Theo chị Ngọc chủ quán, mỗi tuần chỉ nên ăn một bát cháo ấu tẩu. (Ảnh minh họa)
|
Chị Nguyễn Thị Ngọc, một chủ quán cháo ấu tẩu ở Hà Giang, tay đon đả múc cháo ra
bát cho khách, miệng nói, nếu chế biến món cháo này không kỹ, có thể
gây họa… chết người.
Ngâm rượu thì độc…
Tôi sà vào một quán cháo có tên rất lạ: “ấu tẩu” cạnh khách sạn Huy Hoàn (phường Nguyễn Trãi, thị xã Hà Giang) khi màn suơng đêm đã bao trùm phố núi nhỏ bé. Chị chủ quán tên Ngọc, dáng người đậm đà, nhanh nhảu mời khách thưởng thức thứ đặc sản quê mình.
Vừa múc cháo, chị Ngọc vừa hồn nhiên kể về món cháo… chết người này, mặc cho khách mắt tròn, mắt dẹt !.
Theo lời chị, món cháo này được nấu từ củ ấu tẩu, mọc trên núi đá cao chót vót. Loại củ này rất độc, trông gần giống như củ ấu dưới xuôi, vỏ cứng, màu đen.
Dẫn giải, chị Ngọc bảo, người Mông thường dùng loại củ này ngâm rượu, xoa bóp mỗi khi bị đau lưng, đau xương… Nhưng, nếu ai vô tình uống phải loại rượu ngâm củ ấu tẩu, toàn thân sẽ bị co rúm lại và sẽ chết nếu không được sơ cứu kịp thời rồi chuyển tới bệnh viện.
Cách sơ cứu cũng rất đơn giản, người ta thường lấy cây chuối to bằng bắp tay, quất liên tục vào người bị ngộ độc. “Cứ đánh như vậy cho đến khi người bị ngộ độc mềm ra, toát mồ hôi thì mới thôi…,” chị Ngọc kể.
Nấu cháo thì ngon
Độc là thế, song, củ ấu tẩu, khi chế biến đúng cách như nấu cháo lại là một món ăn bổ dưỡng, chữa được nhiều loại bệnh.
Theo chị Ngọc, củ ấu tẩu khi được nấu thành cháo phải trải qua những công đoạn rất khắt khe. Đầu tiên phải ngâm trong nước gạo đặc, sau đó thái lát, cho vào nước lã ninh nhừ (có thể nhừ đến mức củ tơi ra thành bột sền sệt hoặc vẫn còn miếng).
“Nếu không ninh kỹ 4 đến 5 giờ, khi ăn, chất độc của ấu tẩu sẽ gây chết người. Bởi thế, tôi luôn phải nếm trước khi đem bán cho khách,” chị Ngọc nói.
Sau khi đã qua công đoạn ninh để… “tẩy độc,” thứ nước lẫn củ ấu tẩu có thể đổ ra bát để riêng, khi ăn thì trộn vào với cháo, hoặc có thể đổ ngay vào nồi cháo chân giò đang sôi sùng sục.
Thông thường, đi kèm với món cháo này là trứng gà, thịt nạc băm, ớt, tiêu, hành và tía tô. Cháo có màu ngả nâu, khi ăn có vị hơi đắng, bùi bùi của củ ấu tẩu, vị ngọt quện đầu lưỡi của chân giò ninh với gạo tẻ trộn nếp cái hoa vàng.
Chị Ngọc bảo, mới ăn thì thấy khó nuốt, song ăn nhiều sẽ thành… nghiện.
Cũng theo bà chủ quán này, sở dĩ cháo ấu tẩu đặc biệt bởi nó có tác dụng giãn gân cốt, giảm đau cơ, nhức xương, thậm chí là cả u nhọt. Khi ăn loại cháo này, người đi xa về sẽ có một giấc ngủ say.
Tuy công dụng là thế, song chị Ngọc khuyên khách hàng không nên ăn quá nhiều cháo ấu tẩu. “Trung bình, một tuần ăn một bát là đủ,” chị nói. Ngoài ra, trẻ em dưới 18 tuổi cũng không nên ăn loại cháo này bởi dễ bị giòn xương.
Hà Giang, nơi mây núi ngút ngàn hòa quện. Ở đó, có biết bao điều bí ẩn vô cùng thú vị. Và, ấu tẩu – món cháo bổ dưỡng “độc nhất vô nhị” nơi miền biên viễn, mang đậm “hương rừng, vị núi” khiến ai đã một lần nếm thử khó có thể quên./.
Ngâm rượu thì độc…
Tôi sà vào một quán cháo có tên rất lạ: “ấu tẩu” cạnh khách sạn Huy Hoàn (phường Nguyễn Trãi, thị xã Hà Giang) khi màn suơng đêm đã bao trùm phố núi nhỏ bé. Chị chủ quán tên Ngọc, dáng người đậm đà, nhanh nhảu mời khách thưởng thức thứ đặc sản quê mình.
Vừa múc cháo, chị Ngọc vừa hồn nhiên kể về món cháo… chết người này, mặc cho khách mắt tròn, mắt dẹt !.
Theo lời chị, món cháo này được nấu từ củ ấu tẩu, mọc trên núi đá cao chót vót. Loại củ này rất độc, trông gần giống như củ ấu dưới xuôi, vỏ cứng, màu đen.
Dẫn giải, chị Ngọc bảo, người Mông thường dùng loại củ này ngâm rượu, xoa bóp mỗi khi bị đau lưng, đau xương… Nhưng, nếu ai vô tình uống phải loại rượu ngâm củ ấu tẩu, toàn thân sẽ bị co rúm lại và sẽ chết nếu không được sơ cứu kịp thời rồi chuyển tới bệnh viện.
Cách sơ cứu cũng rất đơn giản, người ta thường lấy cây chuối to bằng bắp tay, quất liên tục vào người bị ngộ độc. “Cứ đánh như vậy cho đến khi người bị ngộ độc mềm ra, toát mồ hôi thì mới thôi…,” chị Ngọc kể.
Nấu cháo thì ngon
Độc là thế, song, củ ấu tẩu, khi chế biến đúng cách như nấu cháo lại là một món ăn bổ dưỡng, chữa được nhiều loại bệnh.
Theo chị Ngọc, củ ấu tẩu khi được nấu thành cháo phải trải qua những công đoạn rất khắt khe. Đầu tiên phải ngâm trong nước gạo đặc, sau đó thái lát, cho vào nước lã ninh nhừ (có thể nhừ đến mức củ tơi ra thành bột sền sệt hoặc vẫn còn miếng).
“Nếu không ninh kỹ 4 đến 5 giờ, khi ăn, chất độc của ấu tẩu sẽ gây chết người. Bởi thế, tôi luôn phải nếm trước khi đem bán cho khách,” chị Ngọc nói.
Sau khi đã qua công đoạn ninh để… “tẩy độc,” thứ nước lẫn củ ấu tẩu có thể đổ ra bát để riêng, khi ăn thì trộn vào với cháo, hoặc có thể đổ ngay vào nồi cháo chân giò đang sôi sùng sục.
Thông thường, đi kèm với món cháo này là trứng gà, thịt nạc băm, ớt, tiêu, hành và tía tô. Cháo có màu ngả nâu, khi ăn có vị hơi đắng, bùi bùi của củ ấu tẩu, vị ngọt quện đầu lưỡi của chân giò ninh với gạo tẻ trộn nếp cái hoa vàng.
Chị Ngọc bảo, mới ăn thì thấy khó nuốt, song ăn nhiều sẽ thành… nghiện.
Cũng theo bà chủ quán này, sở dĩ cháo ấu tẩu đặc biệt bởi nó có tác dụng giãn gân cốt, giảm đau cơ, nhức xương, thậm chí là cả u nhọt. Khi ăn loại cháo này, người đi xa về sẽ có một giấc ngủ say.
Tuy công dụng là thế, song chị Ngọc khuyên khách hàng không nên ăn quá nhiều cháo ấu tẩu. “Trung bình, một tuần ăn một bát là đủ,” chị nói. Ngoài ra, trẻ em dưới 18 tuổi cũng không nên ăn loại cháo này bởi dễ bị giòn xương.
Hà Giang, nơi mây núi ngút ngàn hòa quện. Ở đó, có biết bao điều bí ẩn vô cùng thú vị. Và, ấu tẩu – món cháo bổ dưỡng “độc nhất vô nhị” nơi miền biên viễn, mang đậm “hương rừng, vị núi” khiến ai đã một lần nếm thử khó có thể quên./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét