Từ
thời nguyên thủy con người đã biết dùng hang động làm chỗ che mưa che
nắng, giữ ấm trong mùa đông và chống thú dữ, tiến xa hơn một bước họ đã
biết dùng các thân cây và các loại sợi thiên nhiên để dựng nhà và che
thân. Đến thời đại của chúng ta – con người hiện đại – nhu cầu cuộc sống
đã đẩy con người tiến xa hơn nữa trong cuộc hành trình hướng về cái
đẹp, và sự tiện ích trong không gian sống; một chốn đi về không thể
thiếu của con người, đó là “ngôi nhà “, nơi chúng ta có thể quây quần
bên nhau trong những bữa cơm đầm ấm, cùng nhau chia sẻ những vất vả của
cuộc sống đời thường hay đơn giản là để tận hưởng chút ngọt ngào của
cuộc sống mang lại, bỏ xa những xô bồ nhộn nhịp của hiện thực xã hội !
Trong bối cảnh cuộc sống phát triển như
hiện nay, việc xây dựng một căn nhà đã từng buớc thể hiện được mong muốn
hướng tới vẻ đẹp thẩm mỹ của từng chủ nhân, như người ta thuờng nói
“nhà tôi phải giống tôi”, một câu nói đầy hàm ý, ẩn chứa bên trong là sự
trìu mến và tự hào về những gì thuộc về cái rất riêng của mình …
Người dân đã dần ý thức được sự cần thiết
của một kiến trúc sư trong việc thiết kế và lựa chọn vật liệu phù hợp
với tính cách, điều kiện và sở thích của từng người. Họ đã nhận thức
được những chuẩn mực về công năng – biểu cảm của một ngôi nhà .
Để xây dựng được một công trình theo
đúng các quy chuẩn thiết kế, thỏa mãn được nhu cầu thẩm mỹ của người sử
dụng trong xu thế hiện nay, chúng ta không thể quên nói đến vật liệu,
một phần vô cùng quan trọng trong xây dựng và thiết kế nội thất, vật
liệu không chỉ đơn thuần là đặt nền móng, tạo chỗ đứng vững chắc và bao
che cho một ngôi nhà, nó còn mang một công năng khác nữa - tạo nên vẻ
lộng lẫy, hoành tráng và quyến rũ cho công trình, làm tăng cảm xúc cho
con người khi sử dụng không gian …
A. SỰ CẦN THIẾT CỦA VẬT LIỆU TRONG XÂY DỰNG VÀ TRANG TRÍ NỘI THẤT NHÀ ỞKhái niệm chung về vật liệu trong nội thất nhà ở
Ngày nay trong cuộc sống đi lên và không
ngừng phát triển, ngôi nhà đã mang trong nó thêm nhiều ý nghĩa, không
đơn thuần là chỗ ăn chốn ở, để che mưa nắng, mà nó là chốn nghĩ ngơi thư
giãn là niềm tư hào của các gia chủ, khi tự tay họ chăm sóc và nâng niu
từ khâu lựa chọn thiết kế đến vật liệu thi công.
Vật liệu xây dựng chiếm một vị trí quan trọng trong các công trình xây dựng, có ảnh hưởng lớn đến chất lượng và tuổi thọ công trình. Thông thường chi phí về vật liệu chiếm khoảng 74 -75 % tổng trị giá công trình với công trình dân dụng .
Các quy chuẩn về xây dựng và thiết kế, tất cả để đạt đến việc hoàn thiện, từ quan điểm của nhà thiết kế, những chuẩn bị về mặt kỹ thuật và sự mường tượng chung là điều cần thiết để mang đến sự tiện ích cho người sử dụng, kể cả những người tàn tật có thể cảm thấy thoải mái, thích hợp khi sống trong những không gian được nhà thiết kế tạo ra. Những vật liệu thường sử dụng trong suốt thế kỷ XX chủ yếu là gỗ, gạch, kính, bêtông, sắt ,thép…và ngày nay có những vật liệu đã dần được thay thế bằng những vật liệu có độ bền cao hơn và mang lại hiệu quả về mặt thẩm mỹ cũng như về mặt kinh tế, ít phải bảo trì trong khi giá trị vẫn cao. Những sản phẩm vật liệu xây dựng và trang trí ngày càng có nhiều cải tiến vế chất lượng và giá thành, tạo ra sự phấn khích và thẩm mỹ cho người sử dụng. Bên cạnh đó vật liệu còn thể được hoán chuyển dựa trên khả năng và sự ưa thích của người sử dụng, ví dụ: một căn nhà có thể có tường ngoài bằng trát vữa sơn phết đẹp mắt nhưng bên trong lại dùng gạch trần, sàn bằng gạch lát sàn đất nung cùng với những hoạ tiết bằng mảnh sành sứ hoặc đá granite, kết hợp với đồ đạc nội thất sang trọng tiện nghi, ánh sáng phù hợp, nhưng vẫn phảng phất đâu đó chút hồn Việt. Sự sắp xếp và hiểu biết của người thiết kế, kinh nghiệm của người thợ thi công và yêu cầu của người sử dụng, là những hạn định duy nhất để tạo ra một không gian ấm cúng thích hợp với người sử dụng .
Sự cần thiết của vật liệu trong xây dựng và trang trí nội thất nhà ởVật liệu xây dựng chiếm một vị trí quan trọng trong các công trình xây dựng, có ảnh hưởng lớn đến chất lượng và tuổi thọ công trình. Thông thường chi phí về vật liệu chiếm khoảng 74 -75 % tổng trị giá công trình với công trình dân dụng .
Các quy chuẩn về xây dựng và thiết kế, tất cả để đạt đến việc hoàn thiện, từ quan điểm của nhà thiết kế, những chuẩn bị về mặt kỹ thuật và sự mường tượng chung là điều cần thiết để mang đến sự tiện ích cho người sử dụng, kể cả những người tàn tật có thể cảm thấy thoải mái, thích hợp khi sống trong những không gian được nhà thiết kế tạo ra. Những vật liệu thường sử dụng trong suốt thế kỷ XX chủ yếu là gỗ, gạch, kính, bêtông, sắt ,thép…và ngày nay có những vật liệu đã dần được thay thế bằng những vật liệu có độ bền cao hơn và mang lại hiệu quả về mặt thẩm mỹ cũng như về mặt kinh tế, ít phải bảo trì trong khi giá trị vẫn cao. Những sản phẩm vật liệu xây dựng và trang trí ngày càng có nhiều cải tiến vế chất lượng và giá thành, tạo ra sự phấn khích và thẩm mỹ cho người sử dụng. Bên cạnh đó vật liệu còn thể được hoán chuyển dựa trên khả năng và sự ưa thích của người sử dụng, ví dụ: một căn nhà có thể có tường ngoài bằng trát vữa sơn phết đẹp mắt nhưng bên trong lại dùng gạch trần, sàn bằng gạch lát sàn đất nung cùng với những hoạ tiết bằng mảnh sành sứ hoặc đá granite, kết hợp với đồ đạc nội thất sang trọng tiện nghi, ánh sáng phù hợp, nhưng vẫn phảng phất đâu đó chút hồn Việt. Sự sắp xếp và hiểu biết của người thiết kế, kinh nghiệm của người thợ thi công và yêu cầu của người sử dụng, là những hạn định duy nhất để tạo ra một không gian ấm cúng thích hợp với người sử dụng .
Ngôi nhà – nơi chúng ta trải qua hầu hết
thời gian sống của một đời người, là chốn đi về yên ả, là cõi riêng –
nơi người ta có thể trở về sau những lúc thư giãn ngồi suy niệm hàng giờ
ngoài ban công, bên bờ hiên, hay những góc dành cho những riêng tư. Đắm
mình trong những bản nhạc trữ tình, tìm lại chút xúc cảm mà một lúc nào
đó trong công việc bộn bề, đã trót quên đi. Ngày nay trong nhịp sống
công nghiệp hối hả và xô bồ, đôi lúc làm cho người ta có cảm giác muốn
chạy trốn, tìm về một chốn yên bình, nơi có thể trầm lắng thả hồn cho
những giấc mơ, thì ngôi nhà như một khoảng lặng rất cần có trong cuộc
sống của mỗi người. Nhưng với tình hình kinh tế hiện nay ,việc tìm một
chốn đi về vừa ý không phải là chuyện dễ, người ta phải chui vào những
không gian chật hẹp, nhà nhà nằm sát liền nhau, không có được một nơi để
mở cửa sổ (nhà mặt phố hoặc chung cư). Khi cuộc sống đạt đến mức cao,
quan niệm sống của con gười cũng thay đổi theo chiều hướng tận hưởng
cuộc sống, nên việc cần thiết phải tìm một nhà thiết kế có thể hiểu được
và chia sẻ sâu sắc với cảm xúc của chủ nhà, nhằm tạo ra không gian đúng
với ý thích chủ nhà và chuẩn mực thiết kế. Để khi bước qua cánh cửa
chính vào nhà, người ta sẽ dần quên mất những gì đang xảy ra ngoài kia .
Những hoạ sĩ hay kiến trúc sư là người mang lại cho chủ nhân căn nhà một cái nhìn, một cách sống và nhận thức mới về không gian nơi họ sống, và những cảm nhận bề sâu khi sống ở những không gian đầy tính sáng tạo. Việc đó đòi hỏi nhà thiết kế phải thật am tường về những nguyên tắc kỹ thuật, hiểu biết về vật liệu và việc còn lại là để cho cảm xúc tạo nên những ý tưởng cho công trình .
Những vật liệu xây dựng truyền thống được sử dụng suốt thế kỷ XX chủ yếu là gỗ, gạch, kính và bêtông. Mặc dầu không thể tưởng tượng được thế giới được xây dựng mà không dùng bất cứ thứ vật liệu nào hiện nay, nhưng nghĩ đến việc thay thế chúng thì cũng là điều hợp lý. Sự thay thế có nghĩa là sự lựa chọn có thể được thực hiện ít nhất giữa hai vật hay hai công việc tương tự, giống như chúng ta về nhà bằng hai ngả đường khác nhau. Sự thay thế không nhất thiết phải bao hàm một giả tạo hay sản phẩm chất lượng kém, hoặc được đặt trên một khái niệm trừu tượng, mà chỉ là một sự chệch hướng so với lệ thường hay truyền thống .
Truyền thống là những yếu tố được chọn lọc và cấu thành theo thời gian, sự thay đổi diễn ra theo động lực và sự chọn lựa của con người, bảo tồn tính truyền thống và thay thế dần những nhược điểm của vật liệu truyền thống cho thích hợp với điều kiện sống hiện nay. Một ảnh hưởng khác đến chúng ta trong việc chọn lựa vật liệu để xây dựng sao cho thỏa mãn những nhu cầu về công năng, thị hiếu và thẩm mỹ là giá thành sản phẩm. Do đó con người ngày càng đòi hỏi hơn nữa một sản phẩm đưa vào xây dựng trang trí cho ngôi nhà bền hơn, ít phải bảo trì trong khi vẫn đảm bảo được công năng và giá trị thẩm mỹ.
Những hoạ sĩ hay kiến trúc sư là người mang lại cho chủ nhân căn nhà một cái nhìn, một cách sống và nhận thức mới về không gian nơi họ sống, và những cảm nhận bề sâu khi sống ở những không gian đầy tính sáng tạo. Việc đó đòi hỏi nhà thiết kế phải thật am tường về những nguyên tắc kỹ thuật, hiểu biết về vật liệu và việc còn lại là để cho cảm xúc tạo nên những ý tưởng cho công trình .
Những vật liệu xây dựng truyền thống được sử dụng suốt thế kỷ XX chủ yếu là gỗ, gạch, kính và bêtông. Mặc dầu không thể tưởng tượng được thế giới được xây dựng mà không dùng bất cứ thứ vật liệu nào hiện nay, nhưng nghĩ đến việc thay thế chúng thì cũng là điều hợp lý. Sự thay thế có nghĩa là sự lựa chọn có thể được thực hiện ít nhất giữa hai vật hay hai công việc tương tự, giống như chúng ta về nhà bằng hai ngả đường khác nhau. Sự thay thế không nhất thiết phải bao hàm một giả tạo hay sản phẩm chất lượng kém, hoặc được đặt trên một khái niệm trừu tượng, mà chỉ là một sự chệch hướng so với lệ thường hay truyền thống .
Truyền thống là những yếu tố được chọn lọc và cấu thành theo thời gian, sự thay đổi diễn ra theo động lực và sự chọn lựa của con người, bảo tồn tính truyền thống và thay thế dần những nhược điểm của vật liệu truyền thống cho thích hợp với điều kiện sống hiện nay. Một ảnh hưởng khác đến chúng ta trong việc chọn lựa vật liệu để xây dựng sao cho thỏa mãn những nhu cầu về công năng, thị hiếu và thẩm mỹ là giá thành sản phẩm. Do đó con người ngày càng đòi hỏi hơn nữa một sản phẩm đưa vào xây dựng trang trí cho ngôi nhà bền hơn, ít phải bảo trì trong khi vẫn đảm bảo được công năng và giá trị thẩm mỹ.
Phân nhóm các loại vật liệu xây dựng
Với sự phát triển cao của công nghệ và kỹ
thuật hiện đại, tạo ra một thị truờng vật liệu phong phú và đầy tiềm
năng, nhưng cũng không khó lựa chọn nếu như chúng ta biết rõ về tính
chất và công năng đa dạng của nhiều loại vật liệu.Và chính chúng đã tác
động không nhỏ đến đời sống tinh thần và cảm xúc của con người .
Vật liệu dùng trong xây dựng và trang trí nội thất thông dụng thuộc nhiều nhóm và chủng loại khác nhau thật đa dạng, chúng ta có thể liệt kê ra các nhóm tiêu biểu:
Vật liệu dùng trong xây dựng và trang trí nội thất thông dụng thuộc nhiều nhóm và chủng loại khác nhau thật đa dạng, chúng ta có thể liệt kê ra các nhóm tiêu biểu:
- Nhóm Mộc: Gồm các loại gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp.
- Nhóm Gạch, đá : Gồm các loại gạch xây dựng, trang trí, lát sàn và các loại ngói lợp. Nhóm đá gồm nhiều loại đá, sỏi, đá tự nhiên, đá nhân tạo .
- Nhóm Kim loại: với sắt, thép, nhôm, đồng, inox…
- Nhóm Thuỷ tinh: với các loại thuỷ tinh gia dụng và kính, dùng trong trang trí.
- Nhóm Vật liệu tổng hợp (Composite): các loại tấm lợp polycacbonatre, tấm trần thạch cao, tấm cách nhiệt và chống cháy.
- Nhóm các loại vật liệu khác: Da thuộc, simili, len, các loại thảm trải sàn; vật liệu sơn và giấy bồi và các sản phẩm từ mây tre lá …
- Nhóm Gạch, đá : Gồm các loại gạch xây dựng, trang trí, lát sàn và các loại ngói lợp. Nhóm đá gồm nhiều loại đá, sỏi, đá tự nhiên, đá nhân tạo .
- Nhóm Kim loại: với sắt, thép, nhôm, đồng, inox…
- Nhóm Thuỷ tinh: với các loại thuỷ tinh gia dụng và kính, dùng trong trang trí.
- Nhóm Vật liệu tổng hợp (Composite): các loại tấm lợp polycacbonatre, tấm trần thạch cao, tấm cách nhiệt và chống cháy.
- Nhóm các loại vật liệu khác: Da thuộc, simili, len, các loại thảm trải sàn; vật liệu sơn và giấy bồi và các sản phẩm từ mây tre lá …
B. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG VẬT LIỆU
Tác động của khí hậu đến vật liệu trong nội thất nhà ở
Ngoài các yếu tố của khí hậu đã nêu, độ
ẩm của không khí cũng tác động không nhỏ đến vật liệu xây dựng cũng như
các giác quan của người sống trong nhà. Độ ẩm cao gây ảnh hưởng đến việc
bảo quản các thiết bị nội thất cũng như độ bền của những thiêt bị này.
Độ ẩm cao dẫn đến qúa trình oxy hoá xảy ra càng nhanh, thông thường mọi
vật liệu để trong không khí đều bị ôxy hoá, và tùy từng loại vật liệu mà
qúa trình này diễn ra nhanh hay chậm. Không khí ẩm dễ gây ra nấm mốc
với các tường gạch, các vật liệu gỗ thì dễ bị mục nát. Các loại gỗ dán
để trong môi trường ẩm dễ bị bong thành từng lớp, tre, mây và các sản
phẩm đan lát để trong môi trường ẩm sẽ dễ bị biến dạng, cong vênh và
chóng hỏng. Những vật liệu như thạch cao giấy dán tường dễ bị hư hỏng
nặng; ngay cả màu sơn cũng khó bảo toàn trong môi truờng nóng ẩm.
Nước ta nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng không thuộc hẳn vào hệ thống nào ( Hệ thống gió mùa châu Á bao gồm 3 hệ thống: gió mùa Đông Bắc Á, gió mùa Nam Á, gió mùa Đông Nam á ), nhưng khí hậu lại chia thành từng vùng nhỏ rõ rệt do sự kết hợp giữa 3 nhân tố trên diễn ra khá phức tạp, nên việc thi công xây dựng nhà ở cũng đòi hỏi phải lựa chọn những vật liệu phù hợp với từng vùng. Điều kiện địa lý nói chung, địa hình nói riêng là nhân tố thứ 3, song là nhân tố đạc biệt trong việc hình thành khí hậu địa phương, vì nó vừa có vai trò như một nhân tố động lực vưà có vai trò như một nhân tố nhiệt lực do đặc tính hấp thụ bức xạ của đệm địa hình .
Đối với các công trình kiến trúc những thay đổi thời tiết mạnh mẽ có ảnh hưởng xấu đến lớp bề mặt bao che- đối với các công trình nội thất cũng vậy. Lượng mưa nhiều kèm theo độ ẩm lớn hay khí hậu nóng gắt sẽ tác động không nhỏ đến độ bền sản phẩm.
Mối liên hệ với môi trường xung quanhNước ta nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng không thuộc hẳn vào hệ thống nào ( Hệ thống gió mùa châu Á bao gồm 3 hệ thống: gió mùa Đông Bắc Á, gió mùa Nam Á, gió mùa Đông Nam á ), nhưng khí hậu lại chia thành từng vùng nhỏ rõ rệt do sự kết hợp giữa 3 nhân tố trên diễn ra khá phức tạp, nên việc thi công xây dựng nhà ở cũng đòi hỏi phải lựa chọn những vật liệu phù hợp với từng vùng. Điều kiện địa lý nói chung, địa hình nói riêng là nhân tố thứ 3, song là nhân tố đạc biệt trong việc hình thành khí hậu địa phương, vì nó vừa có vai trò như một nhân tố động lực vưà có vai trò như một nhân tố nhiệt lực do đặc tính hấp thụ bức xạ của đệm địa hình .
Đối với các công trình kiến trúc những thay đổi thời tiết mạnh mẽ có ảnh hưởng xấu đến lớp bề mặt bao che- đối với các công trình nội thất cũng vậy. Lượng mưa nhiều kèm theo độ ẩm lớn hay khí hậu nóng gắt sẽ tác động không nhỏ đến độ bền sản phẩm.
Cây xanh là bộ phận quan trọng trong kiến
trúc cũng như trong trang trí nội thất, dù ở thành thị hay nông thôn,
nơi đâu cũng cần có cây xanh. Ngoài các yếu tố khoa học, theo lý thuyết
của thuật Phong thuỷ: nơi nào cây xanh tốt tươi; chứng tỏ vùng đất đó có
nhiều năng lượng tốt, nâng cao vượng khí của chủ nhà, vì vậy trong
không gian nhà ở, cây xanh đóng vai trò vô vùng quan trọng, vừa mang vai
trò là lá phổi của môi trường, làm sạch không khí, vừa mang tính thẩm
mỹ cao.
Cây xanh có tác dụng che nắng và giảm bức xạ khi ở ngoài trời, và ở trong nhà cây xanh phát huy tốt nhiệm vụ cải tạo không khí trong phòng. Những căn nhà mới xây hoặc những căn phòng mới sơn phết, những vật dụng bằng gỗ mới sơn PU….người ta thường đặt bên cạnh nó một vài cây xanh, vừa dùng để trang trí nhưng tác dụng lớn nhất do cây mang lại là chúng sẽ hút bớt mùi hoá chất từ những vât liệu mới sơn kia .
Ngoài tác dụng cải thiện vi khí hậu trong không gian nhà ở, cây xanh còn kết hợp rất ăn ý với vật liệu trong việc tạo ra cảnh quan êm dịu, bổ khuyết cho những chi tiết thiết kế cứng nhắc, che khuất làm “mềm” những không gian thiết kế chưa “ tới”, và tạo màu sắc cho không gian thêm sinh động.
Yếu tố thẩm mỹ tạo nên tính biểu cảm của vật liệuCây xanh có tác dụng che nắng và giảm bức xạ khi ở ngoài trời, và ở trong nhà cây xanh phát huy tốt nhiệm vụ cải tạo không khí trong phòng. Những căn nhà mới xây hoặc những căn phòng mới sơn phết, những vật dụng bằng gỗ mới sơn PU….người ta thường đặt bên cạnh nó một vài cây xanh, vừa dùng để trang trí nhưng tác dụng lớn nhất do cây mang lại là chúng sẽ hút bớt mùi hoá chất từ những vât liệu mới sơn kia .
Ngoài tác dụng cải thiện vi khí hậu trong không gian nhà ở, cây xanh còn kết hợp rất ăn ý với vật liệu trong việc tạo ra cảnh quan êm dịu, bổ khuyết cho những chi tiết thiết kế cứng nhắc, che khuất làm “mềm” những không gian thiết kế chưa “ tới”, và tạo màu sắc cho không gian thêm sinh động.
Vật liệu tự bản thân của nó đã mang trong
mình những nét rất riêng và duyên dáng nếu biết sử dụng phù hợp cho
công trình nhà ở nói riêng và kiến trúc nói chung. Bản thân vật liệu đã
có hồn riêng, ngoài yếu tố công năng, làm kết cấu cho các công trình, tự
thân nó đã là khối, là màu và chuẩn mực cho cái đẹp nếu sử dụng phù
hợp. Trong thiết kế và thi công nội thất, nếu biết kết hợp hài hoà sẽ
mang đến hiệu quả cao về mặt thẩm mỹ, tạo xúc cảm và làm thư thái tâm
hồn con người.
Khi ta sống trong một không gian toàn màu trắng, xen lẫn nhưng vật liệu như inox và thuỷ tinh trong, sẽ gợi cho ta cảm giác sạch sẽ an toàn, nhưng hơi lạnh lẽo. Trái lại khi sống trong một ngôi nhà với tường màu vàng hoàng thổ nhạt, những mảng tường bằng gạch trần, một số chi tiết và đồ gỗ trong phòng được sơn màu nâu đậm, sẽ luôn gợi cho ta cảm giác thân thương, ấm áp gần gũi, những con người sống trong không gian này sẽ là tuýp người sống nội tâm và lãng mạn. Với không gian toàn những màu xanh da trời, tường sơn trắng, nhấn nhá một vài mảng đá thiên nhiên màu trắng, lại mang đến một hiệu quả thư giãn, khiến chúng ta liên tưởng nhiều đến biển, và cảm xúc ta có được trong không gian sống dạng này là hoàn toàn yên bình .
Trong một số không gian sử dụng những màu thuộc tone nóng như màu đỏ, sẽ mang đến cảm giác phấn kích, đầy đam mê, nhưng nếu ở lâu trong nhưng không gian dạng này sẽ làm cho con người chóng mệt vì mắt chúng ta có xu hướng điều tiết nhiều với màu đỏ và tím .
Những vật liệu thiên nhiên như tre, nứa, mây, sợi đay hay lục bình … khi được mang vào không gian nhà ở sẽ luôn gợi cho chúng ta nhớ đến đồng quê, đến những kỷ niệm tuổi thơ, hay những cảm xúc rất thân thương chở che của vùng đất đã một thời nuôi dưỡng ta lớn lên và trưởng thành.
Chỉ một số ví dụ điển hình như thế, chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của vật liệu trong cuộc sống và những cảm xúc do chúng mang lại. Dựa vào những yếu tố khách quan của vật liệu, ta có thể lựa chọn và thiết kế cho mình những không gian phù hợp với tính cách của mỗi người, nhằm năng cao cuộc sống và khả năng cảm nhận nó, thông qua những cảm xúc do không gian nhà ở mang lại, để mỗi mái nhà luôn là một chốn yên ả, nơi trở về sau một này đối chọi với công việc căng thẳng của cuộc sống công nghiệp hiện tại.
Hiệu quả kinh tếKhi ta sống trong một không gian toàn màu trắng, xen lẫn nhưng vật liệu như inox và thuỷ tinh trong, sẽ gợi cho ta cảm giác sạch sẽ an toàn, nhưng hơi lạnh lẽo. Trái lại khi sống trong một ngôi nhà với tường màu vàng hoàng thổ nhạt, những mảng tường bằng gạch trần, một số chi tiết và đồ gỗ trong phòng được sơn màu nâu đậm, sẽ luôn gợi cho ta cảm giác thân thương, ấm áp gần gũi, những con người sống trong không gian này sẽ là tuýp người sống nội tâm và lãng mạn. Với không gian toàn những màu xanh da trời, tường sơn trắng, nhấn nhá một vài mảng đá thiên nhiên màu trắng, lại mang đến một hiệu quả thư giãn, khiến chúng ta liên tưởng nhiều đến biển, và cảm xúc ta có được trong không gian sống dạng này là hoàn toàn yên bình .
Trong một số không gian sử dụng những màu thuộc tone nóng như màu đỏ, sẽ mang đến cảm giác phấn kích, đầy đam mê, nhưng nếu ở lâu trong nhưng không gian dạng này sẽ làm cho con người chóng mệt vì mắt chúng ta có xu hướng điều tiết nhiều với màu đỏ và tím .
Những vật liệu thiên nhiên như tre, nứa, mây, sợi đay hay lục bình … khi được mang vào không gian nhà ở sẽ luôn gợi cho chúng ta nhớ đến đồng quê, đến những kỷ niệm tuổi thơ, hay những cảm xúc rất thân thương chở che của vùng đất đã một thời nuôi dưỡng ta lớn lên và trưởng thành.
Chỉ một số ví dụ điển hình như thế, chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của vật liệu trong cuộc sống và những cảm xúc do chúng mang lại. Dựa vào những yếu tố khách quan của vật liệu, ta có thể lựa chọn và thiết kế cho mình những không gian phù hợp với tính cách của mỗi người, nhằm năng cao cuộc sống và khả năng cảm nhận nó, thông qua những cảm xúc do không gian nhà ở mang lại, để mỗi mái nhà luôn là một chốn yên ả, nơi trở về sau một này đối chọi với công việc căng thẳng của cuộc sống công nghiệp hiện tại.
Trong cuộc sống của mỗi người, ngôi nhà là một tài sản lớn.
Một căn nhà ở được đầu tư đúng mức từ các khâu như: thiết kế thi công kiến trúc, nội thất, sẽ đem lại cho những người sống trong các không gian này một sự thoải mái, gần gũi để tận hưởng những gì mà cuộc sống tươi đẹp này mang lại. Không phải tất cả những vật liệu sang trọng và đắt tiền đều mang đến cho con người cảm xúc và sự thư thái về mặt tâm hồn. Vấn đề là sử dụng vật liệu sao cho phù hợp với từng không gian trong một ngôi nhà. Việc đầu tư cho từng không gian sống tuỳ thuộc rất nhiều vào khả năng kinh tế của mỗi người, mỗi gia đình. Trước mắt là sự tiêu tốn về tiền bạc, nhưng hiệu quả mang lại trong nội thất nhà ở phải xét trên hai phạm trù: không gian sống và giá trị kinh tế từ công trình mang lại. Do được đầu tư đúng mức, giá trị kinh tế của công trình sẽ nâng cao, phù hợp với mục đích sử dụng lâu dài thậm chí như khi phải chuyển đổi chỗ ở, thế chấp, hoặc sử dụng như một tài sản để bán mua sau này.
C. SỰ TƯƠNG QUAN VỀ MẶT THẨM MỸ GIỮA VẬT LIỆU DÙNG TRONG XÂY DỰNG VÀ VẬT LIỆU DÙNG TRONG TRANG TRÍ NỘI THẤTMột căn nhà ở được đầu tư đúng mức từ các khâu như: thiết kế thi công kiến trúc, nội thất, sẽ đem lại cho những người sống trong các không gian này một sự thoải mái, gần gũi để tận hưởng những gì mà cuộc sống tươi đẹp này mang lại. Không phải tất cả những vật liệu sang trọng và đắt tiền đều mang đến cho con người cảm xúc và sự thư thái về mặt tâm hồn. Vấn đề là sử dụng vật liệu sao cho phù hợp với từng không gian trong một ngôi nhà. Việc đầu tư cho từng không gian sống tuỳ thuộc rất nhiều vào khả năng kinh tế của mỗi người, mỗi gia đình. Trước mắt là sự tiêu tốn về tiền bạc, nhưng hiệu quả mang lại trong nội thất nhà ở phải xét trên hai phạm trù: không gian sống và giá trị kinh tế từ công trình mang lại. Do được đầu tư đúng mức, giá trị kinh tế của công trình sẽ nâng cao, phù hợp với mục đích sử dụng lâu dài thậm chí như khi phải chuyển đổi chỗ ở, thế chấp, hoặc sử dụng như một tài sản để bán mua sau này.
Với nền khoa học- kinh tế – kỹ thuật phát
triển như hiện nay, thật không khó để tạo ra một không gian đẹp và hiệu
qủa, nếu như chúng ta biết chọn lựa và phối hợp những vật liệu với
nhau. Không nên quan niệm rằng vật liệu xây dựng thô ráp khô cứng, không
thể sử dụng cho không gian nội thất bên trong . Hai loại vât liệu xây
dựng và vật liệu trang trí nội thất có một số điểm khác biệt nhưng cũng
có nhiểu điểm tương đồng, tùy theo sở thích của từng ngươì mà nhà thiết
kế có thể tạo ra những không gian rất riêng, có những không gian thật êm
đềm lãng mạn, nhưng không ít chủ nhân thích ngôi nhà hay căn phòng của
mình mang vẻ đặc biệt, tượng trưng cho cá tính mạnh mẽ của mình, bằng sự
yêu thích khi sử dụng những vật liệu mang tính phá cách. Hay cũng có
thể hoán chuyển dựa trên khả năng hoặc sự ưa thích của chủ nhà. Sự cách
tân của nhà thiết kế, kinh nghiệm của người thợ thi công và yêu cầu tiện
nghi của chủ nhà là những hạn định cho những điều khả thi.
Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hai loại vật liệu này cộng thêm ý tưởng sáng tạo của nhà thiết kế, sẽ mang đến những hiệu quả bất ngờ về mặt thẩm mỹ và cảm xúc cho người sử dụng .
Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hai loại vật liệu này cộng thêm ý tưởng sáng tạo của nhà thiết kế, sẽ mang đến những hiệu quả bất ngờ về mặt thẩm mỹ và cảm xúc cho người sử dụng .
( Theo trelangkienviet.com )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét