nhiều hiệu quả tốt đẹp. Chúng tôi đã từng chứng kiến rất nhiều du khách đứng băn khoăn, thẫn thờ bên cạnh chiếc giếng vuông sau cửa Vụ Khiêm (lăng Tự Đức) hay chiếc giếng tròn sau nhà Tả Vu (điện Cần Chánh). Đáng tiếc là chúng ta chưa biết phát huy những gì mình đang có! Hãy tưởng tượng, giữa mùa hè oi ả, khi bạn vào thăm cung Diên Thọ, nơi các bà Thái Hậu triều Nguyễn từng sinh sống, được tự tay múc một gàu nước trong veo, mát lạnh từ một chiếc giếng cổ để rửa mặt thì tuyệt vời làm sao. Rồi trong lúc ngồi nghỉ, bạn lại được mời uống một chén trà thơm pha bằng thứ nước ấy, được người bán trà (hoặc hướng dẫn viên du lịch) kể về những huyền thoại xung quanh chiếc giếng cổ, về cách chế biến trà, pha trà cầu kỳ, công phu của các ông hoàng bà chúa xưa...

Thái Miếu
Địa điểm: Nằm trong khu vực Hoàng Thành Huế.
Thái Miếu (tức Thái Tổ Miếu) là miếu thờ các vị chúa Nguyễn, từ Nguyễn Hoàng đến Nguyễn Phúc Thuần. Miếu được xây dựng từ năm Gia Long 3 (1804) ở góc đông nam trong Hoàng thành, đối xứng với Thế Tổ Miếu ở phía tây nam.
Qui mô và bố trí kiến trúc của Thái Miếu gần tương tự như Thế Miếu. Tòa điện chính kiến trúc theo lối nhà kép trùng thiềm điệp ốc, chính đường 13 gian 2 chái kép, tiền đường 15 gian 2 chái đơn. Phía đông điện chính là điện Long Đức, phía nam có điện Chiêu Kính. Đối diện với điện Chiêu Kính ở phía tây là điện Mục Tư, phía bắc điện này có tòa nhà vuông. Trước sân Thái Miếu có gác Tuy Thành (tên cũ là gác Mục Thanh), 3 tầng, hình thức tương tự như gác Hiển Lâm ở Thế Miếu. Hai bên gác Tuy Thành có tường ngắn, trên có lầu chuông, lầu trống, dưới trổ cửa vòm. Phía nam của gác Tuy Thành, 2 bên có nhà Tả Vu, Hữu Vu. Toàn bộ khu vực Thái Miếu có tường gạch bao bọc, trổ 5 cửa ra các phía. Các án thờ của chúa Nguyễn đều đặt trong tòa điện chính, bài vị phối thờ các công thần đặt ở Tả Vu và Hữu Vu. Lễ tế tổ chức 1 năm 5 lần vào các tháng manh xuân, manh hạ, mạnh thu, mạnh đông và quý đông.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đầu năm 1947, khu vực Thái Miếu gần như bị thiêu hủy hoàn toàn. Năm 1971-1972, hội đồng trị sự Nguyễn Phước Tộc đã quyên góp và dựng lại 1 tòa nhà 5 gian trên nền cũ ngôi điện chính để làm nơi thờ tự các chúa Nguyễn.

Click the image to open in full size.


Click the image to open in full size.

các bài vị trong Thái Miếu


Click the image to open in full size.

+


Click the image to open in full size.


Click the image to open in full size.



Điện Thái hoà

là cung điện nằm trong khu vực Đại Nội của kinh thành Huế, là nơi đăng quang của 13 vua triều Nguyễn từ Gia Long đến Bảo Đại. Trong chế độ phong kiến cung điện này được coi là trung tâm của đất nước.

Quá trình xây dựng và trùng tu điện Thái Hòa được chia làm 3 thời kỳ chính; mỗi thời kỳ đều có những thay đổi lớn, cải tiến về kiến trúc và trang trí. Vua Gia Long khởi công xây dựng vào ngày 21 tháng 2 năm 1805 và hoàn thành vào tháng 10 cùng năm. Năm 1833 khi vua Minh Mạng quy hoạch lại hệ thống kiến trúc cung đình ở Đại Nội, trong đó có việc cho dời điện về mé nam và làm lại đồ sộ và lộng lẫy hơn. Năm 1923 dưới thời vua Khải Định để chuẩn bị cho lễ Tứ tuần Đại khánh tiết của nhà vua (mừng vua tròn 40 tuổi) diễn ra vào năm 1924, điện Thái Hoà đã được "đại gia trùng kiến".
Qua các đợt trùng tu lớn nói trên và nhiều lần trùng tu sửa chửa nhỏ khác dưới thời vua Thành Thái, Bảo Đại và trong thời gian gần đây (vào năm 1960, 1970, 1981, 1985 và 1992) điện Thái Hòa đã ít nhiều có thay đổi, vẻ cổ kính ngày xưa đã giảm đi một phần. Tuy nhiên, cốt cách cơ bản của nó thì vẫn còn được bảo lưu, nhất là phần kết cấu kiến trúc và trang trí mỹ thuật.

Điện Thái Hòa là biểu trưng quyền lực của Hoàng triều Nguyễn. Điện, cùng với sân chầu, là địa điểm được dùng cho các buổi triều nghi quan trọng của triều đình như: lễ Đăng Quang, sinh nhật vua, những buổi đón tiếp sứ thần chính thức và các buổi đại triều được tổ chức 2 lần vào ngày mồng 1 và 15 âm lịch hàng tháng. Vào những dịp này, nhà vua ngồi uy nghiêm trên ngai vàng. Chỉ các quan Tứ trụ và những hoàng thân quốc thích của nhà vua mới được phép vào điện diện kiến. Các quan khác có mặt đông đủ và đứng xếp hàng ở sân Đại triều theo cấp bậc và thứ hạng từ nhất phẩm đến cửu phẩm, quan văn đứng bên trái, quan võ đứng bên phải. Tất cả các vị trí đều được đánh dấu trên hai dãy đá đặt trước sân chầu.

Click the image to open in full size.
Điện Thái Hoà và Sân Đại Triều Nghi

Cung điện được xây theo lối trùng thiềm điệp ốc và được chống đỡ bằng 80 cột gỗ lim được sơn thếp và trang trí hình rồng vờn mây - một biểu tượng về sự gặp gỡ giữa hoàng đế và quần thần đúng như chức năng vốn có của ngôi điện. Nhà trước và nhà sau của điện được nối với nhau bằng một hệ thống trần vỏ cua. Hệ thống vì kèo nóc nhà sau tương đối đơn giản, chỉ làm theo kiểu "vì kèo cánh ác", nhưng hệ thống vì kèo nóc nhà trước thì thuộc loại vì kèo "chồng rường - giả thủ" được cấu trúc tinh xảo. Toàn bộ hệ thống vì kèo, rường cột, xuyên trến ở đây đều liên kết với nhau một cách chặt chẽ bằng hệ thống mộng mẹo chắc chắn. Mái điện lợp ngói hoàng lưu ly, nhưng không phải là một dải liên kết mà được chia làm ba tầng chồng mí lên nhau theo thứ tự từ cao xuống thấp, gọi là mái "chồng diêm", mục đích là để tránh đi sự nặng nề của một tòa nhà quá lớn đồng thời để tôn cao ngôi điện bằng cách tạo ra ảo giác chiều cao cho tòa nhà. Giữa hai tầng mái trên là dải cổ diêm chạy quanh bốn mặt của tòa nhà. Dải cổ diêm được phân khoảng ra thành từng ô hộc để trang trí hình vẽ và thơ văn trên những tấm pháp lam (đồng tráng men nhiều màu) theo lối nhất thi nhất họa.

Click the image to open in full size.
Điện Thái Hòa mặt trước

Trang trí cũng như kiến trúc của điện Thái Hòa nói chung, có một khái niệm đặc biệt đáng chú ý là con số 5, và nhất là con số 9. Hai con số này chẳng những xuất hiện ở trang trí nội ngoại thất của tòa nhà mà còn ở trên các bậc thềm của điện. Từ phía Đại Cung Môn của Tử Cấm Thành đi ra điện Thái Hòa, vua phải bước lên một hệ thống bậc thềm ở tầng nền dưới là 9 cấp và ở tầng nền trên là 5 cấp. Trước mặt điện số bậc cấp bước lên Đệ nhị Bái đình và Đệ nhất Bái đình cộng lại là 9. Tiếp đó, hệ thống bậc thềm ở nền điện cũng có 5 cấp. Đứng ở sân Đại triều nhìn vào hay từ phía Tử Cấm Thành nhìn ra người ta đều thấy trên mỗi mái điện đều được đắp nổi 9 con rồng ở trong các tư thế khác nhau: lưỡng long chầu hổ phù đội bầu rượu, lưỡng long chầu mặt nhật, hồi long (rồng quay đầu lại), rồng ngang v.v…Ở nội điện cũng thế, từ ngai vàng, bửu tán, các mặt diềm gỗ chung quanh cho đến mỗi mặt của ba tầng bệ mỗi nơi đều trang trí một bộ 9 con rồng. Ngày nay, Điện Thái Hoà trở thành một điểm du lịch nổi tiếng.
Điện Thái Hòa là công trình kiến trúc quan trọng nhất trong Hoàng Cung triều Nguyễn. Là nơi diễn ra các đại lễ và các cuộc họp đại triều với sự tham gia của Vua, hoàng thân quốc thích và các đại thần. Tên Điện Thái Hòa lấy gốc từ Kinh Dịch. Chữ “Hòa” có nghĩa là hòa hợp, hài hòa, “Thái Hòa” là khí âm dương hội hợp mà dung hòa với nhau. Vua trị vì thiên hạ cần phải giữ cho được sự hòa hợp tốt đẹp giữa dương và âm, cương và nhu thì mới hữu ích cho vạn vật.
Công trình kiến trúc này được khởi công xây dựng ngày 21/2/1805 và hoàn thành vào tháng 10/1805. Khi ấy Điện Thái Hòa nằm cách vị trí hiện nay khoảng 45m về phía Tây Bắc. Tháng 3 năm 1833 khi quy hoạch lại và hoàn chỉnh hệ thống kiến trúc ở Đại Nội, vua Minh Mạng đã cho dời Điện Thái Hòa về phía Nam, xây dựng đồ sộ, nguy nga hơn. Từ đó về sau ngôi điện này còn được tu bổ nhiều lần.
Điện Thái Hòa được xây dựng theo kiểu nhà kép gọi là “trùng thiềm điệp ốc” hay “trùng thiềm trùng lương” (mái chồng lên nhau, nhà nối liền nhau). Diện tích mặt bằng ngôi điện là 1.360m2. Nền điện cao hơn tầng sân chầu thứ nhất 1m và cao hơn mặt đất 2,35m. Ngôi nhà chính ở phía sau là chính điện (hay chính doanh) có 5 gian hai chái, ngôi nhà phía trước gọi là tiền điện (hay tiền doanh) có bảy gian hai chái. Hai nhà trước và sau được nối lại với nhau bằng một mái thừa lưu hay còn gọi là mái vỏ cua.
Toàn bộ hệ thống sườn nhà của ngôi điện được làm bằng gỗ lim. Các hàng cột gồm 80 cái đều sơn vẽ rồng thếp vàng uốn quanh. Giữa tiền điện, gần trên mái treo tấm biển sơn son thếp vàng với ba chữ “Thái Hòa Điện” rất lớn, bên cạnh có hàng chữ nhỏ ghi năm xây dựng đầu tiên (1805), năm làm lại (1883) và năm đại tu (1923). Phía trong cùng, ở gian giữa chính điện đặt ngai vua ba tầng bệ gỗ, bên trên treo bửu tán bằng pháp lam ngũ sắc trang trí chín con rồng. Ngai và bửu tán đều thếp vàng chói lọi rực rỡ. Các tuồng gỗ ở nhà trước được soi chỉ, chạm khắc và sơn thếp rất đẹp. Trên trần gỗ mỗi căn đều treo lồng đèn trang trí thơ văn và hình ảnh cách điệu chạm trổ theo lối “nhất thi nhất họa”.
Mái điện trước đây được lợp ngói hoàng lưu ly (ngói ống tráng men vàng) được chia làm ba tầng chồng mí lên nhau

Click the image to open in full size.
gọi là mái chồng diêm hoặc trùng thiềm. Giữa hai tầng mái trên là dải cổ diêm chạy quanh bốn mặt tòa nhà, được chia ra từng ô, hộc trang trí hình vẽ và thơ văn trên những miếng đồng tráng men nhiều màu (pháp lam) theo lối nhất thi nhất họa. Trên nóc điện, bờ mái đều chắp hình rồng theo kiểu lưỡng long triều nguyệt và hồi long. Giữa nóc tiền điện trang trí bầu rượu bằng pháp lam.
Sân chầu còn được gọi là Bái đình hay Long trì (sân rồng), là sân phía trước Điện Thái Hòa, nơi các quan đại thần đứng sắp hàng theo phẩm trật quay mặt vào Điện Thái Hòa làm lễ đại triều. Ở trong Điện Thái Hòa chỉ có Vua ngự trên ngai vàng, các Hoàng thân và 4 vị đại thần cao nhất (tứ trụ) đứng chầu.
Điện Thái Hòa là cung điện rộng lớn, uy nghi, tráng lệ nhất trong hệ thống kiến trúc cung đình còn lại ở Huế. Cùng với các di tích khác thuộc quần thể kiến trúc triều Nguyễn, Điện Thái Hòa được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới.

(vài hình ảnh của Điện Thái Hòa)
Click the image to open in full size.

Click the image to open in full size.

(www.vietcaravan.com)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét