Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2012

Đắn đo ....

Nếu đắn đo giữa đi và ở
Tốt nhất bạn nên đi
Vì nếu thực sự bạn muốn ở lại
Việc gì bạn phải đắn đo?

Cũng như vậy ..........

Nếu yêu 2 người cùng 1 lúc
Hãy chọn người thứ 2
Vì nếu bạn thực sự yêu người thứ nhất
Bạn đã ko yêu thêm ng thứ 2.

Nếu có 2 người cùng 1 lúc
Chưa chắc bạn yêu ai
Vì nếu yêu người thứ thất
Bạn đã không thêm người thứ hai
Mà nếu yêu người thứ hai
Bạn đã không đắn đo cân nhắc
Giữa hai người ta chọn ai ?

Nếu có 2 người cùng 1 lúc
Bạn nên có thêm "time"
Thời gian sẽ answ (answer) cho bạn biết
Rốt cuộc bạn yêu ai

Cũng như vậy...

Nếu đắn đo giữa đi và ở
Tốt nhất bạn nên "yên"
Khi tâm hôn "yên lặng"
Bạn mới hiểu rõ ràng
Nên đi hay nên ở
Cái nào tốt cho ta ?
(ST) 

Thứ Năm, 16 tháng 2, 2012

'Chuyện tình trứng'

Bộ ảnh do thành viên Đình Dũng up lên cộng đồng Meme toàn cầu, và nhận được nhiều lời bình luận: 'Nước mắt tôi đã rơi, khi câu chuyện kết thúc'.
Câu chuyện mang tên: 'Wherever U are - bất cứ nơi nào có em'... có lẽ, không cần thêm chú thích ảnh, bạn có thể tự xem và cảm nhận một câu chuyện tình yêu mà bạn hiểu.
 


 




  ( http://vtc.vn )

Những cổ vật độc đáo của thế giới

Từ khi xuất hiện bầy người nguyên thủy tới nay, loài người đã sản sinh ra hàng tỷ những đồ vật khác nhau để phục vụ cuộc sống. Theo thời gian, có đồ vật bị tiêu hủy, biến mất vĩnh viễn. Nhưng có những thứ vẫn tồn tại và trở thành cổ vật vô cùng quý hiếm.
Dưới đây là 6 cổ vật được coi là độc đáo nhất thế giới hiện nay.
Tượng Vệ nữ Tan-Tan
Được phát hiện vào năm 1999, trong một cuộc khảo cứu do nhà khảo cổ học người Đức Lutz Fiedler tiến hành tại thị trấn Tan - Tan của Morocco. Tượng dài 6 cm, được đẽo từ đá và vẽ bằng màu đỏ phù sa. Tượng không có mặt và không xác định rõ giới tính.
 
Tượng Vệ nữ Tan-Tan.
 
Dù vậy, các nhà nghiên cứu vẫn đánh giá đây là một trong những bức tượng mô tả nữ giới đầu tiên. Tượng được làm trong khoảng thời gian từ năm 300.000 - 500.000 trước Công Nguyên. Bức tượng này và tượng Vệ nữ Berekhat Ram, là một trong những tác phẩm mô tả hình dáng con người xuất hiện sớm nhất trong lịch sử.
Hộp Tiêu chuẩn của Ur
Chiếc hộp làm bằng gỗ có kích thước 21,59 x 49,53 cm, được khảm trai, đá vôi xanh và đỏ, được lấy từ lăng mộ hoàng gia của thành phố cổ Ur, nằm phía Nam Baghdad, Iraq hiện đại. Tác phẩm được tạo ra vào khoảng năm 2.600 - 2.400 trước Công Nguyên, được nhà khảo cổ người Anh, Sir Leonard Woolley tìm thấy trong những năm 1920. Mục đích sử dụng của chiếc hộp này không được làm rõ.
 
Hộp Tiêu chuẩn của Ur.
 
Hộp có hai mặt chính được gọi là “Chiến tranh” và “Hòa bình”. Mặt “Chiến tranh” mô tả hình ảnh quân đội Sumeria đang giao tranh, gồm những chiếc xe ngựa chiến 4 bánh đang nghiến nát kẻ thù, các chiến binh mặc giáp, cầm giáo và những người khác cầm rìu hoặc gươm lưỡi cong. Mặt này còn có hình ảnh các tù nhân, người bị thương, bị lột hết trang phục, bị làm nhục và bị đưa tới trình diện đức vua. Còn mặt “Hòa bình” mô tả cảnh buôn bán gia súc, cá và các hàng hóa khác, có thể là chiến lợi phẩm. Chiếc hộp này hiện đang được trưng bày ở Bảo tàng nước Anh.
Chiếc bình Euphronios
Bình Euphronios (còn được biết tới với tên bình Sarpedon) là một chiếc bình đất nung Hy Lạp cổ, được sử dụng để pha nước lẫn rượu vang. Được tạo ra khoảng năm 515 trước Công Nguyên, đây là chiếc bình hoàn hảo nhất trong số 24 chiếc bình còn lại tới nay do họa sĩ lừng danh Euphronios tạo ra.
 
Chiếc bình Euphronios.
 
Bình Euphronios cao 45,7cm, đường kính 55,1cm, có thể chứa 45,7 lít nước. Bình được trang trí hai hoạt cảnh. Cảnh thứ nhất, được vẽ trước mặt bình, lấy bối cảnh cuộc chiến tranh Troa, miêu tả cái chết của Sarpedon, con trai của thần Zeus và Laodamia. Trong cảnh này, thần Hermes lệnh cho các thần Hypnos (Giấc ngủ) và Thanatos (Cái chết) mang thi thể Sarpedon về quê để mai táng. Hoạt cảnh này được giới phê bình nghệ thuật đánh giá cao, bởi Euphronios đã mô tả các tư thế rất tự nhiên của con người thời đó cũng như thể hiện sự chính xác về giải phẫu học.
 
Mặt sau của bình vẽ cảnh các thanh niên Athens sống trong thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên đang tự vũ trang trước khi ra trận. Cảnh này cũng được vẽ rất tự nhiên, sử dụng các kỹ thuật vốn được các họa sĩ vẽ bình khi đó sử dụng như mô tả chính xác về giải phẫu học, tạo dáng tự nhiên, ảo giác không gian... Chiếc bình có chữ ký của Euxitheos, người nặn bình và Euphronios. Việc một họa sĩ ký vào chiếc bình anh ta vẽ là rất bình thường nhưng việc có chữ ký của người nặn bình là điều hiếm gặp. Nó cho thấy rằng, chính Euxitheos cũng coi chiếc bình là một trong những sản phẩm hoàn hảo nhất do ông tạo ra.
 
Kho báu Mildenhall
 
Đây là một tập hợp 33 cổ vật bằng bạc có từ thời La Mã, được tìm thấy ở quận Suffolk, Anh quốc. Kho báu này được phát hiện vào năm 1942, bởi người thợ cày Gordon Butcher và người bạn Sydney Ford. Cả hai không hề biết họ đã tìm thấy một kho báu cho tới khi tin tức về việc đào được các cổ vật tới tai nhà chức trách vài năm sau đó.
 
Kho báu Mildenhall.
 
Kho báu này được xác định đã được chôn xuống đất vào thế kỷ thứ 4 sau Công Nguyên. Nó bao gồm một trong số các tác phẩm hoàn hảo nhất, mô tả kỹ thuật đúc bạc đã tới mức đỉnh cao của người La Mã. Trong số này, nổi bật nhất là chiếc Đĩa lớn với đường kính 605mm và nặng 8.256g. Chiếc đĩa tôn vinh thần rượu nho Bacchus, được trang trí bởi hoạt cảnh mô tả cảnh uống rượu thi giữa Bacchus và Hercules.
 
Mũ vàng Ezelsdorf-Buch
Đây là cổ vật ở thời đồ Đồng, được phát hiện vào năm 1953, ở làng Ezelsdorf và Buch, phía Nam nước Đức. Mũ Ezelsdorf-Buch là một trong số 4 chiếc mũ có hình dáng bắp ngô được tìm thấy. Ba chiếc khác nằm ở những khu vực khác nhau tại miền Nam nước Đức và có thể đã được tạo ra từ năm 1.000 - 900 trước Công Nguyên.
Mũ vàng Ezelsdorf-Buch
Chiếc mũ cao 88cm, có hình bắp ngô, được làm từ vàng cán mỏng. Trừ những phần đã bị mất đi do người dân vô tình làm hỏng khi tìm thấy, chiếc mũ nặng khoảng 330g, được trang điểm bởi 154 biểu tượng khác nhau, thường là những hình tròn, các đường ngang. Rất có thể chiếc mũ này đã được người dân thời đồ Đồng sống ở châu Âu sử dụng trong các nghi lễ linh thiêng.
Cuộc đi săn ngựa một sừng
Đây là một serie 7 tác phẩm thảm thêu được sản xuất trong giai đoạn từ 1495 - 1505. Các tấm thảm mô tả một nhóm nhà quý tộc và thợ săn đang truy đuổi một con ngựa một sừng. Những tấm thảm này đã được thêu theo lệnh của hoàng hậu Anne de Bretagne nhằm kỷ niệm hôn lễ của bà với Charles VIII, vua nước Pháp. Trong 7 tấm thảm, có những tấm đáng chú ý với nội dung lần lượt là: Phát hiện ngựa một sừng; Thợ săn dùng chó tìm ngựa một sừng; Thợ săn đuổi theo ngựa một sừng; Ngựa một sừng tự vệ; Ngựa một sừng bị bắt. Các tấm thảm đã thể hiện một trình độ thêu hoàn mỹ cũng như chứa đựng những nội dung hết sức giá trị.
 
Tác phẩm thảm thêu, mô tả một nhóm nhà quý tộc và thợ săn đang truy đuổi một con ngựa một sừng.
 
Các tấm thảm này ban đầu thuộc sở hữu của gia đình La Rochefoucauld ở Pháp trong vài thế kỷ. Năm 1922, John D. Rockefeller mua chúng với giá một triệu USD và tặng cho Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan, Mỹ vào năm 1937. Hiện chúng vẫn được trưng bày ở bảo tàng này.
 
Hương Giang
 
(  http://giadinh.net.vn )

Bản sắc văn hóa Việt trong di sản Huế

Giáo sư Takeshi Nakagawa (Nhật Bản): Bản sắc văn hóa Việt trong di sản Huế

 

TTCT - Giáo sư Takeshi Nakagawa, chuyên gia hàng đầu thế giới về bảo tồn và tái thiết di sản, vừa có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế về dự án tái thiết điện Cần Chánh trong Tử Cấm thành Huế.
Giáo sư đã dành cho Tuổi Trẻ Cuối Tuần một cuộc phỏng vấn về việc tái thiết điện Cần Chánh và trùng tu di tích ở Huế.
Kinh thành Huế với các pháo đài ziczac theo kiểu kiến trúc quân sự Vauban - Ảnh: Thái Lộc
Đủ cơ sở để tái thiết điện Cần Chánh
* Sau 15 năm hợp tác nghiên cứu, theo giáo sư, đến nay đã đủ cơ sở khoa học để phục nguyên điện Cần Chánh?
- Dù điện Cần Chánh nay chỉ còn nền móng nhưng chúng tôi đã sưu tầm tất cả ảnh tư liệu cổ, đã đo đạc trên ảnh, trên nền móng... và đã trải qua rất nhiều phân tích để đi đến kết luận: có khả năng phục hồi. Nhiều công trình khác cũng được nghiên cứu, sử dụng các phương pháp khác nhau để rút ra quy luật chung.
Chúng tôi đã phỏng vấn thợ làm nhà rường truyền thống để “bắc cầu”, so sánh với cách thiết kế kiến trúc cung điện ngày trước. Thêm nữa, chúng tôi có thể lấy kinh nghiệm thực tế từ công trình điện Long Đức đang được tu bổ, từ việc nghiên cứu điện Long An và cả từ dự án tái thiết điện Chiêu Kính.
Đến nay hệ thống tỉ lệ cho việc tái thiết điện Cần Chánh đã được đúc kết. Dù chưa rõ được trang trí nội thất của điện nhưng theo tôi, việc này không khó và sẽ được tiếp tục nghiên cứu trong quá trình tái thiết hệ khung với sự hỗ trợ của các nhà nghiên cứu địa phương.
Cần nói thêm: khi phục nguyên điện Cần Chánh, ngoài giá trị khoa học của một di sản kiến trúc chúng tôi còn nghĩ đến chức năng phù hợp với đời sống đương đại - điện có thể trở thành hội trường tổ chức các hội nghị lớn, là nơi tiếp khách quốc tế sang trọng nhất, bởi nó thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc.
Công trình phục hồi điện Cần Chánh sẽ có vai trò như chiếc chìa khóa cho việc tái thiết các hệ thống cung điện phía trong Tử Cấm thành và Hoàng thành Huế. Tôi khẳng định đã đủ cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý để phục nguyên điện Cần Chánh.
* Theo giáo sư, còn bao lâu nữa mới chính thức phục hồi?
- Tôi không thể trả lời chính xác vì quá trình hợp tác phát sinh những vấn đề thuận lợi và không thuận lợi. Chúng tôi sẽ dành trọn năm 2012 để đúc kết toàn bộ kết quả nghiên cứu, quá trình hợp tác và đưa ra các chương trình hành động thực tiễn. Ngoài tiếp tục nghiên cứu trang trí nội thất, mô hình điện Cần Chánh tỉ lệ 1/10 đang được thực hiện để kiểm chứng hệ thống tỉ lệ kiến trúc đã nghiên cứu cũng như phương pháp chế tác những cấu kiện gỗ, sau đó sẽ tiến hành làm tỉ lệ 1/1 tái thiết bước 1 phần kiến trúc điện Cần Chánh.
Về kinh phí tái thiết, tôi mong muốn cả hai chính phủ Việt Nam và Nhật Bản cùng kết hợp hỗ trợ để thực hiện bằng được dự án này. Văn phòng Tịnh Minh lâu đã được thành lập, đó là nơi tập trung tất cả dữ liệu, nơi cùng làm việc của nhóm dự án hai phía Nhật Bản - Việt Nam và là đầu mối quan trọng để tái thiết điện Cần Chánh cùng nhiều công trình sau này. Tuy nhiên tình trạng văn phòng Tịnh Minh lâu không được đưa vào hoạt động như hiện nay thì mọi dự định tái thiết đều không thể thực hiện.
Hành lang Tử Cấm thành: việc phục hồi hành lang Tử Cấm thành trước khi phục hồi các cung điện được nhiều người xem là quy trình ngược trong trùng tu di tích Huế hiện nay - Ảnh: Thái Lộc
Đừng bắt nhiều thời kỳ quá khứ hội đàm cùng hiện tại
“Trong sự nghiệp bảo tồn di tích ở Huế, nhân lực và công nghệ bảo tồn, bảo quản (mà Việt Nam hay dùng là hóa nghiệm bảo quản) hiện nay đang rất thiếu. Huế vẫn chưa có những nghiên cứu cụ thể, những hiểu biết thấu đáo về sự biến chuyển của kỹ thuật các thời tại di tích Huế... do đó ý nghĩa của di sản văn hóa đã phần nào mất đi”.
* Thưa giáo sư, ngay sau điện Cần Chánh, các hành lang Tử Cấm thành hiện đang được phục nguyên trong khi những cung điện vẫn chỉ là nền móng. Đây có phải quy trình trùng tu ngược hay không?
- Công cuộc trùng tu di tích (ở Huế - PV) hiện chưa được hoạch định rõ tiêu chí, đâu là chính đâu là phụ. Ngay cả về mặt thời gian cũng chưa có quy định rõ ràng: phục hồi di tích thời Gia Long, Minh Mạng hay Khải Định - từ đó dẫn đến sự tùy tiện trong trùng tu. Đây cũng chính là vấn đề lớn hiện nay đối với công việc phục hồi, tái thiết.
Cần nhớ rằng công cuộc trùng tu di tích ở Huế phải tuân theo những kết luận của hội đồng di sản văn hóa thế giới và các tiêu chí về bảo tồn trùng tu di sản. Tuy nhiên có thể có những trường hợp biệt lệ. Từng là thành viên nhóm công tác UNESCO suốt 10 năm và là một trong những chuyên gia xây dựng nền tảng chính sách, nhất là chính sách đặc thù cho từng khu vực di sản, chúng tôi mong muốn được tham vấn trước khi Huế tái thiết hay làm một công việc gì đó với các di sản. Rất tiếc có một số trường hợp chưa tham vấn nhưng đã làm rồi!
Theo tôi, không thể vội vã đối với công việc trùng tu di sản khi chúng ta chưa hiểu thấu đáo về nó. Mà muốn biết rõ thì phải dày công nghiên cứu. Những di sản lớn của thế giới trước khi quyết định trùng tu đều phải mất rất nhiều thời gian nghiên cứu. Huế cũng vậy. Tôi xin nhấn mạnh: xét trên bình diện bản sắc văn hóa Việt Nam trong di sản thế giới thì Việt Nam chỉ có một - đó chính là kinh thành Huế.
* Vì sao “Việt Nam chỉ có Huế”, thưa giáo sư?
- Sự ảnh hưởng văn minh Trung Hoa tại các nước châu Á lân cận có sự khác nhau, ngay cả trong từng quốc gia. Như trường hợp miền Bắc Việt Nam và có thể xứ Đàng Ngoài trước đó: ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa rất trực tiếp và toàn diện. Hoàng thành Thăng Long là một minh chứng. Tuy nhiên với xứ Đàng Trong trước đây và miền Nam sau này thì ảnh hưởng rất có chọn lọc: lựa chọn những gì tinh túy nhất và giữ lại những gì phù hợp với văn hóa của mình.
Có thể minh chứng thông qua đề tài luận án tiến sĩ của TS Lê Vĩnh An (Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế) khi trình bày về sự khác biệt giữa kỹ thuật thiết kế kiến trúc của Trung Hoa và của người Việt. Trong khi ở Bắc bộ cơ chuẩn thiết kế chủ yếu dựa trên hai phương là thẳng và ngang, thì thiết kế kiến trúc Trung bộ và cung điện ở Huế lại dựa trên từng bộ phận và chiều nghiêng của mái. Đây là một phát hiện rất quan trọng.
Thêm nữa, việc đưa thiên nhiên vào trong quy hoạch kinh đô là nét rất đặc trưng của đô thị Huế, điều này rất mờ nhạt trong văn minh cổ Trung Hoa...
Tôi rất muốn so sánh Ngọ môn Huế và Ngọ môn Trung Hoa. Dù công trình cùng hình thức, tên gọi, song có sự khác biệt gần như hoàn toàn. Điều đó hết sức thú vị và cũng rất quan trọng. Ngọ môn Trung Hoa là tòa kiến trúc uy nghi dựng trên nền móng to lớn, ngược lại Ngọ môn ở kinh thành Huế được hình thành từ những cấu kiện rất khiêm tốn nhưng lại trở thành một kiến trúc có giá trị, đặc sắc.
* Ở Huế, để biện hộ cho một sự cố nào đó xảy ra trong việc trùng tu di tích, người ta thường đưa ra khái niệm “trùng tu thích nghi”, theo giáo sư, khái niệm này là thế nào?
- “Trùng tu thích nghi” có thể là một cách làm, cách ứng dụng, song theo tôi đây là một lý luận, một khái niệm hơi lạ. Sau trùng tu, có thể sử dụng công trình theo chức năng gần nhất với đời sống đương đại mà nó từng có, nhưng tuyệt đối không thể hòa nhiều chức năng trong lịch sử vào làm một để định hướng tu bổ. Không thể bắt nhiều thời kỳ quá khứ cùng hội đàm với hiện tại!
* Xin cảm ơn giáo sư.
THÁI LỘC thực hiện
(  http://huc.edu.vn )

Tư duy không gian hai chiều trong mỹ thuật dân gian Việt

Phạm Trần Lê

Tranh dân gian Đông Hồ "Đám cưới chuột"

Không gian hai chiều đã từng một thời độc tôn trong thế giới mỹ thuật cổ đại và gắn liền với những giá trị nhân văn sâu xa từ trong tiềm thức con người. Bài viết này đưa ra một số phác họa các giá trị văn hóa của không gian hai chiều, mối quan hệ mật thiết với sự phát triển của các cộng đồng, và sự cần thiết của việc bảo tồn thế giới quan dân gian này trong bối cảnh hiện đại.
Khái niệm và ý nghĩa của tư duy không gian hai chiều trong mỹ thuật
Khi người cổ đại khởi đầu việc sáng tạo mỹ thuật với những hình vẽ trên vách hang động, họ đã sử dụng không gian hai chiều. Trong không gian đó, chiều sâu của sự vật không được lưu ý tới, hay nói đúng hơn là không được biểu đạt một cách chính xác. Các vật thể ở xa thường được vẽ phía trên các vật thể ở gần, nhưng kích cỡ của chúng vẫn tương đương nhau thay vì tỷ lệ theo vị trí trong tranh.

Lối vẽ không gian ba chiều một cách chính xác xuất hiện trong các bức tranh của phương Tây từ khá sớm, có lẽ là phổ biến ngay sau thời kỳ Mosaic. Ở Nhật, thế giới quan ba chiều trở nên phổ cập trong tranh có lẽ từ thế kỷ 19, khi các nghệ sỹ như Hokusai hay Hiroshige ít nhiều chịu ảnh hưởng từ phương Tây. Tuy nhiên, cũng như người Trung Quốc, các nghệ sỹ dân gian Nhật biết tả bóng cho các tình tiết trong tranh từ khá sớm. Tuy toàn bộ bức tranh vẫn mang nặng tính không gian hai chiều, nhưng bóng mờ vẫn phát huy hiệu quả, giúp làm nổi bật hình khối của các chi tiết, nhân vật trong tranh.

Khác với Nhật và Trung Quốc, hội họa dân gian cổ Việt Nam vận dụng rất ít không gian ba chiều. Các nghệ nhân Việt cổ thậm chí hầu như không có ý thức cố gắng tả bóng để làm nổi bật hình khối các vật thể trong tranh. Trái lại, họ tìm cách phẳng hóa sự vật. Những sự vật vốn dĩ không phẳng trong đời sống, khi vào hình họa được cách điệu hóa để trở nên phẳng một cách hợp lý theo ý thức thẩm mỹ của người sáng tạo. Biểu tượng chim lạc trên các mặt trống đồng cổ là một ví dụ.

Tư duy không gian hai chiều trên bề mặt trống đồng cổ, trong tranh dân gian Đông Hồ, và tranh Hàng Trống ngày nay là những di vật phản ánh một dòng chảy có cội nguồn sâu xa, và có thể phần nào phản ánh một số tố chất trong tâm hồn người sáng tạo. Thứ nhất, do không được mô tả hình khối nên tất cả các sự vật trong tranh dễ bị có cảm giác thiếu chiều sâu và trở nên căng cứng trên bề mặt tác phẩm. Người nghệ nhân chỉ được phép vận dụng các nét rạch ròi, sắc cạnh trên các mặt phẳng. Điều này đòi hỏi tính chính xác rất cao. Mỗi nét là một câu trả lời thẳng thắn dứt khoát, có hoặc không. Ở đây không có chỗ cho những bóng mờ với vai trò làm mềm hóa ấn tượng về vật thể, giúp thỏa hiệp với mắt nhìn của người xem. Thứ hai, không mô tả hình khối sự vật cũng có nghĩa là người nghệ nhân bớt bị ràng buộc vào ý thức cố gắng mô tả hiện thực một cách chính xác. Tùy vào mục đích, điều này có thể tốt, cũng có thể không tốt. Nếu mục đích của người nghệ sỹ là biểu đạt tình cảm hay quan niệm thẩm mỹ – những sự vật trừu tượng cao – thì việc cố gắng mô tả chính xác vẻ bề ngoài của sự vật rất có thể trở thành một gánh nặng, làm phân tán năng lượng và tư tưởng của người nghệ sỹ, ngăn cản họ tự do biểu đạt nội tâm sâu kín bên trong.


 
Vũ điệu của Henri Matisse (1910)

Lịch sử Nghệ thuật Hiện Đại của phương Tây đã dạy chúng ta bài học về giá trị của tự do trong tư tưởng sáng tạo. Những người nghệ sỹ trường phái Ấn Tượng đã tìm thấy tự do vì họ biết chối bỏ ý thức mô tả chính xác vẻ bề ngoài của hiện thực. Thay vào đó họ tập trung vẽ những ấn tượng nhằm biểu đạt tình cảm chân thành của mình. Điều thú vị là, những nghệ sỹ Ấn Tượng như Van Gogh hay Pissaro từng chịu ảnh hưởng sâu sắc từ tranh khắc gỗ Nhật Bản, mà một trong những điểm khác biệt lớn nhất của chúng với hội họa đương thời phương Tây chính là ở tính chất không gian hai chiều. Tư duy vềkhông gian hai chiều chính là duyên do sâu xa khởi nguồn cho sự tự do, phóng khoáng và tính chiêm nghiệm cô đọng sâu sắc trong hội họa phương Tây Hiện Đại. Sự chuyển hóa trong tư duy mỹ thuật này được minh chứng thuyết phục trong bức Vũ Điệu (1910) nổi tiếng của Henri Matisse.

Lựa chọn Không gian hai chiều chính là một cách để người nghệ sỹ từ bỏ thế giới nhìn thấy được trong hiện thực để đổi lấy khả năng tự do biểu đạt sự phong phú, phức tạp của sự vật. Cũng giống như ở bức Vũ Điệu của Matisse, chúng ta có thể thấy rằng bức tranh Hàng Trống vẽ Đám Cưới Chuột không bị ràng buộc bởi yêu cầu phải phân biệt giữa sự vật ở xa và ở gần, hoặc tính logic của hình họa khi quan sát từ một vị trí cố định nào đó. Không gian trong bức Đám Cưới Chuột là một không gian có tính trừu tượng cao. Nó không mô phỏng lại một không gian cụ thể trong hiện thực. Tính cách điệu cao, gợi nhiều hơn tả, khiến người xem dễ dàng liên tưởng tới một không gian xã hội, không gian văn hóa, thay vì một không gian vật thể nào đó.

Tương tự như vậy, ở các bức tranh thờ, ví dụ như tranh Ngũ Hổ, không gian hai chiều rất phù hợp để biểu đạt cho không gian tâm linh có tính khái quát cao. Đây cũng chính là điểm tương đồng giữa tranh thờ Hàng Trống với tranh thờ ở những nền văn hóa tâm linh phát triển mạnh mẽ, như Ấn Độ hay Tây Tạng. Qua đó thì thấy rằng tư duy không gian hai chiều không hẳn đơn thuần là biểu hiện của sự lạc hậu về kỹ thuật, mà gắn liền với những giá trị tinh thần độc đáo riêng.

Đặc thù lịch sử và những giá trị nhân văn trong mỹ cảm người Việt cổ
Khi trình độ giao thương trên biển còn thô sơ, Việt Nam có thể coi là một vùng đất thiếu ưu đãi và bị cô lập với thế giới. Vùng đồng bằng sông Hồng khá bằng phẳng nhưng nhỏ hẹp. Điều này giới hạn quy mô của dân số cho tới tận thời kỳ lịch sử hiện đại. Dân số nhỏ, điều kiện tự nhiên thiếu ưu đãi, và giao thương kém phát triển là những nguyên nhân khiến quy mô sản xuất không lớn, nhịp độ lao động không cao. Đây có thể là lý do khiến những người thợ thủ công không phải chịu sức ép lớn trong công việc. Họ không phải vội vàng hoàn thành công việc, và cũng không nhất thiết phải tạo ra những sản phẩm có kiểu dáng đều tăm tắp để tối ưu hóa năng suất.
                                                                          Rồng thời Lý

Có thể do ít chịu sức ép đòi hỏi phải nhanh chóng hoàn thành sản phẩm nên những người nghệ nhân Việt đã hình thành nên một thói quen khá phổ biến, đó là dùng họa tiết phủ kín các bề mặt thay vì tạo ra nhiều khoảng trống lớn xen kẽ. Biểu tượng rộng thời Lý là một trong những ví dụ điển hình. Đây là một trong những biểu tượng có tính đặc trưng nhất cho nghệ thuật cổ của người Việt. Khác biệt lớn của rồng thời Lý với biểu tượng rồng của các triều đại và quốc gia khác là ở tính phóng khoáng, cách điệu cao, và đặc biệt là ở thân rồng tràn lấp một cách thoải mái khắp bề mặt trang trí, cho thấy tinh thần người nghệ nhân ung dung và tự do sáng tạo theo ý thích của mình.

Thói quen trang trí tràn lấp trên bề mặt tác phẩm phản ánh những đặc thù riêng trong mỹ cảm người Việt cổ. Nó cho thấy người nghệ nhân quan tâm bình đẳng tới mọi điểm trên bề mặt tác phẩm. Điều này một mặt thể hiện ý thức cầu toàn của người thợ, mặt khác nó cũng phản ánh đời sống tinh thần thong thả, không gấp gáp. Thói quen trang trí lấp đầy mặt phẳng của người Việt cổ có đặc điểm khác với thói quen trang trí lấp đầy mặt phẳng của một số dân tộc khác, trong đó điển hình là các dân tộc Trung Á. Hoa văn của Trung Á nổi tiếng với những tiết tấu lặp đi lặp lại một cách chính xác.
 
Lăng Samanid tại Bukhara, Uzbekistan

Họa tiết của người Việt cổ không có xu hướng này. Không có hai con chim lạc nào giống hệt nhau trên bề mặt trống đồng. Các điểm trên bề mặt trang trí có thể thoạt nhìn từa tựa như nhau, nhưng mỗi điểm tương ứng với một khoảnh khắc ngẫu hứng riêng. Tính ngẫu hứng này bị thui chột ít nhiều trong họa tiết đời Lý, nhưng từ đời Lê – Trịnh đổ về trước thể hiện khá mạnh mẽ.

Họa tiết trên nóc đình Thổ Tang ở Vĩnh Phúc là một ví dụ sinh động. Các cá thể phủ kín bề mặt trang trí, nhưng không có hai cá thể nào giống hệt nhau về thần thái, cử chỉ. Mỗi cá thể có tính cách riêng, và đều bình đẳng trong cơ hội biểu đạt tiếng nói của mình.
 
Họa tiết trang trí đình Thổ Tang, Vĩnh Phúc

Họa tiết trang trí đình Thổ Tang được đề cập ở đây là một bức phù điêu, tức là một tác phẩm có tính ba chiều, nhưng bị áp đảo bởi mỹ cảm của không gian hai chiều. Có lẽ bởi vì tư duy hai chiều là một yếu tố tự thân trong mỹ cảm của người sáng tạo. Chỉ có không gian hai chiều mới giúp người thợ phản ánh được tinh thần cộng đồng bình đẳng và thoải mái mà chúng ta đã đề cập. Nếu tưởng tượng họa tiết đình Thổ Tang được sáng tạo thuần túy theo tư duy ba chiều, trong đó có những hình nhô ra làm điểm nhấn, và những mảng lõm vào để làm nền phía sau, thì chắc chắn giá trị tinh thần của tác phẩm sẽ hoàn toàn bị thay đổi.

Thấm nhuần tư duy không gian hai chiều để bảo tồn văn hóa mỹ thuật truyền thống
Có những yếu tố tưởng như là hạn chế, thực ra lại là chất xúc tác cần thiết để tạo ra những giá trị quý báu lâu dài. Điều này không chỉ đúng trong mỹ thuật Nền nghệ thuật sân khấu của người Việt cổ vốn bị hạn chế về đạo cụ. Người diễn viên thường xuyên phải diễn chay, dùng động tác chân tay để mô tả tình huống. Người nghệ sỹ có thể đang chèo thuyền, thoắt đã lên ngựa, chuyển cảnh chỉ đơn giản bằng một vũ đạo. Nhưng chính hạn chế đó lại tôn thêm tính phóng khoáng, đa nghĩa, và cô đọng cao cho tác phẩm.
Cũng tương tự như vậy, tư duy không gian hai chiều trong mỹ thuật dân gian Việt có thể vốn gắn liền với những hạn chế trong nhận thức do điều kiện khách quan. Nhưng nó cũng gắn liền với một hệ mỹ cảm độc đáo và quý giá. Tinh kết hợp với thô. Sự cô đọng có tính khái quát cao hòa trộn nhuần nhuyễn trong với tinh thần cộng đồng giản dị và thoải mái tự do, đó là những giá trị nhân văn cổ truyền của tâm hồn Việt được ẩn chứa trong tư duy không gian hai chiều.
Cổng chùa Keo, Thái Bình, nay được trưng bày
tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Nhưng việc duy trì, nuôi dưỡng các giá trị văn hóa cổ truyền là một thách thức lớn, khi mà thế giới chúng ta đang sống biến đổi quá nhanh. Mọi cá thể đều phải chịu sức ép từ miếng cơm manh áo. Những người thợ thủ công cũng không là ngoại lệ. Họ luôn bị buộc phải hoàn thiện sản phẩm nhanh chóng, theo những kiểu mẫu cố định được chỉ định bởi thị hiếu thị trường. Đời sống tinh thần của con người trong cộng đồng cũng đang thay đổi. Người nông dân đang từ bỏ quê hương, đổ về thành phố tìm công ăn việc làm. Sức ép đô thị hóa đang biến các làng nghề thành những cụm nhà ống chen vai thích cánh. Người thợ ngày nay đang dần mất đi ý thức trân trọng và tự hào về cộng đồng. Chúng ta đang để mất đi những nền tảng cần thiết để nuôi dưỡng các giá trị văn hóa cổ truyền cơ bản. Để gìn giữ, nuôi dưỡng văn hóa truyền thống, nhất thiết phải bắt đầu từ việc bảo tồn các cộng đồng, đặc biệt là các làng nghề thủ công truyền thống.

Bên cạnh đó, việc nâng cao nhận thức và khả năng cảm thụ của con người đương thời đối với các các giá trị mỹ thuật dân gian thật cần thiết. Nếu thiếu sự thấu hiểu và khả năng cảm thụ thì việc tu tạo cũng chẳng khác gì phá hoại. Càng cố gắng tu tạo thì lại càng hủy hoại nhanh chóng các di sản văn hóa lịch sử. Điều này đã và đang trở thành một hiện thực phổ biến khi người ta sửa chữa, làm mới một cách tràn lan các đền chùa, miếu mạo trên khắp cả nước.

Đã đến lúc phải nghiêm túc tìm lại văn hóa cội nguồn qua các tác phẩm mỹ thuật cổ. Bắt đầu ngay từ trồng đồng. Tổ tiên chúng ta đã gửi gắm vào trống đồng tất cả những tri thức về mùa vụ, thiên văn, về mối quan hệ thiêng liêng giữa cá thể và cộng đồng, giữa con người với trời đất, tạo hóa. Nguồn tri thức đó của người xưa từ vài nghìn năm trước rất có thể sẽ vĩnh viễn không bao giờ được giải mã và khôi phục lại trọn vẹn. Nhưng chúng ta vẫn có thể cảm thụ được một cách sinh động qua bố cục tác phẩm. Nó là chùm chìa khóa mở ra những kho tàng lưu giữ mỹ cảm và tâm tư của người đi trước. Tư duy không gian hai chiều là một chiếc chìa khóa quan trọng như vậy.
(  http://huc.edu.vn )

Biểu tượng như là "đơn vị cơ bản" của văn hóa

(ĐHVH)- Văn hoá là một lĩnh vực hết sức rộng lớn, nó bao la như chính cuộc sống của loài người. Đó là vấn đề thuộc về mặt nhận thức của con người trong toàn bộ cách nhìn, cách ứng xử của cá nhân đối với tự nhiên và cộng đồng xã hội. Có thể nói, văn hoá là sự hiểu biết, là phương thức hoạt động sống của con người và là những kinh nghiệm do con người đúc kết được trong quá trình lịch sử hình thành nên đời sống của nhân loại.
Có nhiều cách tiếp cận văn hoá là do đứng ở nhiều góc độ khác nhau để nghiên cứu về lĩnh vực này. Từ cách tiếp cận nghiên cứu văn hoá theo Triết học, Sử học, Dân tộc học, Xã hội học, Tâm lý học, Ký hiệu học v.v.. mỗi môn học nghiên cứu văn hoá lại gồm nhiều trường phái, do đó có nhiều quan niệm về văn hoá khác nhau. Song, nhìn chung những định nghĩa ở bình diện khác nhau của khái niệm văn hoá đều bộc lộ một quan điểm chung nhất, văn hoá - đó là sự thăng hoa các lực lượng bản chất tự nhiên của con người.

Quan niệm của các tác giả về những định nghĩa văn hoá nhìn chung đã có một sự tương đối đồng thuận. Họ thống nhất với nhau ở một điểm, văn hoá - đó là cái làm nên sự khác biệt giữa người và động vật và là cái đặc trưng cho xã hội loài người. Nhà văn hoá học Nga L. Iô-nhin trong lời kết thúc bản tóm tắt giới thiệu các định nghĩa khác nhau về văn hoá đã nhận định "... Các tác giả định nghĩa về văn hoá đã đồng ý với nhau, rằng văn hoá di truyền không theo con đường sinh học mà bằng con đường học tập. Tiếp đó, họ thừa nhận văn hoá trực tiếp gắn liền với các ý tưởng, chúng tồn tại và được truyền đạt dưới hình thức biểu tượng (Symbol)"(2)
Hiện nay, theo quan điểm xã hội học hiện đại, các nhà khoa học đang có xu hướng đi tìm "đơn vị cơ bản" di truyền đầu tiên của xã hội nhằm xác định sự hình thành của xã hội như một loại hình tổ chức đặc biệt. Theo ý kiến của họ, “đơn vị cơ bản" xác định của xã hội phải là "chìa khoá", dùng cho việc khám phá và giải thích về quan niệm di truyền học này. Họ cũng cho biết, muốn tìm hiểu bản chất của sự di truyền xã hội cần phải tìm kiếm trực tiếp trong lĩnh vực "văn hoá tinh thần" của con người.
Và, bộ môn ký hiệu học (Semeiology) đã và đang trở thành một phương pháp tiếp cận quan trọng trong nghiên cứu khoa học về văn hoá. Cách tiếp cận này cho rằng, có thể xác định “đơn vị cơ bản" của văn hoá bằng ký hiệu, thể hiện trong hoạt động sáng tạo và vận thông bằng ngôn ngữ ký hiệu - biểu tượng (symbol).
Ngày nay, vai trò to lớn của biểu tượng trong hoạt động của đời sống con người đã được quan tâm và nghiên cứu một cách sâu sắc với tinh thần hết sức khoa học, vai trò của trí tưởng tượng không còn bị xem nhẹ, thậm chí không còn bị đánh giá thấp như trước đây. Nó đã được xác định lại vị trí và được xem là mặt thứ hai của lý trí, chính nó là nhân tố cốt lõi giúp cho con người có những phát hiện tìm ra cái mới. Biểu tượng luôn ở vị trí trung tâm và được coi như "tế bào" của đời sống văn hoá.
Trong đời sống xã hội, dù biết hay chưa biết, chúng ta đều nhận thức và hành động theo biểu tượng. Nó có tầm ảnh hưởng rộng khắp trong mọi mặt của đời sống con người. Từ lĩnh vực khoa học cho đến lĩnh vực nghệ thuật, từ đời sống tâm linh cho đến quan hệ ứng xử và giao tiếp. Người ta ngày càng tìm cách "giải mã" ngôn ngữ biểu tượng, vừa để mở rộng trường nhận thức, khám phá ra những giá trị văn hoá truyền thống còn chìm khuất trong lòng đời sống cộng đồng - xã hội, vừa nhằm làm chủ một "năng lượng tinh thần" của một loại hình ngôn ngữ đặc biệt mà ta vừa mới bắt đầu khẳng định về sức mạnh của nó.
Vậy, biểu tượng (symbol) là gì? (3)
Thuật ngữ symbol bắt nguồn từ Hy Lạp. Symbolon có nghĩa là ký hiệu (Sign), dấu hiệu, lời nói, tín hiệu, triệu chứng, hợp đồng v.v...
Cũng có thuyết cho rằng chữ symbol bắt nguồn từ động từ Hy Lạp "Symballo" có nghĩa là "ném vào một vị trí", "liên kết", "suy nghĩ về", "thoả thuận", "ước hẹn" v.v...
Biểu tượng trong tiếng Hán: Biểu có nghĩa là: "bày ra", "trình bày", "dấu hiệu", để người ta dễ nhận biết một điều gì đó. Tượng có nghĩa là "hình tượng". Biểu tượng là một hình tượng nào đó được phô bày ra trở thành một dấu hiệu, ký hiệu tượng trưng, nhằm để diễn đạt về một ý nghĩa mang tính trừu tượng.
Khởi nguyên, biểu tượng bắt nguồn từ một tập quán Hy Lạp cổ đại, nói về một phiến đá bị đập vỡ ra thành nhiều mảnh và chia đều cho mỗi thành viên trong một bộ tộc nào đó, trước sự phân tán của họ, sau này khi được triệu tập trở lại thì những mảnh đá vỡ đó được ghép lại (Sumballein) nhằm xác nhận sự hiện diện trở lại của toàn nhóm.
Bản chất khó xác định và sống động của biểu tượng chính là sự chia ra và kết lại với nhau, nó hàm chứa hai ý tưởng phân ly và tái hợp. Mọi biểu tượng đều chứa đựng dấu hiệu bị đập vỡ, ý nghĩa của biểu tượng luôn biến ảo, nó bộc lộ ra trong cái vừa gãy vỡ vừa là nối kết, vừa xuất hiện lại vừa mất đi, khiến cho tư duy luôn phải truy tìm, liên tưởng và muốn nắm bắt lấy vô vàn những ý nghĩa đang còn tiềm ẩn ngay trong lòng của nó.
Jean ChevalierAlain Gheerbrant cho rằng : "Tự bản chất của biểu tượng, nó phá vỡ các khuôn khổ định sẵn và tập hợp các thái cực lại trong cùng một ý niệm. Nó giống như mũi tên bay mà không bay đứng im mà biến ảo, hiển nhiên mà không nắm bắt được. Ta sẽ cần phải dùng các từ để gợi ra một hay nhiều ý nghĩa của một biểu tượng" (4).
Nói như Georges Gurvitch: "Các biểu tượng tiết lộ mà che giấu và che giấu mà tiết lộ"(5)
Theo quan niệm của Freud: "Biểu tượng diễn đạt một cách gián tiếp, bóng gió và ít nhiều khó nhận ra niềm ham muốn hay các xung đột. Biểu tượng là mối liên kết thống nhất nội dung rõ rệt của một hành vi, một tư tưởng, mọi lời nói với ý nghĩa tiềm ẩn của chúng"(6)
Đối với C. G. Jung, ông cho rằng: "Biểu tượng không phải là một phúng dụ, cũng chẳng phải một dấu hiệu đơn giản, mà đúng hơn là một hình ảnh thích hợp để chỉ ra đúng hơn cả cái bản chất, ta mơ hồ nghi hoặc của tâm linh"(7)
Nói như vậy, bản chất của biểu tượng là khó xác định, sự hiểu biết về nó đương nhiên còn tuỳ thuộc vào sự từng trải và kinh nghiệm vốn có của mỗi cá nhân cũng như trình độ nhận thức của từng người. Không những thế, việc "giải mã" tìm ra ý nghĩa của biểu tượng cũng phải tính đến thói quen, phong tục, tập quán của các nền văn hoá trong từng cộng đồng dân tộc khác nhau. Điều bí ẩn vẫn luôn còn nguyên vẹn và mơ hồ về mặt ý nghĩa nếu như biểu tượng chưa được "giải mã". Một biểu tượng thường có nhiều nghĩa và ngược lại một ý nghĩa lại có nhiều biểu tượng cùng biểu thị.
Vậy, có thể hiểu biểu tượng là những hình ảnh tượng trưng được phô bày khiến người ta có thể cảm nhận một giá trị trừu xuất nào đó đang tiềm ẩn trong lòng của nó.
Tự điển Larousse cho rằng : "Biểu tượng là một dấu hiệu hình ảnh, con vật sống động, hay đồ vật, biểu hiện một điều trừu tượng, nó là hình ảnh cụ thể của một sự vật hay một điều gì đó"(8).
Một định nghĩa khác của nhà tâm phân học C. G. Jung về biểu tượng như sau: "Cái mà chúng ta gọi là biểu tượng là một từ ngữ, một danh từ hay một hình ảnh, ngay cả khi chúng là quen thuộc trong đời sống hàng ngày vẫn chứa đựng những ý nghĩa khác, bổ sung vào cái ý nghĩa ước định hiển nhiên và trực tiếp của nó"(9)
Theo Chu Hy, nhà triết học Trung Quốc nổi tiếng đời Tống (1131 - 1200) trong "Dịch thuyết cương lĩnh" khi bàn về biểu tượng đã viết: "Tượng là lấy hình này để tỏ nghĩa kia"(10).
Như hình bát quái, đã lấy 8 quẻ trong kinh Dịch làm đồ hình. Mỗi quẻ là một tượng lớn, được cấu thành bởi hai tượng nhỏ cơ bản: Một vạch liền (-) là tượng của nguyên lý dương, một vạch đứt (--) là tượng của nguyên lý âm. Về mặt ý nghĩa của biểu tượng, còn cho phép đọc : vạch liền là tượng của giống đực, mặt trời, đàn ông, ánh sáng, sự sống, tiến lên, cái thiện, hạnh phúc, hoà bình v.v... vạch đứt là tượng của giống cái, mặt trăng, đàn bà, bóng tối, sự chết, thoái lui, cái ác, đau khổ, chiến tranh v.v... Biểu tượng luôn mở rộng sự liên tưởng để trí tuệ có thể truy tìm, khám phá ra những ý nghĩa còn chìm khuất trong chiều sâu nhận thức của con người.
Qua một số quan niệm vừa nêu trên, ta thấy sự ra đời của biểu tượng được gắn liền với sự thực hiện khiếu năng tinh thần đặc biệt chỉ có ở loài người - năng lực tượng trưng hoá. Biểu tượng được hiểu là một hiện tượng vật thể, nhờ thể hiện trong đó một nội dung cụ thể - cảm tính mà hiện tượng này thể hiện, trình ra những ý nghĩa, những giá trị trừu xuất nào đó. Có thể nói, biểu tượng chính là một loại hình ngôn ngữ - ký hiệu (Sign).
Ngành nghiên cứu mối quan hệ giữa vật làm biểu tượng với thế giới ý nghĩa làm nên giá trị của biểu tượng cũng như đời sống của các ký hiệu trong lòng sinh hoạt xã hội, được F.De Saussure gọi là ký hiệu học (semeiology). Tiếp cận ký hiệu học nghiên cứu biểu tượng cũng chính là muốn tìm thấy được bản chất của hệ thống ngôn ngữ ký hiệu đặc thù này. Trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên ngành về ký hiệu học có nhiều quan niệm và các khuynh hướng khác nhau. Song, chỉ có một số tên tuổi được nhắc đến như: F.De Saussure, Charles Sanders Peirce, William Morris, G.Mounin v.v.. và nổi trội hơn hết là R.Barthes và Louis Trolle Hjelmslev, trong lĩnh vực nghiên cứu hệ thống ký hiệu học hàm nghĩa - biểu tượng.
Theo L.Hjelmslev mỗi ký hiệu là hiện tượng được nẩy sinh bằng mối quan hệ giữa sự biểu đạt (Signifiant) còn gọi là cái biểu đạt (CBĐ): như các sự kiện, hiện tượng, cái dùng để biểu thị (một đồ vật, một hình ảnh v.v..) và nội dung được biểu đạt (Signifié) còn gọi là cái được biểu đạt (CĐBĐ). Đó là những giá trị, quan niệm, ý nghĩa, ý tưởng v.v.. Vậy ký hiệu là nội hàm của mối quan hệ CBĐ/CĐBĐ. Nói cách khác mỗi ký hiệu là bộ ba:
Sự biểu đạt - Quan hệ - Nội dung
(CBĐ - QH - CĐBĐ)
Trình bày mô hình bộ ba trên đây thành tam giác ký hiệu như sau:
Sơ đồ ký hiệu học biểu thị của­ L.Hjelmslev (11)
Điều đóng góp quan trọng nhất của L.Hjelmslev là có sự phân biệt giữa “ký hiệu học biểu thị” với “ký hiệu học hàm nghĩa”.
Ngôn ngữ thông thường là hệ thống ký hiệu biểu thị. Một ngôn ngữ hàm nghĩa là một ngôn ngữ mà bình diện biểu đạt (hình thức) của nó cũng là một hệ thống ngôn ngữ thông thường (ký hiệu biểu thị) và cả hai hệ thống đã lồng vào nhau tạo thành một hệ thống kép - hệ thống siêu ký hiệu.
R.Barthes đã tiếp thu khái niệm ký hiệu học biểu thị và ký hiệu học hàm nghĩa của Hjelmslev vào sơ đồ cú pháp ký hiệu học hàm nghĩa của mình. Có thể tóm tắt hệ thống "siêu ký hiệu" của R.Barthes như sau: Một là hệ thống ký hiệu học biểu thị (A) còn gọi là ngôn ngữ thông thường. Hai là hệ thống ký hiệu học hàm nghĩa (B) còn gọi là "siêu ngôn ngữ" (Metalanguage) - ngôn ngữ biểu tượng. Hai hệ thống ký hiệu này lồng trong nhau, biểu hiện thành sơ đồ sau:
Sơ đồ cú pháp ký hiệu học hàm nghĩa của R.Barthes (12)
A
CBĐ:
Sự biểu thị (HT)
CĐBĐ:
Sự biểu đạt (ND)

B
CBĐ:
Sự hàm nghĩa
(HT)
CĐBĐ:
Sự hàm nghĩa
(ND)
(A): Ký hiệu học biểu thị (Semiotic denotative) - Ngôn ngữ thông thường
(B): Ký hiệu học hàm nghĩa (Semiotic connotative) - "Siêu ngôn ngữ".
Sơ đồ này có nghĩa là ở siêu ngôn ngữ (B) ở bình diện biểu đạt (hình thức) lại là một ký hiệu biểu thị - ngôn ngữ thông thường.
Để hiểu được hệ thống ký hiệu học hàm nghĩa của R.Barthes trong quá trình tiếp cận ký hiệu học nghiên cứu biểu tượng ta có thể chuyển đổi sơ đồ mẫu trên đây thành sơ đồ giải thích như sau:
Sơ đồ giải thích ký hiệu học hàm nghĩa của người viết
(Hệ thống siêu ngôn ngữ - ngôn ngữ biểu tượng)
A
Hình thức sự biểu thị Sự vật, hiện tượng,
cái dùng biểu thị
Nội dung sự biểu thị nội dung, ý nghĩa, tên gọi v.v..
B
Hình thức sự hàm nghĩa
(Ký hiệu biểu thị – hiển ngôn)
Nội dung sự hàm nghĩa
(Ký hiệu ẩn dụ – mật ngôn)

Siêu ký hiệu - ngôn ngữ biểu tượng
(Symbol)
(A): Ký hiệu học biểu thị (Semiotic denotative) - Ngôn ngữ thông thường.
(B): Ký hiệu học hàm nghĩa (Semiotic connotative) - Ngôn ngữ biểu tượng.
Vận dụng mô hình siêu ký hiệu của R.Barthes "giải mã"
hệ thống ngôn ngữ biểu tượng (Symbol)
Ví dụ 1: Trong tác phẩm kiến trúc
A
CBĐ
Hình tượng của
Hoa sen
CĐBĐ
Loài hoa sống dưới bùn có hương thơm

B
CBĐ
Ký hiệu hiển ngôn
gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
CĐBĐ
Ký hiệu mật ngôn
"THANH CAO"

Siêu ký hiệu - biểu tượng
(Symbol)
Ví dụ 2: Trong lễ thức dân gian
A
CBĐ
Hình tượng Linga - Yoni
CĐBĐ
Vật biểu thị giao phối

B
CBĐ
Ký hiệu hiển ngôn
Âm dương giao hòa
CĐBĐ
Ký hiệu mật ngôn
"PHỒN THỰC"

Siêu ký hiệu - biểu tượng
(Symbol)
Bằng hướng tiếp cận ký hiệu học nghiên cứu biểu tượng cùng sự phân tích hệ thống siêu ký hiệu của R.Barthes ta thấy biểu tượng bao giờ cũng là những ký hiệu hai mặt: cái biểu đạt là những hình thức tồn tại dưới dạng các sự vật, hiện tượng trong thế giới thực tại; cái được biểu đạt là phần nội dung với những giá trị, chuẩn mực xã hội. Chúng tạo nên thế giới ý nghĩa, được "tượng trưng hoá" trở thành hệ thống ngôn ngữ biểu tượng. Hệ thống ký hiệu học biểu thị (A)và hệ thống ký hiệu học hàm nghĩa (B) tạo nên hệ thống "kép", tức là "hệ thống trong hệ thống" - hệ thống ngôn ngữ biểu tượng. Ta có thể hình dung bằng lược đồ đơn giản như sau:
Lược đồ đơn giản kí hiệu học hàm nghĩa (13) (Lược đồ của người viết)

(CBĐ)
* A là hệ thống ký hiệu học biểu thị
* B là hệ thống đôi, hệ thống nội hàm của kí hiệu học hàm nghĩa
* S là ngôn ngữ biểu tượng
- (a) là hình tượng
- (b) là nội dung của hình tượng
- (a’) Ký hiệu hiển ngôn
- (b’) Ký hiệu mật ngôn (ẩn dụ)
Hệ thống biểu tượng cũng chính là hệ thống các khuôn mẫu văn hoá, nó quy định mọi hành vi ứng xử của con người và "hoạ kiểu" cho lối sống. Quá trình "giải mã" hệ thống các biểu tượng cũng là nhằm mục đích thấy được kiểu lựa chọn khác nhau về văn hoá giữa cộng đồng văn hoá này với cộng đồng văn hoá khác. Mô hình lựa chọn đó sẽ tạo nên bản sắc riêng của mỗi cộng đồng - dân tộc. Như vậy, văn hoá được hình thành và tồn tại nhờ vào trí tuệ và sự sáng tạo ra các biểu tượng của con người. Bản thân một sự vật hiện tượng cụ thể nào đó vẫn chưa là văn hoá, nếu như chưa cho nó một ý nghĩa, một giá trị nào đó. Có lẽ, đó cũng là lý do để chúng ta nghiên cứu các vật thể vật chất đã được coi như một biểu hiện của văn hoá. Chúng là những vật thể vật chất đã được biểu tượng hoá trở thành những biểu tượng, và được cả cộng đồng xã hội chấp nhận đồng thời được xem như là bảng giá trị định hướng của toàn thể cộng đồng, ví dụ như: biểu tượng chùa một cột, biểu tượng tháp rùa, biểu tượng long, lân, quy, phượng v.v.... Tóm lại, khi chưa có một ý nghĩa nào đó được ký thác vào các vật thể thì chúng cũng chỉ là những vật thể vật chất thông thường, có giá trị sử dụng, giá trị kinh tế hoặc giá trị khoa học v.v... nhưng chưa nói lên được giá trị văn hoá, ví dụ: quả bom, thuốc nổ, vàng, cái quạt, cái bàn, cái bóng đèn v.v.. có thể mang giá trị sử dụng, giá trị khoa học, giá trị kinh tế v.v.. nhưng chưa thể khẳng định là có hàm chứa trong nó những "giá trị văn hoá" hay không, nếu một khi mục đích và động cơ sử dụng nó không đem lại một "giá trị nhân bản" nào cho cuộc sống của con người. Các vật thể vật chất này, biểu thị cho một nền "văn minh".
E. Cassirer, nhà triết học nổi tiếng người Đức, tác giả của quyển sách "Triết học các hình thái biểu tượng" đã có kiến nghị thay thế định nghĩa con người như một "Động vật lý trí" bằng định nghĩa con người như một "Động vật sản xuất ra các hình thái biểu tượng". Ông đã nhận định như sau: "Tư duy và hành vi biểu tượng hoá là đặc trưng tiêu biểu nhất của đời sống nhân loại và toàn bộ văn hoá nhân loại phát triển đều dựa vào những điều kiện này... chúng ta nên định nghĩa con người là động vật biểu trưng (animal symbolicum)... chỉ có như thế, chúng ta mới có thể vạch ra chỗ độc đáo của con người, cũng mới có thể lý giải được con đường mới khai phóng cho con người - con đường hướng về văn hoá"(14).
Ở lĩnh vực nghiên cứu văn hoá học, L.White nhà nhân học Hoa Kỳ cũng không đồng ý cách hiểu văn hoá như một trừu tượng lý thuyết, một cấu trúc logic chỉ tồn tại trong tư duy của con người. Ông cho rằng, phải nghiên cứu văn hoá theo hướng tiếp cận khác, nên giới hạn và tách nó ra khỏi những trừu tượng không sờ mó được, khó nắm bắt được, mang tính "bản thể luận" - siêu hình và cần phải cung cấp cho việc nghiên cứu văn hoá một đối tượng "vật chất" có thể nhận thức được. L.White xem: "Văn hoá là một lớp vật thể và hiện tượng phụ thuộc vào khả năng tượng trưng hoá của con người, lớp vật thể ấy được nghiên cứu trong bối cảnh "siêu hữu cơ" (Extra somatique)” (15)
L.White cho rằng, văn hoá được quan niệm như là hành vi của Homo sapiens khi sử dụng những vật thể vật chất, nó được xem như là bộ phận hoà nhập toàn vẹn với hành vi này. Trên từng mặt cắt chuyên biệt, văn hoá bao gồm các mặt như: ngôn ngữ, tư tưởng, tập quán, phong tục, các thiết chế, những công trình nghệ thuật, các lễ thức v.v... Sự tồn tại, phát triển của văn hoá và việc sử dụng văn hoá phụ thuộc vào một "năng lực" chỉ riêng con người mới có. Đó là năng lực tượng trưng hoá - một năng lực quy định cho những sự vật và hiện tượng nào đó những ý nghĩa mà chỉ bằng giác quan thông thường con người không thể nắm bắt được. Sự khác biệt giữa trí tuệ con người với những động vật hạ đẳng, đó là sự khác biệt về giống loài. Thật vậy, có thể khẳng định rằng, chẳng có động vật nào có thể có được năng lực nhận thức, đánh giá hoặc hiểu biết được ít nhiều những ý nghĩa xã hội mang tính người như: tưởng niệm về ngày giỗ tổ, ngày sinh, hoặc phân biệt được sự đúng sai, đẹp xấu, xác định thế nào về sự loạn luân trong quan hệ tính giao v.v
Quá trình tượng trưng hoá chính là quá trình nội nhập (introjection) văn hoá vào đời sống của linh trưởng. Sự tượng trưng hoá đã tạo thêm một chiều kích (dimension) mới vào cuộc sống của vượn người, một khi mọi sự vật qua lăng kính nhận thức đều có sự biến hoá và có sự tiếp nhận những ý nghĩa mới thông qua hệ thống các biểu tượng. Một cái rìu đá không còn mang ý nghĩa sử dụng đơn thuần mà nó đã mang ý nghĩa tượng trưng cho quyền uy, một con vật nào đó đã được tượng trưng hoá để trở thành biểu tượng vật tổ (totem) của một bộ tộc nào đó trong tín ngưỡng cổ xưa.
Thế giới tự nhiên trong nhận thức sơ khai của người nguyên thuỷ thì mọi vật thể, từ hòn đá cuội bên đường đến con sông, khe suối, con vật, cây trồng v.v.. cả đến bầu trời trăng sao lấp lánh trong đêm đều trở thành vật linh có sự sống. Có thể nói tất cả những gì nhìn thấy được đều hàm chứa trong nó một ý nghĩa thâm sâu. Năng lực tượng trưng hoá đã giúp vượn ngườii thật sự trở thành người. Thế giới biểu tượng là thế giới của ý nghĩa và hàm chứa trong lòng nó những giá trị mang bản chất người. Để nhấn mạnh vào đặc trưng này, một số nhà nhân học đã gọi con người là một động vật sử dụng biểu tượng (Homo - Symbolling).
Về "khái niệm ký hiệu về con người" đã được L. White nhắc đến liên tục trong các công trình nghiên cứu của mình. Ông khẳng định, con người khác con vượn và các sinh thể sống khác là ở khả năng luôn hướng tới hành vi biểu tượng, sự thể hiện trước hết là ở tiếng nói và ngôn ngữ. Chính sự tiếp cận văn hoá bằng hình thái các biểu tượng, L.White đã cố công tìm kiếm cái "chìa khoá" phổ biến để nhận ra "đơn vị cơ bản" của văn hoá, cũng là hạt nhân của sự di truyền xã hội.
Trong quyển sách "Khoa học về văn hoá" (The science of culture), L.White đã viết như sau:
"Vào tháng 7 năm 1939 tại trường Đại học LeLand Stanford đã tổ chức một cuộc lễ kỷ niệm 100 năm ngày nhân loại phát hiện tế bào"đơn vị cơ bản" của sống. Ngày nay chúng ta đang bắt đầu nhận thức và đánh giá cao một sự thật, rằng: biểu tượng"đơn vị cơ bản" của mọi hành vi ứmg xử và văn hoá của nhân loại.
Toàn bộ hành vi ứmg xử của con người đều bắt nguồn từ việc sử dụng các biểu tượng. Chính biểu tượng đã làm biến đổi tổ tiên vượn người của chúng ta trở thành người và làm cho họ có đặc trưng nhân tính. Mọi nền văn hoá được tạo ra và trường tồn mãi mãi chỉ từ việc sử dụng các biểu tượng. Biểu tượng đã làm biến đổi một đứa trẻ của người khôn ngoan (Homo Sapiens) trở thành con người thực sự. Còn người câm điếc lớn lên, nếu không được sử dụng các biểu tượng thì họ cũng không trở thành người đúng nghĩa. Tất cả hành vi ứng xử của con người tạo ra hoặc phụ thuộc vào việc sử dụng các biểu tượng. Hành vi của con người là hành vi mang tính biểu tượng. Nói cách khác, hành vi mang tính biểu tượng chính là hành vi của con người. Thế giới biểu tượng là thế giới của bản chất người (nhân tính).
(Leslie A.White, The Science of Culture: A Study of Man and Civilization (New york 1949 (16).
Có thể xem thế giới biểu tượng - hệ thống các ký hiệu hàm nghĩa là hình thái ngoại hiện của văn hoá, còn hệ giá trị - xã hội nằm trong lòng mỗi biểu tượng là nội dung cơ bản của nó. Do vậy, "đơn vị cơ bản" của văn hoá chính là biểu tượng - vật hàm chứa những thông tin - xã hội. Đó cũng là hạt nhân di truyền của xã hội và là cái làm nên sự khác biệt giữa hoạt động của người với động vật.
Dựa vào năng lực tượng trưng hoá của con người và xem biểu tượng như là một hình thái biểu hiện đặc trưng của văn hoá, Toàn thư quốc tế về văn hoá (International the saurus on cultural development) của Unesco đã đưa ra một định nghĩa văn hoá như sau:
"Văn hoá là tập hợp các hệ thống biểu tượng, qui định thế ứng xử của con người và làm cho một số đông người có thể giao tiếp với nhau, liên kết họ lại thành một cộng đồng riêng biệt"(17)
Trước đó, C. Levy-Strauss cũng đã rút ra một khái niệm tương tự từ nghiên cứu nhân loại học về các sự kiện văn hoá. Ông viết: "Mọi nền văn hoá đều có thể xem như một tập hợp các hệ thống biểu tượng, trong đó xếp ở hàng đầu là ngữ ngôn, các quy tắc hôn nhân, các quan hệ kinh tế, nghệ thuật, khoa học, tôn giáo(18).
A.KroeberC.Kluckhohn cũng đưa ra một định nghĩa về văn hoá như sau: "Văn hoá là cái được xây dựng trên các phương thức sơ đồ hoá và quy phạm hoá tư duy, tri giác và phản ánh, các phương pháp này đạt được và truyền lại chủ yếu là nhờ biểu tượng, thành tựu độc đáo của các nhóm người, phản ánh thông qua những tạo phẩm vật thể của họ, hạt nhân chủ chốt của văn hoá là các tư tưởng truyền thống"(19)
Về phần mình, L.White cũng nêu lên một định nghĩa nhấn mạnh vào ý nghĩa biểu tượng của văn hoá:
"Văn hoá là cơ chế của các hiện tượng, vật thể, hành động, tư tưởng, cảm xúc. Cơ chế này được tạo ra nhờ việc sử dụng các biểu tượng, hoặc phụ thuộc vào biểu tượng đó" (20)
Qua một số quan niệm về văn hoá nêu ở trên ta thấy có sự tương đồng về mặt ý nghĩa. Các tác giả đều cho rằng, yếu tố cốt lõi của văn hoá chính là hệ thống các biểu tượng, nó được xem là: "tế bào" của văn hoá. Cách tiếp cận văn hoá bằng các hình thái biểu tượng không có sự đối lập hoàn toàn với các cách tiếp cận văn hoá khác. Bởi ở góc độ nào đó để nghiên cứu về văn hoá đi chăng nữa thì văn hoá không có gì khác là toàn bộ sự hiểu biết của con người tích luỹ được trong quá trình hoạt động thực tiễn - lịch sử được đúc kết thành các giá trịchuẩn mực xã hội. Hệ thống giá trị xã hội đó được khách thể hoá - biểu tượng hoá trở thành các biểu tượng nhờ vào năng lực tượng trưng hoá - một năng lực đặc trưng cơ bản của hoạt động người. Biểu tượng được xem như là "tế bào" của văn hoá, nó làm nên toàn bộ đời sống văn hoá và chi phối mọi hoạt động, mọi ứng xử của con người trong đời sống xã hội.
Trong thực tế, biểu tượng bao gồm mọi dạng thức hình ảnh, được thể hiện trong thể tĩnh cũng như thể động, cái hữu hình cũng như cái vô hình. Nó tác động vào giác quan của con người chủ yếu là thính giácthị giác, tạo nên những rung động về chúng trong tâm hồn của con người theo từng mức độ khác nhau. Biểu tượng có mặt hầu hết trong các biểu hiện của cuộc sống, từ những vật thể cụ thể trong kiến trúc, hội hoạ, điêu khắc,... quốc huy, quốc kỳ, huân chương, cho đến các hình tượng trong tác phẩm nghệ thuật như: thơ ca, âm nhạc, điện ảnh v.v... Và kể cả các khuôn mẫu ứng xử trong đời sống hàng ngày hoặc trong các nghi thức lễ hội truyền thống.
Thực chất, cuộc sống ngoài những nhận thức bằng tư duy lý tính, theo cách tư duy logic - khoa học, song còn biết bao điều khó có thể hiểu biết trực tiếp được, nên người ta đã dùng một “vật trung gian”, làm trung gian để có thể " hiểu biết  những điều khó có thể hiểu biết" một khi các "giá trị trừu tượng" trượt ra khỏi sự nhận thức cụ thể. Vật môi giới đó chính là hệ thống các biểu tượng như: hình ảnh "Hoa cúc" tượng trưng cho sự chung thuỷ; "Rùa" tượng trưng cho sự trường tồn; "Hoa sen" tượng trưng cho sự thanh cao; "Nụ hôn" tượng trưng cho tình yêu; "Cái bắt tay" tượng trưng cho tình hữu nghị v.v...
C. G Jung cho rằng, biểu tượng tiềm ẩn từ trong cõi vô thức của con người, mà sự sáng tạo ra các biểu tượng lại ở thế giới hữu thức, tức là nó được ra đời ngay trong lòng đời sống xã hội. Biểu tượng có một giá trị về mặt ý nghĩa hết sức lớn lao, là con số vô hạn của những cách biểu đạt khác nhau về khách thể, là con số biểu hiện nhiều mặt của nó.
Biểu tượng chính là "ngôn ngữ tượng trưng" chỉ có ở loài người và là "tế bào" của văn hoá. Cho nên tìm hiểu biểu tượng cũng là tìm hiểu về văn hoá. Thế giới văn hoá chính là thế giới của biểu tượng. Quá trình tìm hiểu và nhận thức về biểu tượng là quá trình nắm bắt và truyền đạt thông tin có trong các biểu tượng. Qua đó con người có thể nhận thức một cách sâu sắc về đời sống của chính bản thân mình nhằm góp phần biến đổi một cách lớn lao trong sự phát triển toàn diện về nhân cách của anh ta. Vì thế, biểu tượng có một chức năng quan trọng nhất, là sự điều tiếtđịnh hướng trở lại đời sống xã hội. Đó cũng là tính văn hoá của biểu tượng.
Ngoài ra, biểu tượng còn có "năng lực" làm bộc lộ ra những điều bí ẩn đang còn chìm sâu trong cõi vô thức của con người và là nguồn động lực sâu kín của nhận thức, nó mở cánh cửa của trí tuệ cho ta bước vào một thế giới tưởng tượng đầy nhân tính. Điều quan trọng, nó còn là hạt nhân của sự di truyền xã hội, từ đời này sang đời khác theo dòng đi của lịch sử, bằng các khuôn mẫu văn hoá cổ truyền - Cổ mẫu (Archetypes) chìm sâu trong vô thức của cộng đồng - xã hội.
Việc nhận thức và sáng tạo ra các biểu tượng cũng chính là sự nỗ lực của con người muốn "giải mã" những điều tiềm ẩn còn chưa được khám phá. Đồng thời, con người cũng muốn làm chủ về mặt nhận thức nhằm nâng mình lên tầm cao trí tuệ và thực chất là muốn thoát khỏi màn đêm tối mịt mùng, bao vây và giam hãm con người trong sự vô minh. Biết bao nhiêu giá trị của biểu tượng đang còn chìm khuất trong huyền thoại, trong nếp sống, trong lễ hội truyền thống và cả trong kho tàng văn hoá - nghệ thuật dân gian vẫn chưa được khám phá. Hệ thống giá trị xã hội được đúc kết, hàm chứa trong lòng của biểu tượng và biểu tượng chính là hình thức biểu đạt của các giá trị đó. Thế giới biểu tượng là thế giới của ý nghĩa mà con người đã và đang tìm kiếm hoặc chọn lựa một kiểu ứng xử, một quan hệ nào đó đối với tự nhiên và xã hội. Các giá trị, chuẩn mực được kết tinh trong lòng các biểu tượng chính là thành tố cốt lõi làm nên bản sắc riêng của mỗi cộng đồng xã hội, nó quy định thế ứng xửgiao tiếp của con người, chi phối toàn bộ đời sống tâm lý cũng như mọi hoạt động của họ trong cộng đồng - xã hội đó. Biểu tượng đã làm nên đặc trưng duy nhất để phân biệt văn hóa với văn minh.
Như vậy, bằng hướng tiếp cận ký hiệu học nghiên cứu biểu tượng và coi nó như là một hình thái biểu hiện đặc trưng của văn hoá, ta khẳng định rằng, biểu tượng chính là "tế bào” của văn hoá. Có thể nói các yếu tố làm nên văn hoá bao gồm: Giá trị - Chuẩn mực - Biểu tượng.
Qua sự phân tích trên đây, có thể nêu lên một định nghĩa khái quát về biểu tượng như sau:
"Biểu tượng là một hình thái ngôn ngữ - ký hiệu tượng trưng của văn hoá. Nó được sáng tạo nhờ vào năng lực “tượng trưng hoá” của con người, theo phương thức dùng hình ảnh này để bày tỏ ý nghĩa kia nhằm để nhận thức và khám phá ra một giá trị trừu tượng nào đó. Biểu tượng được xem là “tế bào” cuả văn hóa và là hạt nhân “di truyền xã hội” đầu tiên của nhân loại. Nó quy định mọi hành vi ứng xử và giao tiếp của con người đồng thời liên kết họ lại thành một cộng đồng riêng biệt".

TS. Nguyễn Văn Hậu 
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
 (  http://huc.edu.vn )

Đi tìm bản sắc văn hóa dân tộc qua thế giới biểu tượng

(ĐHVH)- Bàn về bản sắc Văn hoá dân tộc quả là một việc làm hết sức khó khăn. Biết bao nhiêu công trình và bút mực nhằm tập trung vào câu hỏi “bản sắc dân tộc là gì?”, nhưng cuộc hành trình truy tìm này vẫn còn tiếp tục. Không thể nói việc làm này là viển vông và không có thật.
 Bản sắc văn hoá dân tộc bao hàm những mặt được hình thành và gắn bó với dân tộc từ thưở xa xưa, các mặt này được duy trì theo quá trình của lịch sử. Đó là các kiểu quan hệ hay một kiểu lựa chọn riêng của một cộng đồng về một phương thức ứng xử nào đó, khiến cho mỗi dân tộc hiện ra với những nét độc đáo nhằm phân biệt với các dân tộc khác.

Có thật nhiều cách trả lời khác nhau về bản sắc dân tộc, và mọi người cũng mặc nhiên công nhận rằng bản sắc dân tộc là cái có thật, nên rất nhiều công trình gắng công tìm hiểu. Nhưng truy tìm theo hướng nào và bằng cách nào là điều cần bàn đến. Bởi một lẽ ngay trong bản thân khái niệm văn hoá cho đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi do đứng ở nhiều góc độ khoa học khác nhau để nghiên cứu. Song ở đây chúng ta không sa đà vào việc truy tìm một cách kiệt cùng về định nghĩa của văn hoá, vì càng đi sâu tìm hiểu khái niệm này thì càng thêm phức tạp. Tựu chung, xét về mặt biểu hiện, văn hoá là một hiện tượng xã hội mà không phải là hiện tượng tự nhiên, và nó thuộc về giá trị tinh thần. Theo nghĩa chung nhất, văn hoá được xem là toàn bộ những hoạt động sáng tạo của con người trong quá khứ cũng như trong hiện tại tạo thành những chuẩn mực - giá trị, thị hiếu và truyền thống, gọi chung là hệ giá trị - xã hội, một thành tố cơ bản làm nên bản sắc riêng của mỗi cộng đồng dân tộc. Hệ giá trị xã hội nào cũng đều nhằm vào sự thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của  con người, nó được biểu hiện trở thành các biểu tượng văn hoá - các khuôn mẫu và chuẩn mực văn hoá.
Theo toàn thư quốc tế về phát triển văn hoá (International Thesaurus on Cultural Development) của UNESCO: “Văn hoá là một tập hợp các hệ thống biểu tượng, nó quy định thế ứng xử của con người  và làm cho một số đông người có thể giao tiếp với nhau, liên kết họ lại thành một cộng đồng riêng biệt” [1]. Sự hình thành và phát triển văn hoá luôn dựa vào năng lực của con người trong việc nhận thức và sáng tạo ra các loại hình ngôn ngữ kí hiệu - biểu tượng ( Symbol). Bởi lẽ, biểu tượng luôn chứa đựng trong nó những giá trị, mà đằng sau các giá trị thường ẩn dấu một nhu cầu nào đó của con người. Trong mọi nhu cầu của đời sống xã hội thì nhu cầu văn hoá là nhu cầu cao nhất - nhu cầu giải trí và sáng tạo ra các tác phẩm văn hoá. Sự đa dạng của văn hoá biểu hiện tính phong phú và tính nhiều vẻ của thế giới biểu tượng.
Khi nhấn mạnh đặc trưng cơ bản của văn hoá là mang tính biểu tượng  (Symbolic) thì đó cũng là lý do khiến phải xem xét kĩ hơn về loại hình ngôn ngữ - kí hiệu tượng trưng này.
Biểu tượng là gì? Để tạm hiểu, ta có thể gọi nó là cái được dùng để biểu thị một cái gì đó. Nó là hình ảnh tượng trưng được phô bày ra khiến người ta cảm nhận một giá trị trừu suất tức là thế giới của ý nghĩa, cũng là thế giới của văn hoá.
Từ điển Petit Larousse cho rằng: “Biểu tượng là dấu hiệu hình ảnh, con vật sống động hay đồ vật biểu hiện một điều trừu tượng, nó là hình ảnh cụ thể của một sự vật hay một điều gì đó”. [2]
C.G.Jung - nhà phân tâm học người Thuỵ Sỹ cũng quan niệm về biểu tượng như sau:
“Biểu tượng là một danh từ, một tên gọi hay một đồ vật, ngay cả khi là quen thuộc ở trong đời sống hàng ngày, nhưng vẫn chứa đựng những mối liên hệ về mặt ý nghĩa, bổ sung vào cái ý nghĩa ước định hiển nhiên và trực tiếp của chúng”. [3]
Trong Dịch thuyết cương lĩnh của Chu Hy, nhà triết học đời Tống cũng giải thích: “Tượng là lấy hình này để tỏ nghĩa kia” [4] , tức là dùng cái tri giác để nói lên cái khó có thể tri giác, hay dùng cái tĩnh để nói cái động, dùng cái cụ thể để nói cái trừu tượng, dùng cái hữu hình để nói cái vô hình v.v…
Biểu tượng là loại hình “kí hiệu” rất cổ xưa ra đời từ buổi bình minh của lịch sử hình thành nhân loại. Biểu tượng được coi như là công cụ của tư duy trong tiến trình nhận thức của con người. Nó là con đẻ của sự liên tưởng và tưởng tượng, giúp cho con người khám phá ra thế giới đầy ý nghĩa. Nhiều nhà nhân học văn hoá còn cho rằng “đơn vị cơ bản” của văn hoá chính là biểu tượng - vật hàm chứa thông tin, và là hạt nhân “di truyền xã hội” đầu tiên của loài người.
Thế giới biểu tượng là thế giới của ý nghĩa. Quá trình sáng tạo ra hệ thống các biểu tượng cũng là quá trình “khách thể hoá” những “năng lực bản chất người”  để tạo nên thế giới văn hoá. Có thể xem văn hoá là toàn bộ thế giới thông tin, không kể di truyền sinh vật, là biện pháp nhằm tổ chức, bảo vệ và truyền bá thông tin. Như vậy, biểu tượng chính là hình thức ngoại hiện của văn hoá, còn hệ thống ý nghĩa nằm bên trong mỗi biểu tượng là nội dung cơ bản của nó. Văn hoá được coi như là một “văn bản” các hệ thống biểu tượng.
Biểu tượng bao gồm mọi dạng thức hình ảnh tác động chủ yếu đến thính giácthị giác gây cho con người những rung động, những cảm xúc về chúng theo nhiều mức độ khác nhau. Biểu tượng có mặt hầu hết trong các mặt biểu hiện của đời sống từ lĩnh vực tôn giáo, nghệ thuật, chính trị, văn hoá - xã hội… cho đến cả trong giấc mơ của con người. Thực chất cuộc sống ngoài những nhận thức bằng tư duy lý tính mang tính khoa học thông qua những hệ thống khái niệm và phạm trù v.v… thì còn biết bao điều không thể hiểu biết trực tiếp được, nên người ta đã dùng một “vật môi giới” làm trung gian nhằm để hiểu được những điều khó có thể tri giác, ta gọi đó là biểu tượng như: “Rồng” biểu tượng cho quyền uy tối cao; “Rùa” biểu tượng cho sự trường tồn, phúc thọ; “Bồ câu” biểu tượng cho hoà bình; “Hoa sen” biểu tượng cho sự thanh cao; “Cái bắt tay” biểu tượng cho sự thân thiện v.v…
Biểu tượng là phương thức nhận thức của con người, nó biểu thị toàn bộ tâm cách cũng như tính cách của một dân tộc, tính phong phú của biểu tượng cũng là sự tương ứng với tính đa dạng của cuộc sống, mà con người cần truy tìm và nắm bắt lấy nó, nhằm thoả mãn mọi nhu cầu của con ngưới trong đời sống xã hội. Thế giới biểu tượng là một vùng mù đầy ý nghĩa mà con người là một động vật có năng lực biểu trưng và biết sử dụng các biểu tượng (Homo - Symbolius).
Biểu tượng sống tiềm ẩn từ cõi vô thức, mà sự sáng tạo ra các biểu tượng lại ở thế giới hữu thức, tức nó ra đời trong lòng đời sống của con người. Do đó biểu tượng có những chức năng mà qua đó con người có thể khám phá cũng như nhận thức sâu sắc cuộc sống của mình, từ đó tạo ra những biến đổi rất lớn trong sự phát triển toàn diện về nhân cách của mỗi con người, nói khác biểu tượng có chức năng chung nhất là điều chỉnh và định hướng trở lại đời sống xã hội. Nó có vai trò làm động lực thúc đẩy cho xã hội phát triển. Đó cũng là tính văn hoá của biểu tượng.
Về chức năng của biểu tượng như đã biết, chức năng đầu tiên của nó là chức năng khám phá ra những giá trị, tức tri giác những điều khó có thể tri giác bằng khái niệm. Đó là sự truy tìm của trí tuệ vào cõi vô minh, nhằm tìm cách biểu hiện ra những ý nghĩa nào đó mà lý trí khó nắm bắt được.
Biểu tượng mở rộng trường ý thức trong mọi lĩnh vực, điều mà không thể xảy ra được nếu như đòi hỏi ở biểu tượng một sự chính xác, cụ thể, theo kiểu tư duy logic - khoa học. Vì khoa học là sự biểu hiện bằng các kí hiệu mang tính chính xác như dấu hiệu của toán học. Còn biểu tượng không mang tính cụ thể, chính xác mà nó là cái trừu tượng, đa nghĩa như các biểu tượng Âm - Dương trong Kinh Dịch: Vạch liền (-) là tượng Dương, còn hiểu là cha, mặt trời, lửa, ngày, hoà bình v.v…; Vạch đứt (--) là tượng Âm còn hiểu là mẹ, mặt trăng, nước, đêm, chiến tranh v.v…
Ngoài ra, biểu tượng còn có chức năng thay thế, nhằm trả lời những câu hỏi hay thoả mãn một ước vọng nào đó của con người, và chức năng siêu nghiệm để tiếp cận các yếu tố thuộc lĩnh vực tâm linh. Chức năng giao tiếp nhằm giúp cho con người liên kết lại với nhau. Song quan trọng hơn cả là chức năng liên kết xã hộichức năng giáo dục của biểu tượng.
Chức năng liên kết xã hội của biểu tượng thể hiện tính liên kết của cộng đồng. Nó làm cho người ta hoà đồng với môi trường xã hội và nhóm như: biểu tượng “Rồng”, “Tiên” khiến chúng ta nhớ về cội nguồn dân tộc, biểu tượng “Cờ Tổ quốc” cho ta nghĩ mình là người dân đất Việt. Biểu tượng trở thành ngôn ngữ chung của toàn nhân loại, nó biểu thị được những giá trị mang tính chất toàn cầu như những biểu tượng “Hoà bình”, “Tự do” v.v… Ngoài ra, biểu tượng còn có khả năng phát ra những tín hiệu và lập khắc sau đó nó trở thành mệnh lệnh, thúc đẩy mọi người hành động theo mệnh lệnh của trái tim một cách tự nguyện, tự giác mà không cần một sự áp đặt nào của quyền lực. Đó chính là chức năng giáo dục của biểu tượng.
Về vai trò của biểu tượng thì nó là nhân tố gợi mở cho ta phát hiện và sáng tạo ra các giá trị mới - giá trị văn hoá. Bởi biểu tượng luôn ở vị trí trung tâm của đời sống văn hoá. Nó là hạt nhân tâm lý cho sự tưởng tượng, làm bộc lộ ra những bí mật của cõi vô thức và trở thành động lực cho sự sáng tạo của thế giới hữu thức… Biểu tượng thực sự vén mở cho ta thấy chân trời của trí tuệ bằng sự cảm nhận những giá trị đúng đắn của cuộc sống. Sau cùng, biểu tượng còn hình thành nên các “khuôn mẫu văn hoá” - khuôn mẫu hành vi trong mọi ứng xử của con người. Các khuôn mẫu này được lắp đi lắp lại nhiều lần trong đời sống xã hội, theo chiều dài lịch sử đã trở thành nếp sống, lối sống, phong tục, tập quán của mỗi cộng đồng dân tộc khác nhau. Thực chất, biểu tượng đã thể hiện được sắc thái riêng của mỗi nền văn hoá và đã tạo thành “cái gen” di truyền của nền văn hoá đó, và biểu tượng đã trở thành  “khuôn mẫu gốc” (Archetype) và chuẩn mực văn hoá của mỗi cộng đồng.
Sự tìm hiểu biểu tượng cũng là sự nỗ lực của con người muốn vươn tới sự “giải mã” các biểu tượng. Biết bao nhiêu giá trị của biểu tượng đang còn chìm khuất trong huyền thoại, trong nếp sống, cả trong kho tàng văn học - nghệ thuật và lễ hội truyền thống chưa được khám phá. Nói khác đi, các giá trị chuẩn mực xã hội được đúc kết và được biểu hiện trở thành các biểu tượng và đến lượt nó biểu tượng là sự thị hiện ra bên ngoài các giá trị xã hội. Có thể hiểu biểu tượng là hình thức biểu đạt các giá trị, ý nghĩa mà con người đã tìm kiếm và chọn lựa theo một kiểu ứng xử nào đó, một quan hệ nào đó với tự nhiên và xã hội, và các giá trị đó được biểu hiện ra bằng các biểu tượng. Nhận thức các hệ thống biểu tượng và “giải mã” nó để hiểu về những giá trị, những tư tưởng được chìm ẩn trong thế giới của biểu tượng. Đó là một cách thức để chấp nhận, để khám phá ra được tâm lý, tính cách cũng như tinh thần của một dân tộc. Và đó cũng là phương thức để nhận biết về “bản sắc dân tộc”.
Để làm rõ quan hệ này, ta có thể tìm hiểu thêm về tính biểu tượng trong huyền thoại truyền thống của mỗi dân tộc. Huyền thoại của nhiều cộng đồng người được bảo lưu cho đến nay thường bị coi là hoang đường và thần thoại, nếu so với cái hiện đại. Nhưng nếu so sánh với quá khứ của lịch sử nhân loại thì chúng ra đời ở một thời điểm đã khá muộn mằn, tức trình độ tư duy và nhận thức con người đã được phát triển. Con người có thể ghi lại  những suy ngẫm của mình về vũ trụ, về thế gian mình đang sống và huyền thoại ra đời như một sản phẩm tinh thần thông qua sự cảm thụ, sự nhận thức của con người về hiện thực khách quan và được phản ánh vào trong huyền thoại. Do đó những chất liệu làm nên huyền thoại là có thật chứ không huyền. Có chăng phương pháp sáng tác huyền thoại là phương pháp khái quát hoá, mô hình hoá bằng một loại hình ảnh tượng trưng gọi là biểu tượng và chính các biểu tượng đã chứa đựng trong nó những giá trị, tư tưởng mà cả cộng đồng dân tộc gửi gắm vào đó như biểu tượng mặt trời, một biểu tượng được suy tôn ở hầu hết các dân tộc Đông Nam Á, mà phương Đông là phương của mặt trời mọc. Nó nói lên ý nghĩa là ánh sáng đem lại sự sinh tồn cho vạn vật. Hay biểu tượng “Con Hồng - Cháu Lạc” đã trở thành biểu tượng về nguồn gốc của dân tộc Việt. Ở đây, Hồng Bàng có nghĩa là “chim ngỗng trời lớn”, và như vậy cũng có thể hiểu thêm về một dân tộc được hình thành bởi nền văn hoá sông nước và trở thành nền văn minh lúa nước sau này. Vậy “Hồng Bàng” ở đây không chỉ  định một dòng họ mà là một đặc trưng của một thị tộc được dùng để định tên tộc ấy và nó đã trở thành một biểu tượng chung của cả một cộng đồng - dân tộc.

Từ những phân tích trên đây, nếu giả định có thể chấp nhận là biểu tượng ra đời trước hết từ nhu cầu sở thuộc xã hội và tính cấu kết cộng đồng. Chúng ra đời trên cơ sở của môi trường sinh tồn tự nhiên mà chỉ các thành viên cộng đồng đó mới cảm nhận được theo cách nghĩ riêng và cách lựa chọn của mình để biến nó  thành giá trị tinh thần của cả cộng đồng, như “Rồng”“Chim” là biểu tượng của tính cộng đồng Bách Việt. “Rồng”“Chim” đẻ ra trứng là biểu tượng của sự nảy nở, sự phồn sinh, tràn đầy viên mãn.
Biểu tượng đã được xác định bằng chính lý do ra đời của nó. Biểu tượng là dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài để nhận biết sở thuộc cộng đồng. Chính biểu tượng đã tồn tại trong lòng cộng đồng và mỗi thành viên trong cộng đồng đó. Biểu tượng buộc người ta thừa nhận nó nếu như người ta muốn tồn tại và mỗi thành viên sẽ là người tự nguyện chấp nhận nó, bởi trong nó luôn chứa đựng những giá trị và nó điễn đạt được những điều mong muốn cũng như những khát vọng của mọi thành viên trong cộng đồng. Ta thấy biểu tượng có một giá trị đối với nhóm, đối với cộng đồng và xã hội, nó có quyền năng tập hợp hay đồng tình về một  giá trị, một tư tưởng của cả cộng đồng. Biểu tượng luôn mang xã hội tính vì nó có sức mạnh liên kết xã hội như khi nói:  “Con Hồng - cháu Lạc”, hay “Tóc dài - răng đen” thì đó là sự kêu gọi ý thức cộng đồng.
Có thể nói bản sắc văn hóa dân tộc chính là sự thể hiện của tâm lý dân tộc, được biểu hiện ra ở lối sống, nếp sống, ở phong tục và tập quán, ở sự ưa thích, cách suy nghĩ và ở cả thang bảng giá trị xã hội, bao gồm cả sở trường và sở đoản. Tất cả cùng hiện ra những nét độc đáo, đặc sắc nhằm phân biệt giữa dân tộc này với dân tộc khác. Bản sắc văn hóa  dân tộc là sự biểu hiện về bản lĩnh sáng tạo của mỗi dân tộc. Nó được kết tinh thành những biểu tượng văn hóa và thông qua các hệ thống biểu tượng, ta có thể hiểu được tính cách của dân tộc đó.
Để tìm bản sắc dân tộc Việt Nam ta có thể tìm thấy một vài biểu hiện của những giá trị truyền thống thông qua các biểu tượng văn hóa  cụ thể như: Trống đồng, Cồng, Chiêng, Rượu cần, Trầu cau v.v… Tất cả biểu hiện này đã nói lên một nền văn hóa Nam Á bản địa. Và các biểu tượng khác thuộc về văn hóa ứng xử như: “Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, “Tối lửa tắt đèn có nhau”, “Bán anh em xa mua láng giềng gần” hay “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” v.v… Ở đây nội dung của chúng đã thể hiện được tính cộng đồng của cả dân tộc.
Qua một số ví dụ trên, ta nhận thấy các hệ thống biểu tượng văn hóa - dân tộc đã hàm chứa trong lòng nó những giá trị tư tưởng hết sức sâu sắc và đầy hàm súc, nó thể hiện được tâm lý dân tộc trong quá trình chọn lựa một kiểu ứng xử, một kiểu quan hệ với nhau trong đời sống văn hóa - xã hội. Từ đó, ta có thể hiểu thêm phần nào về bản sắc văn hóa cổ truyền Việt Nam được định hình ở một nền văn minh lúa nước và một nền văn hóa làng xã. Để có thể nắm bắt một cách đầy đủ và chuẩn xác về bản sắc của một nền văn hóa nói chung cũng như bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam nói riêng, chúng ta không chỉ thông qua một vài biểu tượng đơn lẻ mà có thể kết luận ngay điều đó, mà còn phải đi sâu nghiên cứu một cách nghiêm túc toàn bộ các hệ thống biểu tượng truyền thống từ trong các huyền thoại, lễ hội, văn hóa và nghệ thuật dân gian cho đến các khuôn mẫu ứng xử v.v… Có như  vậy, mới có thể khái quát một cách chính xác về bản sắc văn hoá dân tộc.
Cuộc sống luôn thay đổi, biểu tượng cũng có những đổi thay, nhưng nếu xác định kiểu lựa chọn về những giá trị nào đó, thông qua hệ thống biểu tượng của cả cộng đồng, ta sẽ nhận ra sự khác biệt về mặt tâm cách cũng như tính cách của một dân tộc. Chính sự khác nhau này đã làm nên sự đặc sắc của mỗi nền văn hóa và đó cũng chính là sự thể hiện bản sắc riêng của mỗi dân tộc.
Có thể nói, muốn tìm được bản sắc văn hóa dân tộc một cách chính xác thì cần phải tìm thông qua các hệ thống biểu tượng có trong lòng mỗi dân tộc.
TS. Nguyễn Văn Hậu
Trường ĐHVH Hà Nội

                                                  Tài liệu tham khảo
  1. Bộ Văn hóa thông tin (1972) “Mấy vấn đề văn hóa và phát triển ở Việt Nam hiện nay”, NXB Hà Nội, trang 164.
  2. Đoàn Văn Chúc (1997) “Văn hóa học”, Viện Văn hóa, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, trang 78.
  3. Jean Chevalier, Alain Gheerbran (1997) “Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới”, NXB Đà Nẵng, Trường Viết văn Nguyễn Du, Hà Nội, trang XXIX.
  4. Đoàn Văn Chúc (1997) “Xã hội học Văn hóa”, Viện Văn hóa, NXB Văn hóa thông tin, trang 215.  
(   http://huc.edu.vn )