Thứ Ba, 7 tháng 2, 2012

Alfred-Nobel


NHÀ BÁC HỌC GIÀU NHẤT THẾ KỶ XIX
Bắt đầu từ tuần đầu tháng 10 hàng năm, Viện hàn lâm khoa học Hoàng gia Thụy Điển trao giải thưởng NOBEN . Mặc dầu có nhiều ý kiến cho rằng giải Nobel ngày càng bị nhuốm màu sắc chính trị, nhất là giải Nobel Văn học và Hoà bình; song Nobel vẫn là giải thưởng lớn nhất, danh giá nhất trên thế giới. Trị giá giải thưởng Nobel năm 2008 này lên tới 1,4- 1,52 triệu USD. Việc công bố các giải thưởng Noben trong tháng 10, kéo dài cho đến ngày 10-12 dương lịch thì tổ chức Lễ trao giải thưởng Noben long trọng tại Stockholm (Thụy Điển). Đó là ngày nhà bác học thiên tài, nhà doanh nghiệp đầy lương tri nhân loại qua đời. Năm nay là năm thứ 111 ngày mất của , cũng là năm thứ 112 giải thưởng Nobel được sáng lập. Vậy A.Nobel là ai ? Có lẽ không ít độc giả biết quá ít về ông tổ của giải thưởng Nobel, một thiên tài cực kỳ đặc biệt…

Chân dung Nobel ( tranh)

 Alfred Bernhard Nobel là nhà bác học phát minh ra chất nổ và kíp nổ. Ông nhận bằng phát minh năm 1857 về chất nitroglycerine. Chính ông là người đầu tiên tìm ra cách kích thích cho chất nitroglycerine nổ. Một nỗi đau đã xảy ra: vào năm 1864, trong lúc bố mẹ Nobel đang ăn điểm tâm thì phòng thí nghiệm nổ tung. Em trai Nobel là Emile cùng 4 cộng sự chết tại chỗ, trong đó có người bạn thân của ông, nhà hóa học Khetxman. Lúc đó Alfred đi vắng. Nỗi đau không làm cho Nobel nản chí. Ông tiếp tục thí nghiệm và tiến hành sản xuất. Năm 1867, Nobel tìm ra loại quặng kixelgur, trộn với nitroglycerine thành hỗn hợp “Diamít” (là chất có chứa từ 30 đến 70% nitroglycerine) có thể quản lý mức độ nổ và an toàn trong bảo quản và vận chuyển lâu dài được. Từ đó đến cuối đời, A.Nobel đã xây dựng được 93 nhà máy sản xuất các loại chất nổ ở 20 nước như Đức, Nga, Nauy, Aïo, Thụy Điển, Phần Lan, Pháp, Italia, Hunggary, Tây Ban Nha, Mỹ…Chất nổ của Nobel được bán cho các nhu cầu rất cấp thiết như khai thác hầm mỏ, đào đường hầm xuyên núi, phá đá.v.v.. Sản lượng chất nổ các nhà máy của Nobel sản xuất năm 1867 là 11 tấn, đến năm 1874 đã lên tới 3.120 tấn, năm 1896 là 66.500 tấn. Ít năm sau, Nobel phát minh ra một chất mới gọi là ” Gelatine gây nổ”. Năm 1887, ông nhận bằng phát minh thứ 4 của mình về việc tìm ra chất nổ không khói “balitit”, còn gọi là “thuốc nổ Nobel”. Ông còn nghiên cứu ra lụa nhân tạo, cao su và da nhân tạo, điện hóa, quang học, chế tạo máy, vật lý và y học…Đặc biệt, trong các nhà máy của mình, A.Nobel vừa là Tổng giám đốc, vừa là kế toán trưởng, nhân viên văn phòng, vừa là thư ký… Đến cuối đời, A.Nobel đã nhận được 350 bằng sáng chế . Lợi nhuận kinh doanh của Nobel lên đến mức khổng lồ. Toàn bộ tài sản của ông năm 1895 khoảng 9 triệu USD. Đó là con số không có bất cứ một nhà tư bản nào trên thế giới có thể sánh được ở thời điểm đó. Ấn tượng nhất là A.Nobel là người làm thơ, do ông say mê nhà thơ người Anh Poxi Seli. Ông đã từng viết nhiều bản trường ca bằng tiếng Anh khá dài và được người đương thời đánh giá cao. Một trong những trường ca đó ông viết về mình.
 NGƯỜI ĐỘC THÂN “MA ÁM”
Nobel có một bản tự thuật hết sức cô đọng và buồn thâm trầm:” Alfred Nobel. Cuộc đời khốn khổ của y lẽ ra phải được một bác sĩ giàu lòng thương giúp y chấm dứt ngay từ khi y ra đời.. Ưu điểm chủ yếu : giữ móng tay sạch sẽ và không bao giờ cản trở ai. Khuyết điểm chủ yếu : không lập gia đình, tính nết cau có và bộ máy tiêu hóa kém. Mong ước duy nhất : không bị chôn sống. Tội lỗi lớn nhất : không chịu khuất phục thần Manmen ( Thần vật chất đem lại bất hạnh cho con người trong tôn giáo Do Thái). Sự kiện quan trọng nhất trong đời : Không có…” Thật thế. Nobel không có vợ. Suốt đời ông tìm kiếm tình yêu mà không gặp. Mối tình đầu của ông xảy ra khi ông còn là một chàng trai chưa đầy 20 tuổi ở trên đất Pháp. Nhưng rồi người yêu của ông qua đời sớm làm cho ông rất đau khổ. Người ông yêu quý nhất trên đời là mẹ ông, bà Andrietta, một phụ nữ phúc hậu và rất tôn sùng con trai. Đại văn hào Vitor Hugo ( Pháp) gọi Nobel là “nhà triệu phú lang thang”, vì ông đi du lịch rất nhiều và có nhà riêng ở hàng chục nước khác nhau. Còn ông thì tự gọi mình là ”con thuyền không lái trôi dạt mọi bến bờ”. Nobel rất ghét thuốc lá, rượu và cờ bạc. Nhưng ông lại rất thích đãi tiệc bạn bè. Ông thường tránh nơi đông người và thích sống thầm lặng, thích cưỡi ngựa.
Nhưng, con ngừời độc thân suốt đời, tính khí hơi thất thường như bị “ma ám” này lại là một người lao động cật lực. Ông tuyên bố :”Lao động làm cho mọi thứ trở nên đẹp đẽ”.
NGUỒN GỐC GIẢI THƯỞNG NOBEL HAY BẢN DI CHÚC KỲ LẠ
Cách đây đúng 112 năm , vào ngày 27/11/1895, tại Câu lạc bộ Thụy Điển ở Paris ,trước mặt những người làm chứng, kỹ sư và doanh nhân Alfred Nobel đã ký một di chúc khác thường về việc sử dụng tài sản kếch sù của mình. 378 ngày sau ông qua đời. Theo Di chúc này, chỉ một phần nhỏ tài sản kếch sù của ông dành cho bạn bè và người thân để “khỏi tạo nên những kẻ lười biếng”. Còn gần toàn bộ tài sản của ông đem bán thành tiền mặt ( khoảng 9 triệu USD (70 triệu cuaron Thụy Điển lúc đó) gửi vào ngân hàng . Số tiền lãi hàng năm sẽ trích ra ,chia làm 5 giải thưởng, tặng “cho những người có đóng góp lớn nhất cho nhân loại” trong năm trước đó trên các lĩnh vực : Vật lý, hóa học, sinh học ( hoặc y học), văn chương và hòa bình mang tên Giải thưởng Nobel (Đến năm 1968 , Ngân hàng Thụy Điển lập thêm Giải thưởng Nobel thứ 6 về kinh tế, giải thưởng này không có trong di chúc của Nobel). Bản Di chúc của Nobel còn ghi rõ những tổ chức được quyền quyết định trao giải thưởng: Đó là Viện hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển với giải Nobel vật lý và hóa học; Trường Đại học Caroline ở Stockholm xét duyệt giả sinh họa và y học; Viện Hàn lâm Thụy Điển đối với giả Nobel văn chương; Một hội đồng 5 người viện Nauy bầu ra xét duyệt đối với giải Nobel về Hòa bình. A. Nobel còn ghi rõ trong Di chúc: ” Tôi đặc biệt mong muốn rằng khi xét duyệt giải thưởng không nên quan tâm đến nguồn gốc dân tộc của người được xét, sao cho giải được tặng cho những người xứng đáng nhất, không phụ thuộc vào việc họ có phải là người vùng Scandinavie hay không…”
Bản Di chúc “kỳ lạ” và rất hi hữu vì chưa từng có trong lịch sử nhân loại này gây nên sự bàn tán, thán phục trong dư luận Châu Âu một thời gian dài. Người ta giải thích Giải thưởng Nobel theo nhiều suy luận khác nhau. Có người cho rằng, có lần Nobel đọc được một bài cáo phó về cái chết của mình. Tác giả bài cáo phó gọi người qua đời là “Ông vua của chết chóc”. Thật ra cái chết mà \cáo phó nọ nói tới là người anh trai tên là Ludwic Nobel, họ đã nhầm là ông. Nhưng bài cáo phó đã làm cho ông suy nghĩ rất nhiều. Ông đau lòng khi thấy các thành tựu nghiên cứu của mình bị bọn lái súng lợi dụng để gây chiến tranh, chết chóc. Từ đó ông trở thành người rất tích cực đấu tranh cho hòa bình. Cũng có người kể thêm rằng, bà Bertha, người thư ký kiêm quản gia của ông, người mà ông rất không thể lấy làm vợ, về sau trở thành một nhà văn nổi tiếng và một người cũng rất tích cực đấu tranh cho hòa bình. Sự kiện này dẫn đến quyết định của Nobel bổ sung vào Di chúc của mình giải thưởng thứ 5 là giải thưởng Nobel vì hòa bình. Và chính Bertha là người được nhận giải thưởng hòa bình Nobel vào năm 1905.


Huy chương vàng giải Nobel
             Huy chương vàng giải Nobel
 
Ngày 10-12- 1896, Alfred Nobel mất vì bệnh xuất huyết não tại Italia. Ông qua đời cô độc một mình trong căn phòng “không có một người nào tôi yêu ở bên cạnh”, đúng như trong bức thư mà trước đó ông viết cho người thân. 112 năm giải thưởng Nobel đã trao cho trên 670 người nổi tiếng ở khắp các châu lục. Tùy theo sự biến động của giá trị đồng đô-la mà giá trị tiền cho mỗi giải thưởng ngày một cao thêm. Cách đây 10 năm, giải thưởng Nobel trị giá từ 500 ngàn đến 1 triệu USD. Đến nay đã lên tới từ 1,2 -1,52 triệu USD. Tuy còn nhiều ý kiến khách nhau về cách xét giải, cũng như về các tác gia được giải được giải ở nước này, nước khác, nhưng những người được giải thưởng Nobel đều là những người siêu việt, có cống hiến vĩ đại đối với hạnh phúc nhân loại. Những giá trị đó xuất phát từ phẩm chất vĩ đại, cao thượng ,và nhân hậu của Alfre Nobel, nhà bác học, nhà doanh nghiệp của hòa bình và phát triển.
(  http://ngominhblog.wordpress.com )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét