Thứ Ba, 7 tháng 2, 2012

Leonardo da vinci ( 1 )


Leonardo Da Vinci (1452 – 1519), biểu tượng của tinh thần Phục Hưng

Leonardo da Vinci là một thiên tài lỗi lạc về mọi phương diện. Ông khảo cứu mọi vấn đề, thấu triệt tất cả rồi nghĩ ra nhiều dụng cụ, máy móc và nhiều sáng kiến của ông đã đi trước nền Khoa Học thời bấy giờ khiến cho vào thời đại của ông, người ta chưa thể thực hiện được những sáng kiến đó. Leonardo da Vinci vừa là họa sĩ, vừa là nhà điêu khắc, kiến trúc sư, kỹ sư, nhà địa chất, nhà cơ thể học, nhà phát minh và nhà bác học, nói tóm lại ông là một nghệ sĩ lừng danh, một nhà tiền phong trong nhiều lãnh vực Khoa Học và Nghệ Thuật của thời kỳ Phục Hưng (the Renaissance), tức là một phong trào văn hóa bắt đầu tại nước Ý vào các năm 1300. Hai tác phẩm hội họa “Mona Lisa” và “Bữa Tiệc Cuối Cùng” (The Last Super) của Leonard da Vinci được xếp vào các bức danh họa tuyệt vời của thế giới.

Virgin and Child with St. Anne
 
Một trong những bức tranh đầu tiên của Leonardo: Thánh mẫu Benois (1478)


1/ Thuở thiếu thời.
Leonardo da Vinci chào đời vào năm 1452 trong một ngôi nhà đổ nát bên ngoài ngôi làng Vinci, gần thành phố Florence thuộc miền trung của nước Ý. Thiên tài này đã sớm mang lấy số phận hẩm hiu của một đứa con đẻ hoang do một người đàn bà tầm thường có tên là Caterina. Người cha của Leonardo là ông Ser Piero da Vinci, một chưởng khế miền Florence, đã không nhìn nhận đứa con rơi này để lấy một thiếu nữ giàu có, nhưng vì người vợ chính thức này không có con, ông ta đã bắt Leonardo về nuôi khi đứa bé lên 5 tuổi.
Hàng rào xã hội đã ngăn cách mãi mãi Leonardo với người mẹ đẻ và vì thiếu tình mẫu tử, cậu bé này chỉ còn biết sống cô độc để suy nghĩ một mình. Vì người cha đối xử với Leonardo một cách hờ hững, có thể nói vì bổn phận, nên cậu bé được tự do lang thang trên các sườn đồi, sống giữa cảnh thiên nhiên mà tự tìm lấy nguồn an ủi. Cậu bé Leonardo tha thẩn cả ngày vào việc góp nhặt rất nhiều viên đá cuội đẹp, các cây cỏ hiếm thấy hay tự làm ra các đồ chơi để giải buồn.
Tuy còn ít tuổi, Leonardo đã có những thiên khiếu đặc biệt, những tài vặt và cậu có thể viết chữ ngược cũng như viết xuôi, bằng tay phải cũng như tay trái. Những tập sách dùng tiếng La Tinh khó khăn và buồn tẻ đã không hấp dẫn được cậu bé, Leonardo chỉ thích tự tìm hiểu thiên nhiên, cũng vì thế mà tới tuổi 15, Leonardo vẫn còn mù chữ.
Leonardo quả thực có tài vặt ngay từ khi còn ít tuổi. Một người quen biếu cha cậu một cái mộc bằng gỗ cây vả. Leonardo xin cha cho mình được phép trang trí cái mộc này. Cha cậu bằng lòng. Leonardo bí mật giam mình trong phòng luôn 8 ngày, cậu vẽ trên tấm mộc hình một con quỷ rất hung dữ đang phun lửa. Vào lúc chập tối, giữa đống xác rắn rết, Leonardo đưa trình tác phẩm cho cha coi. Bức hình trông rất ghê sợ, lại ở trong một khung cảnh gớm ghiếc, đã làm cho người cha phải giật mình, lùi bước. Leonardo thích thú, cậu coi đây là sự thành công. Cha Leonardo liền đem chiếc mộc của con bán cho một tiệm kim hoàn lấy 10 ducats và người này bán lại cho Hầu Tước miền Milan lấy 300 ducats.
Sau lần khám phá thấy tài năng của con, cha Leonardo nghĩ rằng thằng nhỏ có thể kiếm ra tiền được. Ông ta liền cho cậu vào học nghề tại xưởng của một người thợ kim hoàn xứ Florence tên là Andrea del Verrocchio. Verrocchio là một bậc thầy về thủ công nghệ. Ông ta chuyên đúc đồng, nặn tượng, chạm chổ kim loại. Khi được theo học Verrocchio, Leonardo mới cảm thấy mình dốt nát và hối tiếc những thời gian lãng phí trước kia. Nhưng nhờ có thiên tài, cậu không những học được nghề mà còn phát minh ra nhiều thứ khác, chẳng hạn như chiếc đồng hồ chạy bằng nước, chiếc máy dát mỏng kim loại hay những cây đàn Luthe chế tạo bằng xương cá và xương xọ của các con vật. Leonardo cũng tìm hiểu thêm về thiên văn và toán học.
Ngoài tài khéo tay đã làm cho các bạn của cậu phải khâm phục, Leonardo còn có một khuôn mặt đẹp đẽ, một thân hình cường tráng và một sức mạnh đáng kể cho phép cậu bẻ cong một móng ngựa bằng sắt hay giữ chặt một con ngựa đang lồng lộn. Để thay đổi lối giải trí, Leonardo học thêm về hội họa. Vào một buổi chiều trong khoảng năm 1472, ông Verrocchio mắc bận, phải để dang dở bức họa “Lễ Rửa Tội của Chúa” (The Baptism of Christ). Trong khi thầy vắng nhà, Leonardo liền lấy cọ và sơn màu, hoàn thành bức tranh bằng hình ảnh một thiên thần đang quỳ gối. Lúc trở về, Verrocchio đã ngắm nghía tác phẩm rồi vì quá cảm phục Leonardo, ông ta liền từ bỏ giá vẽ.
2/ Thời kỳ hoạt động.
Thời gian học nghề chấm dứt, các học viên đã thành tài đều trở về quê để mở các tiệm thủ công. Riêng Leonardo lúc này là chàng thanh niên 21 tuổi, vì không có vốn, nên đành ở lại làm công cho ông Verrocchio. Trong thời gian làm thợ, Leonardo được các tu sĩ Scopetto đặt vẽ tác phẩm “Lễ Dâng của các người kính Chúa Hài Đồng” (Adoration des Mages). Do tìm hiểu quá nhiều phương diện, mọi công việc không thể làm xong nhanh chóng được khiến cho các tu sĩ phải hối thúc chàng họa sĩ nhiều lần, Leonardo mới hoàn thành tác phẩm. Quá cảm phục trước những nét vẽ tuyệt vời, các tu sĩ Scopetto bèn thưởng thêm cho Leonardo một thùng rượu chát.
Sau đó ít lâu, một cuộc âm mưu đã tố cáo chàng họa sĩ vi phạm thuần phong mỹ tục. Vụ án kéo dài trong 2 năm rồi chàng được tha bổng. Sự việc này đã khiến Leonardo cảm thấy cay đắng khi phải giao tiếp với những người khác. Thêm vào đó, các rối loạn chính trị khiến chàng quan tâm cả về kỹ thuật quân sự. Leonardo đã nghĩ ra cách chế tạo nào thứ đại bác mới, nào xe có 3 bánh để chở súng, nào dụng cụ gạt đổ thang của địch quân tựa lên tường thành... Nhưng không ai đặt làm những phát minh này khiến chàng buồn bã và phải từ bỏ quê hương, đi tìm thời vận.
Leonardo liền tìm tới Hầu Tước miền Milan là Ludovico Sforza, là người có thể cần tới các sáng kiến quân sự để chống nhau với người Pháp. Hầu Tước Ludovico là con người xảo quyệt, đã tiếm đoạt quyền hành bằng nhiều thủ đoạn trong khi đó dân chúng lầm than, đói khổ vì sưu cao, thuế nặng. Leonardo đã phải sống im lìm giữa bầu không khí ngột ngạt, đầy những âm mưu bè phái, đầy các phản bội và thù hận trong suốt 8 năm trường, vì lúc bấy giờ chiến tranh chưa xẩy ra nên Hầu Tước Ludovico chưa quan tâm tới các phát minh khoa học của ông. Các sáng kiến của Leonardo đã đi trước thời đại nhiều thế kỷ. Leonardo đã phác họa ra chiến xa, xe hơi, lựu đạn, súng phun lửa, hơi ngạt... và những dụng cụ chiến tranh này được trình bày bằng những đường nét mỹ thuật cổ xưa nhưng cũng nói lên sự nhìn xa, biết rộng của Leonardo da Vinci và chứng tỏ rằng ông là một nhà phát minh dồi dào các tư tưởng cải tiến.
Năm 1490, bệnh dịch hạch lan tràn tới miền Milan. Hầu Tước Ludovico chạy khỏi thành phố sau khi đã trao việc cứu chữa cho các nhà chiêm tinh. Nhân dịp này, Leonardo đã đề nghị những giải pháp vệ sinh và ông nghiên cứu một kế hoạch chỉnh trang đô thị. Theo ông, nên phân tán các thành phố lớn thành nhiều nhóm thị trấn chứa độ 30 ngàn người, và đường phố phải rộng bằng chiều cao của các tòa nhà. Ông còn trù liệu hệ thống cống rãnh để thoát nước và những phương pháp làm thoáng khí. Việc khảo sát ngành kiến trúc đã khiến ông nghiên cứu luật phối cảnh và môn quang học. Ông là người đầu tiên tìm ra thủy tinh thể khi khảo sát con mắt. Ông đã cải tiến rất nhiều máy móc, tiên liệu về máy may và trù tính cả sự thay thế nhân công bằng người máy. Nhưng tất cả óc sáng kiến lẫn tài ba lỗi lạc về ngành Hội Họa của Leonardo da Vinci đều không được Hầu Tước Ludovico quan tâm tới, Hầu Tước chỉ sai Leonardo thực hiện các công việc viển vông.
Trong khi Leonardo đang do dự sẽ từ bỏ nghề hội họa thì tu viện Santa Maria delle Grazie tại Milan, đặt ông vẽ bức họa “Bữa Tiệc Cuối Cùng” (The Last Super). Nhưng ông đã không vẽ xong sớm khiến cho vị tu sĩ quản đốc thúc dục. Bực mình, ông liền trả lời vì còn đang tìm kiếm một người mẫu để vẽ nhân vật Judas, và nếu vị tu sĩ bằng lòng ngồi làm mẫu thì bức họa mới mau hoàn thành. Từ đó không ai dám thúc dục Leonardo nữa. Khi được vẽ xong, bức họa này đã mang lại danh vọng vô bờ cho Leonardo da Vinci.
Sau đó ít lâu, Hầu Tước Ludovico đặt Da Vinci đắp một bức tượng cha mình đang cưỡi ngựa, một công việc khiến cho ông phải nghiên cứu tỉ mỉ cơ thể của loài ngựa và nhân dịp này, ông lại vẽ ra các kiểu chuồng ngựa mới rất tiện lợi và tối tân hơn.

Khi đã nghiên cứu về cơ thể loài ngựa xong, Da Vinci phác họa xây đắp một con ngựa dài 7 thước đang phi nước kiệu và đè chết một địch quân. Nhưng mẫu hình này không làm cho Hầu Tước Ludovico vừa ý và Hầu Tước dự tính dùng một nhà điêu khắc khác thực hiện. Da Vinci quá chán nản về thất bại này. Thế rồi một sự việc đã cứu vãn hoàn cảnh của ông. Vào tháng 1 năm 1491, Ludovico sẽ thành hôn với nàng Beatrice d’Este. Da Vinci được giao phó công việc vẽ các kiểu áo và trang hoàng các lâu đài và đại hí viện. Nhờ tài năng về máy móc, Da Vinci đã thành công rực rỡ trong một màn trình bày các thiên thần giáng phàm để ca ngợi Beatrice. Cả nước Ý nói về thành quả này. Da Vinci nhờ vậy được phép thực hiện lại bức tượng. Sau hơn hai năm trường, tấm màn phủ mẫu hình bằng đất được mở ra để công chúng ngắm coi vào năm 1493. Tất cả mọi người đều phải trầm trồ ngợi khen tác phẩm điêu khắc này và sau đó, Leonardo da Vinci đã trở thành một nhà tiên trị về một trường phái mỹ thuật mới. Nghệ sĩ tại khắp bốn phương đều bắt chước quan niệm mỹ thuật của Da Vinci. Thật là mỉa mai khi một nhà danh họa phải nhờ tài đạo diễn của mình mới trở nên nổi tiếng.

Nhờ thành công về điêu khắc, Da Vinci được Hầu Tước Ludovico quý trọng hơn. Ông được tăng thêm tiền trợ cấp nhờ đó có thể nghiên cứu thêm về hội họa, và sự học hỏi về cơ thể con người khiến ông giải phẫu các xác chết để tìm hiểu tường tận từng thớ thịt. Các bức họa thực hiện trong thời kỳ sống tại Milan đã khiến cho Da Vinci nổi danh và mọi người phải kính phục ông. Những tác phẩm của ông đã ảnh hưởng tới một số họa sĩ trẻ, kể cả Sandro Botticelli và Piero di Cosimo. Những nghệ sĩ này trở nên các nhà lãnh đạo của các họa sĩ thuộc thế hệ mới của miền Florence, rồi sau khi trở về nơi này lần thứ hai, các họa phẩm của Leonardo da Vinci còn ảnh hưởng tới một thế hệ họa sĩ trẻ khác bao gồm Andrea del Sarto, Michelangelo và Raphael.

Khi quân lính Pháp tràn qua dãy núi Alpes vào năm 1499, Ludovico Sforza thua trận và bị cầm tù. Vì không có ngươi che chở, Da Vinco đành từ bỏ Milan, sang thành phố Mantua, tại nơi đây ông đã vẽ một bức họa danh tiếng cho bà vợ của Hầu Tước Mantua tên là Isabella d’Este. Khi sống tại Venice, Da Vinci đã dâng hiến các phát minh về quân sự. Ông đã thực hiện cho Hầu Tước Cesar Borgia các áo lặn và người nhái để bảo vệ hải cảng. Ông còn nghiên cứu phép vẽ bản đồ, cách đào kênh và cách chế tạo tầu ngầm, nhưng phát minh lợi hại này đã khiến ông suy nghĩ và dấu kín.

Sau khi sống tại Venice một thời gian, Da Vinci trở về Florence vào năm 1500 và ông nghiên cứu máy bay. Người dân tỉnh này đã tưởng ông điên khùng khi ông mua rất nhiều chim rồi thả cho chúng bay đi, có ai biết rằng ông đang khảo sát cách đập cánh của loài chim. Rất tiếc rằng sức mạnh do chân và tay của con người không đủ mạnh và phát minh về máy bay do người đập cánh của ông đã không thành công.

Trong các năm từ 1513 tới 1516, Leonardo da Vinci sống tại Rome do lời mời của Hồng Y Giuliano de Medici, người anh em của Giáo Hoàng Leo X. Vào thời gian này, các nghệ sĩ lừng danh đang làm việc tại Rome như Donato Bramante trông coi xây dựng Giáo Đường St. Peter’s Basilica, Michelangelo lo việc nặn tượng và kiến trúc tại ngôi mộ của Giáo Hoàng Julius, và Raphael thực hiện các bức danh họa trong các căn phòng của Giáo Hoàng. Leonardo được mời vẽ các bản đồ và lo cải tạo vùng sình lầy Pontine gần Rome.

Từ thời kỳ Phục Hưng, các vua chúa đều mong muốn tập trung trong triều đình các nghệ sĩ và các học giả. Vào năm 1516, Leonardo da Vinci được Vua Francis I của nước Pháp mời qua Pháp làm việc. Ông đã cư ngụ trong lâu đài Cloux tại Amboise, gần Tours, trong 3 năm và được tặng danh hiệu là “nhà hoạ sĩ, kiến trúc sư và nhà cơ khí số một của nhà vua”. Ông được tự do khảo sát bộ môn nào ưa thích. Chính trong thời gian này, Leonardo đã phác thảo rất nhiều bản vẽ kiến trúc như xây dựng lâu đài, vườn hoa, nghiên cứu khoa học, cơ thể học, không thể học (aerology), thủy tĩnh học (hydrology)...

Leonardo da Vinci qua đời tại Cloux vào ngày 2 tháng 5 năm 1519 và được chôn cất trong phần đất nhà thờ của lâu đài này. Về sau trong cuộc Cách Mạng Pháp, nhà thờ Cloux cùng với các kỷ niệm quốc gia khác đã bị tàn phá và người ta không còn biết nắm xương tàn của nhà danh họa và bác học này ở đâu.
3/ Vài tác phẩm danh tiếng của Leonardo da Vinci.
  • Tác phẩm hội họa được nhiều người biết tới nhất của Leonardo da Vinci là bức “La Gioconda”, hay thường được gọi bằng tên “Mona Lisa”. 
 
                                            Tác phẩm Mona Lisa của Leonardo da Vinci

Có lẽ đây là bức chân dung danh tiếng nhất từ xưa tới nay. Mona Lisa có lẽ là người vợ trẻ của một nhà buôn lụa xứ Florence, tên là Francesco del Giocondo. Mona Lisa là tên gọi tắt của Madonna Lisa (qúy bà Lisa) còn tên La Gioconda có nghĩa là bà Giocondo.
 Mona Lisa (còn gọi là La Joconde) là một tác phẩm chân dung điển hình trong thế kỷ 16 bằng sơn dầu của Leonardo da Vinci trong thời Phục hưng Ý. Nó thuộc sở hữu của Chính phủ Pháp và treo trên tường trong Bảo tàng Louvre ở Paris, Pháp với tiêu đề Chân dung của Lisa Gherardini, vợ của Francesco del Giocondo. Nó có lẽ là bức tranh nổi tiếng nhất trên thế giới.
Phổ biến trong các tác phẩm chính của Leonardo Da Vinci và tiềm ẩn nhiều tác phẩm thiết kế của ông là Tỉ lệ vàng khoảng 1:1.618. Ông gọi tỉ lệ vàng là "tỷ lệ thần thánh".

                                                                 Phân tích tác phẩm Mona Lisa bằng toán học
 Bí mật tạo ra hiệu ứng quang học cho tác phẩm hội họa Mona Lisa của Leonardo da Vinci lần đầu tiên đã được giải mã bởi các nhà nghiên cứu người Pháp.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra họa sĩ lừng danh này làm thế nào để đạt được hiệu ứng khói mang phong cách riêng của mình, được gọi là sfumato trên bức tranh, bằng cách tạo ra tới 40 lớp nước men cực mỏng không vượt quá 40 micro mét (tương đương với một nửa kích thước của một sợi  tóc) bằng ngón tay của mình.
Kỹ thuật sfumato - vẽ sắc thái mờ hòa vào nhau - cho phép da Vinci tạo ra đường nét hiệu ứng hư ảo, gây ấn tượng về độ sâu và bóng tối cho bức tranh.
 Các men được trộn với chất tạo màu khác nhau rất khéo léo sao cho chúng chỉ tạo ra màu sắc hơi mờ và nét tối ở miệng của Mona Lisa làm cho người xem khi nhìn bức tranh ở tư thế đối diện trực tiếp sẽ hầu như không thấy được nụ cười của nàng Mona Lisa.
Các nhà nghiên cứu cũng sử dụng quang phổ tia X huỳnh quang, một kỹ thuật “không gây thương tổn”, để nghiên cứu các lớp màu vẽ và thành phần hóa học của chúng. Nó cho thấy Leonardo da Vinci đã sử dụng các lớp màu vẽ và men ở rất nhiều cấp độ khác nhau tại những vị trí khác nhau trên khuôn mặt. Và khi các lớp men được làm khô tự nhiên theo năm tháng nó sẽ tạo ra hiệu ứng cho bức tranh như ngày nay.
Các nhà nghiên cứu cũng cho biết, họ nghi ngờ rằng chính họa sĩ đã dùng ngón tay của mình để đưa nước men lên bức tranh của ông bởi khi tìm hiểu, các nhà khoa học đã không tìm thấy dấu vết của chổi hay bàn chải dùng để tạo nên các đường nét trên bức tranh.
Leonardo được biết tới là một họa  sĩ sử dụng phương pháp Sfumato rất hiệu quả để các  đường nét trở nên liền mạch với nhau che mờ nét phác thảo bức họa. Các kỹ thuật này đòi hỏi độ chính xác rất cao và làm cách nào để đạt được điều đó từ lâu cũng đã rất lôi cuốn các chuyên gia nghệ thuật.
Các phát hiện mới được thực hiện bởi các nhà khoa học tại Trung tâm Khoa học "Laboratoire du Centre de Recherche et de Restauration des Musees de France" của Pháp và cơ quan Bức xạ  Xincrôtron (Synchrotron ) châu Âu.
Kết quả nghiên cứu cũng đã được công bố trên tạp chí khoa học Angewandle Chemie.  Tiến sĩ Philippe Walter, người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết:
"Việc phân cấp các tông hoặc màu sắc từ sáng đến tối trong bức tranh này của ông hầu như là không thể phân biệt được".
"Cần phải nhấn mạnh tới lớp men mỏng. Nó là bằng chứng chứng tỏ người nghệ sĩ đã vô cùng khéo léo mới có thể tạo ra được những lớp men mỏng tới vậy. Hơn nữa, sự thay đổi chậm rãi và liên tục độ dày của các lớp men cũng ngụ ý rằng các lớp men đã được sử dụng nhằm đem lại hiệu quả tạo ra những khoảng tối tốt nhất cho bức tranh".
"Thậm chí cho tới tận ngày nay, kỹ thuật tạo ra được những lớp men mỏng như vậy vẫn còn là một thành tích đáng kính ngạc đối với các họa sĩ bậc thầy".
Cùng với tác phẩm Mona Lisa, nhóm nghiên cứu cũng đã tiến hành khám phá các tông màu hiển thị trong 6 tác phẩm nổi tiếng khác của Leonardo da Vinci là: "Virgin of the Rocks", "Madonna of the Carnation", "Saint John"," the Baptist", "the Virgin" "the Child".
Họ tìm thấy mỗi lớp men được phủ lên nhau chỉ dày khoảng 2 micro mét tức là mỏng hơn một sợi tóc của con người tới 50 lần. Ở khu vực màu cam tác giả đã sử dụng lớp men mỏng nhất, còn lớp men tối nhất được tìm thấy ở khu vực tối trong bức tranh với độ dày khoảng 55 micro mét.
Các hạt sắc tố màu đen và đỏ cũng đã được tìm thấy trong bức tranh nhưng chúng quá nhỏ và không thể phát hiện được bằng cách sử dụng các kỹ thuật phân tích thông thường.
Mona Lisa có thể không phải là bức họa đẹp nhất thế giới hay thậm chí là đẹp nhất của Leonard da Vinci, nhưng bất luận nó vẫn là bức họa nổi tiếng nhất.

  •   Tác phẩm với món tiền thù lao cao nhất của Da Vinci là bức họa lớn dang dở có tên là “Trận Chiến Anghiari” (the Biarattle of Anghi) vẽ trên tường trong phòng của tòa Đô Sảnh Florence, mô tả một trận đánh bằng kỵ binh với các chiến binh hung hãn trên lưng ngựa và các đám bụi mù, đây là cảnh đạo quân Florence đã đánh bại đạo quân Milan vào năm 1440.
Một số nhà khoa học đang nỗ lực tìm lại bức bích họa The Battle Of Anghiari của danh họa Phục hưng Leonardo da Vinci đã biến mất từ cách đây 450 năm. Tuy nhiên, phương pháp tìm kiếm bức tranh đang gây nên cuộc tranh cãi gay gắt giữa các sử gia nghệ thuật và những người thực hiện dự án tìm kiếm.
Năm 1503, Da Vinci được chính quyền Florence đặt vẽ bức bích họa mô tả một cuộc chiến giữa các đội quân của thành Milan và Florence xảy ra ở Anghiari khoảng 60 năm trước đó. Bức tranh này được da Vinci vẽ thử nghiệm bằng kỹ thuật sơn dầu, nhưng không thành công và ông đã bỏ dở tác phẩm. Tuy nhiên, nhiều nghệ sĩ đã chép lại họa phẩm này, trong đó có bức vẽ của họa sĩ Peter Paul Rubens (1577-1640) hiện đang được treo trong bảo tàng Louvre (Pháp). 
Năm 1543, Giorgio Vasari vẽ bức Battle Of Marciano In Val Di Chiana đè lên bức tranh dang dở của Da Vinci. Nhiều sử gia cho rằng bức bích họa của da Vinci vẫn còn nguyên vì Vasari, một trong những người rất ngưỡng mộ da Vinci, đã rất cố gắng “cứu” họa phẩm The Battle Of Anghiari chứ không làm mất nó khi vẽ chồng lên.
               
        Bức tranh The Battle Of Anghiari do họa sĩ Rubens vẽ, đang được treo trong bảo tàng Lourve, Paris (Pháp).
  • Nhiều người cũng ca tụng tuyệt tác phẩm “Bữa Tiệc Cuối Cùng” (The Last Super) vẽ trên tường của phòng ăn nơi tu viện Santa Maria tại Milan, nước Ý. Đây là cảnh bữa ăn cuối cùng của Chúa Jesus và 12 tông đồ, và Chúa mới cho biết có một người trong nhóm này sẽ phản lại Chúa.
Một Tông Đồ đã ra dấu như muốn hỏi :"Hãy cho chúng con biết Thầy phán về ai???"
Và cũng chính cái ra dấu đó làm khung cảnh bị chấn động.12 Tông Đồ gần như bị dồn lại hoàn toàn tự nhiên thành 4 nhóm 3 người một,liên kết với nhau bằng cử chỉ,dáng điệu.Họ lo lắng,hãi hùng,phẫn nộ và nghi kị lẫn nhau.

Thánh Pierre nóng nảy nhoài người về phía Thánh Jean thì thầm vào tai ông,điều này vô tình dẩy một Tông Đồ ra dàng trước,Vị này vẫn còn cầm trên tay một túi chứa 30 đồng bạc mà hắn vừa có được sau khi bán Chúa -hắn là Judas

Trong nhóm 3 người này,Judas không bị tách riêng ra nhưng hóa ra lại cô độc.Hắn trơ ra,không khoa tay,không hỏi han bàn tán như mọi người.Hắn khom mình về phía trước và ngước lên với sự nghi ngờ(hoặc giận dữ) :"Tại sao người lại biết ?!?".

Trái ngược lại với Judas là hình ảnh Chúa ngồi trầm tĩnh và ẩn nhẫn.Dường như ngài ngồi đây và chấp nhận cái chết đã được tiên đoán trước.Ngài không muốn tránh bỏ nó bỏi Ngài coi nó xảy ra là xứng đáng.Nếu một người Thầy không dạy được học trò,bị hắn bán rẻ thì cái Chết có lẽ còn dễ dàng hơn là Sống
 

The  Last Supper 1498
  Fresco, 460 x 880 cm (15 x 29 ft); Convent of Santa Maria delle Grazie (Refectory), Milan
"Bữa tiệc cuối cùng" có hai hình ảnh khác
 Ngày 27/7, trang web kênh truyền hình Mỹ CNN đăng tải lập luận của chuyên gia tin học Slvisa Pesci, cho rằng đằng sau bức danh họa "Bữa tiệc cuối cùng" có hai hình ảnh khác: Hình ảnh Chúa đang chúc phúc lành và hình ảnh một đứa trẻ nhờ hình phản chiếu của bức tranh trong gương. Theo quan điểm của Slavisa Pesci, trong phiên bản được in lên gương ta có thể thấy hình ảnh phía bên phải của Chúa hình như đang bế một đứa trẻ. Tuy nhiên, đến giờ nhiều chuyên gia, giáo sư vẫn chưa thể khẳng định lai lịch của đứa trẻ.
 Cơn sốt này nhắc lại những tranh cãi xung quanh cuốn best-seller Mật mã Da Vinci của Dan Brown. Trong sách, Dan Brown đã chỉ ra mối quan hệ bí mật giữa Chúa Jésus và Marie-Madeleine.
Giai ma Bua tiec cuoi cung cua Leonardo da Vinci


Khuông nhạc ẩn giấu sau bức hoạ
 Mới đây nhất, một nhạc sĩ kiêm kỹ sư tin học nổi tiếng của Ý lại vừa công bố phát hiện về những nốt nhạc ẩn đằng sau bức “Bữa tiệc cuối cùng” của danh hoạ Leonardo Da Vinci. Phát hiện này đang làm tăng thêm những khả năng về thiên tài thời kì Phục Hưng có thể đã để lại một đoạn nhạc có giai điệu buồn.
Đầu tiên, Pala đã phát hiện thấy một khuông nhạc 5 dòng chạy ngang qua bức hoạ. Thêm vào đó, cách bài trí bánh mì trong bàn ăn, kết hợp với tư thế bàn tay của Giê-su và the Apostles đều là những dấu hiệu tượng trưng cho mỗi nốt nhạc.
                            
                  
Theo Pala, phát hiện này cũng hoàn toàn phù hợp với những biểu tượng trong đạo Cơ Đốc, giữa bánh mì - biểu thị cho thân thể của Chúa và bàn tay - được dùng để ban phát thức ăn. Tuy nhiên, nếu chỉ có dấu hiệu về những nốt nhạc thì chưa đủ làm nên một giai điệu đúng nghĩa, cho tới khi Pala phát hiện ra điểm mấu chốt: khuông nhạc này phải được đọc từ phải sang trái – theo đúng cách viết của Leonardo.

Trong cuốn sách của ông mang tựa đề "La Musica Celata" ("The Hidden Music" - tạm dịch là “Giai điệu ngầm”), Pala đã mô tả chi tiết về hành trình tìm kiếm của ông về giai điệu trầm lắng ấn giấu sau bức danh hoạ.
  •    Một tác phẩm điêu khắc còn dang dở của Leonardo da Vinci là bức tượng khổng lồ một nhân vật cưỡi ngựa, được dựng lên để vinh danh Francesco Sforza, nhà sáng lập của triều đại Sforza. Nhà danh họa Da Vinci đã bỏ ra 12 năm trường để trù liệu bức tượng này. Sự chính xác về cơ thể của người và ngựa, các tỉ lệ chính xác và nét chuyển động khéo léo của bức tượng đã là mẫu mực của ngành điêu khắc trong thế kỷ 17.
Các sáng kiến, tài năng đa dạng và tầm hiểu biết rộng lớn của Leonardo da Vinci đã khiến cho người đời sau coi ông là một biểu tượng của tinh thần Phục Hưng.
 Sơ lược về Leonardo da Vinci (1452-1519)

 
-Ông là con một luật gia ở Florence-Italia

-Sinh tại làng Toscane da Vinci vào năm 1452.

-Xưởng vẽ đầu tiên ông theo học và làm việc đó là xưởng của Adrea del Verrochio tại Florence.Verrochio thời ấy đã nổi danh trong giới hội họa và điêu khắc Italia,bức tượng người anh hùng thành Venise - Bartolommeo Colleoni chính là hình mẫu "khuôn vàng thước ngọc" để các lớp hậu sinh sau này tạc lên những bức Đế Vương oai hùng.
-Ông thuận tay trái nên những ghi chép của ông đều viết ngược từ phải sang,phải dùng gương mới đọc được.

-Không chỉ có vốn hiểu biết sâu sắc về hội họa mà ông còn am tường các thể loại khác như kiến trúc,Âm nhạc,Sinh học,Toán học,Vật lý học.....Điều này thể hiện qua những bản ghi chép,những hình minh họa của ông đã được các môn đệ và người hâm mộ gì giữ.

-.Trong những ghi chép của ông người ta phát hiệ thấy năm từ "Mặt trời không di chuyển".Điều này chứng tỏ ông đi trước học thuyết của Copernic và Galileo một bước.Nhưng ông không bị là rầy rà như hai cụ trên vì ông ít xuất bản các ghi chép của mình(sợ bị coi là dị giáo... ) Kito:Mặt trời không di chuyển(đấy,tôi còn gan hơn lão khọm già này).

-Ông có rất ít các tác phảm hoàn thành trọn vẹn vì ông không thích vẽ theo đơn đặt hàng.Đang vẽ mà không hứng nữa thì cứ để đấy đã,tính sau.Hơn nữa ông chỉ cho phép xuất xưởng các tác phảm mà ông cảm thấy thực sự ưng ý nhất mà thôi.

-Đã ít như vậy mà cho đến nay các tác phảm của ông cũng chỉ tính trên đầu ngón tay.Bởi ông rất hay thí nghiệm các hóa chất tạo ra màu vẽ nên phần nhiều các bức họa của ông đều xuống màu và hỏng rất nặng.

-Đường lối tư duy trong tranh của Leonardo là sự đối lập luôn luôn tồn tại trong mọi vật thể.Cái đang sống và Cái đang chết,Cái gốc của Sự diệt và Sự sinh.

-Năm 1516,vua Pháp Francois I mời ông sang tịnh dưỡng tại Pháp và ông đã từ trần tại lâu đài Amboisr năm 1519

-Các tác phẩm của ông(không đầy đủ):
+ Bữa ăn tối cuối cùng(La Cène)
+ Nàng Mona Lisa(La Joconde)
+ Trang trí lâu đài Sala delle Asse
+ Thiết ké hoàn chỉnh nhà thời Saint Pierre

(ST )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét