Thứ Hai, 6 tháng 2, 2012

Kiến trúc nhà Nhật Bản


 


                                                                         


Cảm hứng từ võ đường Kayami của Kaoru, hay mô hình các lâu đài ụ đất Dokutake, Dokuaji trong Ninja loạn thị, và rất nhiều truyện khác. Có lẽ rút ra được nguyên tắc về kiến trúc Nhật Bản
Phong cách Shinden xuất hiện trong thời Nara (710-794), chín muồi vào cuối thời Heian (794-1185), kiến trúc thường là khu nhà một tầng gồm 1 nhà chính và khu ngoại vi, cất trên những cột gỗ chôn xuống đất, bao quanh là các hành lang bằng gỗ có bậc thang lên xuống. Nền và mặt hiên bằng gỗ, không sơn, mái lợp ván, có một vài vách ngăn trong nội thất giản dị, người ta thường ngồi trên những tấm thảm (tatami), khu vực riêng tư ngăn bằng những mảnh cuốn có vẽ những bức họa nổi tiếng.
Phong cách Shoin có cội nguồn từ thời Muromachi (1333 – 1573), có lẽ khi nghiên cứu tôi thấy phong cách này có ảnh hưởng rất lớn, và hay xuất hiện trong các câu chuyện Nhật Bản. Nét đặc trưng của nó bao gồm: hốc lõm âm tường, giá kệ, bàn giấy và cửa trang trí, thiết kế các phòng không giống nhau, nó vẫn mang những đặc điểm của Shinden. Căn phòng Shoin (thư phòng) thường có các tấm thảm tatami trên tường đối nhau, xiên góc, có những bức màn kéo (fusuma) được dùng để ngăn không gian bên trong, và có thể tháo ra để tạo không gian rộng lớn hơn. Những cánh cửa lùa lưới gỗ được phủ bằng giấy gạo trong suốt (shõji), và những cánh cửa nặng bằng gỗ có thể đóng lại ban đêm hoặc khi thời tiết khắc nghiệt.
Thường tôi thích thiết kế kiểu này của Nhật Bản vì luôn có mối quan hệ truyền thống giữa ngôi nhà và môi trường cụ thể, nhất là vườn. Người Nhật không xem nội thất và ngoại thất như hai thực thể riêng biệt, không có hàng rào, bức vách không mang tính bảo vệ. Tôi thích hiên nhà và hành lang bên ngoài ngôi nhà bởi nó được dùng như không gian chuyển tiếp từ bên trong ra bên ngoài.
Quay trở lại với “nhà anime”, theo tôi kiến trúc trong Ninja loạn thị theo phong cách kế thừa của cả Shinden và Shoin, vì Ninja xuất hiện vào thời Kamakura (1185-1333) và đến thời Tokugawa (thời Edo – 1600 – 1868), cũng tương tự như trong Rurouno Kenshin (Minh Trị năm thứ 11). Bối cảnh là Minh Trị (Meiji – 1868- 1912) có lẽ hay được đưa vào chuyện bởi vì đó là thời tàn của các Samurai và chế độ Mạc Phủ, nhưng tôi không muốn nói đến tinh thần Samurai mà muốn nói đến kiến trúc. Có lẽ trong Kenshin đã xuất hiện những ngôi nhà mang dáng dấp Phương Tây, do chấm dứt thời phong kiến và mở cửa đối với Phương Tây (như tòa cảnh sát trong Kenshin, hay khu thương mại Kyoto).
Hiện nay nhà truyền thống Nhật Bản (Motra) vẫn còn, là kế thừa của phong cách ShoinSukija (phiên bản của Shoin với một số thay đổi phù hợp với cuộc sống thường nhật như tạo bầu không khí dân dã hơn, kết hợp với phong cách trà thất – một phong cách tinh tế và sành sỏi nói lên văn hóa Nhật Bản mà thế giới không có được). Motra thường có các mái hiên cao, làm lối đi từ nhà ra vườn quanh, có mái che, cửa ra vào bằng mành tre có thể hạ thấp.
(Source: nicespace.vn)

1 nhận xét: